Câu hỏi
Tôi là một tân tín hữu. Tôi cần phải làm gì tiếp theo?
Trả lời
Chúc mừng bạn nếu bạn là một tân tín hữu và bắt đầu kinh nghiệm một đời sống mới và vĩnh hằng (Giăng 3:16; 10:10). Tội lỗi của bạn đã được tha và bạn có sự khởi đầu mới (Rô-ma 4:7). Bạn cũng nhận được niềm vui khôn tả và vinh hiển (I Phi-e-rơ 1:8-9).
Bên cạnh những ơn phước nhận khi nhận biết Ngài, bạn có thể suy nghĩ "Vậy bây giờ mình phải làm gì tiếp theo?" Kinh Thánh đưa ra những nguyên tắc quan trọng cho những ai mới bắt đầu mối liên hệ với Đức Chúa Trời.
Đầu tiên, một tân tín hữu hãy bắt đầu đọc Kinh Thánh. Có rất nhiều bản dịch (ví dụ trong bản tiếng Anh) và nhiều nơi để bắt đầu. Vì không có một bản dịch nào là hoàn hảo nên chúng tôi khuyên bạn nên chọn cuốn Kinh Thánh nào dễ hiểu và cuốn Kinh Thánh đó bám sát với bản văn gốc của Kinh Thánh. Ví dụ có rất nhiều bản dịch Kinh Thánh với nhiều ngôn ngữ được cung cấp trong các websites như BibleGateway.com hoặc YouVersion.com. Chúng tôi mời bạn bắt đầu với việc tự đọc sách Tin Lành Giăng hoặc một trong các sách Tin Lành khác để biết những điều mà Chúa Giê-xu đã dạy và trải qua trên đất. Những bài viết trên GotQuestions.org/viet sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thiết yếu về Đức Chúa Trời và các vấn đề tâm linh khác. Kinh Thánh dạy rằng, "Hãy chuyên tâm để được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không có gì đáng thẹn, thẳng thắn giảng dạy lời chân lý." (II Ti-mô-thê 2:15, theo bản dịch truyền thống hiệu đính RVV11).
Thứ hai, một tân tín hữu hãy bắt đầu cầu nguyện. Cầu nguyện đơn giản là trò chuyện với Đức Chúa Trời. Rất nhiều tín hữu cho rằng lời cầu nguyện phải bao gồm những câu từ lễ nghi và chỉ được diễn ra trong nhà thờ. Tuy nhiên, Kinh Thánh dạy chúng ta cầu nguyện không thôi (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:17; Luke 11:2-4). Chúng ta được hướng dẫn là ca ngợi Chúa ngày và đêm. Nếu chúng ta ước ao được biết Chúa càng sâu đậm thì chúng ta phải trò chuyện với Ngài thường xuyên.
Xuyên suốt mỗi ngày, bạn có thể cảm tạ Chúa, cầu xin Ngài trả lời cho những nhu cầu hàng ngày và cầu thay cho người khác. Một điều quan trọng khác là cầu nguyện với những người cùng tin Chúa Giê-xu, khích lệ lẫn nhau, ca ngợi Chúa, và tìm kiếm sự trả lời cho những nan đề của mọi người. Về phương cách cầu nguyện, chúng ta có thể bắt đầu với bài cầu nguyện của Chúa dạy (Ma-thi-ơ 6:9-13).
Thứ ba, một tân tín hữu hãy chịu phép báp-tem. Phép báp-tem tượng trưng cho đời sống mới trong Chúa và tuyên bố rằng bạn đã thuận phục Chúa Giê-xu. Thậm chí Chúa Giê-xu cũng đã chịu phép báp-têm (Ma-thi-ơ 3:13-17), và Ngài kêu gọi các môn đồ cũng chịu phép báp-tem. Phép báp-tem cũng đã được thực thi bởi những tín đồ tin Chúa đầu tiên trong Công vụ 2:41.
Thông thường, những lãnh đạo hội thánh địa phương sẽ tiến hành làm lễ báp-tem. Một mục sư hoặc lãnh đạo của hội thánh sẽ rất vui khi nói về lễ báp-tem cho bạn nếu bạn thực sự bày tỏ nguyện vọng đó.
Thứ 4, một tân tín hữu hãy xây dựng tình bằng hữu với những tín hữu khác. Đời sống Cơ Đốc nhân được thiết kế để tận hưởng niềm vui với người khác. Chúa Giê-xu dành nhiều thời gian trong chức vụ của mình để ở cùng 12 sứ đồ như là những người bạn rất thân thiết. Ngài cũng gọi chúng ta cùng sống với nhau trong một cộng đồng. Trong Tân Ước có hơn 50 câu "lẫn nhau" ("one another" trong bản dịch tiếng Anh) đề cập về yêu thương lẫn nhau, phục vụ lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau, và cùng cầu thay cho nhau. Những mạng lệnh này đòi hỏi chúng ta có mối liên hệ với các Cơ Đốc nhân khác.
Thông công với những tín hữu khác là một trong những mục đích của hội thánh địa phương. Nếu có nhà thờ dạy Kinh Thánh trong khu vực của bạn, thì đó là nơi rất tuyệt để chúng ta gắn bó vào. Nếu bạn sống trong một cộng đồng không có nhà thờ, bạn nên cầu nguyện với Chúa để mở ra những cơ hội để gặp mặt những Cơ Đốc nhân khác trong khu vực của bạn.
Thứ năm, một tân tín hữu hãy giúp đỡ những người khác. Nếu bạn bắt đầu một đời sống mới trong Chúa, bạn sẽ thấy được tình yêu mới bên trong tấm lòng bạn và khiến bạn ao ước được giúp đỡ người khác. Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt bạn nhiều cách để giúp đỡ. Bạn có thể phục vụ hay giúp đỡ người nghèo trong công đồng của bạn, giúp đỡ người hàng xóm dọn dẹp sân vườn, hoặc thăm viếng một người bạn đau ốm trong bệnh viện. Đức Thánh Linh sẽ kêu gọi bạn bày tỏ tình yêu của Chúa (I Giăng 3:17-18).
Thứ sáu, một tân tín hữu chia sẻ đức tin cho người khác. Trở thành một Cơ Đốc nhân không phải là một sự bí mật. Đó là sự kiện vui mừng lớn. Bạn hãy nói cho tất cả những ai sẵn lòng nghe công việc của Chúa trong chính đời sống của bạn. Một số trường hợp thì người đó sẽ đến với Chúa trong đức tin thông qua chính chia sẻ của bạn. Ngay trước khi Ngài thăng thiên, Ngài đã rao truyền mạng lệnh cho các môn đồ hãy đi dạy dỗ muôn dân (Ma-thi-ơ 28:18-20). Ngày nay, Cơ Đốc nhân vẫn được kêu gọi để chia sẻ niềm hy vọng bên trong chúng ta cho người khác (I Phi-e-rơ 3:15-16).
Finally, these are simply helpful tips on how to grow in your new faith; they are not a list of requirements to become a Christian or to stay a Christian. You have been saved by grace through faith, apart from any works of your own (Ephesians 2:8-9). God started the work in you, and He promises to finish it (Philippians 1:6). God bless you as you continue to mature in your faith!
Cuối cùng, những điều trên chỉ là những gợi ý hữu ích về cách thức lớn lên trong niềm tin ban đầu của của bạn; đó không phải là danh sách yêu cầu để trở thành một Cơ Đốc nhân hay giữ vững là một Cơ Đốc nhân. Bạn đã được cứu bởi ân điển bằng đức tin, không phải do công việc của chính bạn (Ê-phê-sô 2:8-9). Đức Chúa Trời đã bắt đầu việc lành trong bạn thì Ngài hứa sẽ hoàn thành nó (Phi-líp 1:6). Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho bạn nếu bạn tiếp tục trưởng thành trong đức tin!
English
Tôi là một tân tín hữu. Tôi cần phải làm gì tiếp theo?