Câu hỏi
Thần học Cơ Đốc tự do là gì?
Trả lời
Trong sự giảng dạy "Cơ Đốc tự do", điều hoàn toàn không phải là Cơ Đốc, thì lý trí của con người được nhấn mạnh và được xem như là thẩm quyền cuối cùng. Các nhà thần học tự do cố gắng hòa hợp Cơ Đốc giáo với khoa học thế tục và "tư duy hiện đại". Trong khi làm như vậy, họ xem khoa học là thông suốt mọi sự và Kinh thánh như là chuyện ngụ ngôn và không có thật. Các chương đầu của Sáng thế ký bị biến đổi thành thơ hoặc tưởng tượng, có một sứ điệp, nhưng không được thực hiện theo nghĩa đen (mặc dù Chúa Giê-xu đã nói về những chương đầu đó bằng các từ theo nghĩa đen).
Nhân loại không bị xem là hoàn toàn hư hoại, và do đó các nhà thần học tự do có một cái nhìn lạc quan về tương lai của nhân loại. Phúc âm xã hội cũng được nhấn mạnh, trong khi phủ nhận sự bất lực của con người sa ngã để hoàn thành nó. Cho dù một người được cứu khỏi tội lỗi của họ và hình phạt của nó trong địa ngục không còn là vấn đề, thì vấn đề chính nằm ở cách con người đối xử với người xung quanh mình. "Tình yêu" dành cho những người xung quanh chúng ta trở thành vấn đề xác định. Theo kết quả của lý luận này bởi các nhà thần học tự do, thì các học thuyết dưới đây được dạy bởi các thần học bán Cơ Đốc tự do:
1) Kinh thánh không phải là "Đức Chúa Trời hà hơi" và có sai sót. Vì niềm tin này, nên con người (những nhà thần học tự do) phải xác định những lời dạy nào là chính xác và không chính xác. Niềm tin rằng Kinh thánh được "thần cảm" (theo ý nghĩa ban đầu của từ đó) bởi Đức Chúa Trời chỉ được giữ bởi những người khờ dại. Điều này mâu thuẫn trực tiếp với II Ti-mô-thê 3:16-17: "Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời cảm thúc, có ích cho sự dạy dỗ, khiển trách, sửa trị và huấn luyện trong sự công chính, để người của Đức Chúa Trời được toàn vẹn và sẵn sàng cho mọi việc lành". Xin cũng xem Ma-thi-ơ 5:18; 1 Thê-sa-lô-ni-cơ 2:13.
2) Sự ra đời trinh nguyên của Đấng Christ là một lời dạy sai trật hoang đường. Điều này mâu thuẫn trực tiếp với Ê-sai 7:14 và Ma-thi-ơ 1:18-25; Lu-ca 1:26, 34-35.
3) Chúa Giê-xu đã không sống lại từ phần mộ dưới hình thể. Điều này mâu thuẫn với những lời giải trình về Sự sống lại trong bốn sách phúc âm và toàn bộ Tân Ước. Xin xem Lu-ca 24:36-43; Giăng 20:26-29; Phi-líp 3:20-21)
4) Chúa Giê-xu là một thầy dạy đạo đức tốt, nhưng những môn đồ của Ngài và những người theo họ đã tùy tiện với lịch sử về cuộc đời của Ngài như đã được ghi chép trong Kinh thánh (không có những phép lạ "siêu nhiên"), với các sách Phúc Âm đã được viết nhiều năm sau đó và chỉ đổ lỗi cho các môn đồ đầu tiên để nhận lấy sự thuyết phục cao hơn cho sự giảng dạy của họ. Điều này mâu thuẫn với sách II Ti-mô-thê 3:16, lời hứa của Giê-xu trong Giăng 14:26, và học thuyết về sự bảo vệ siêu nhiên của Kinh thánh bởi Đức Chúa Trời.
5) Địa ngục không có thật. Con người không bị lạc mất trong tội lỗi và không phải chịu sự trừng phạt tương lai nếu không có mối liên hệ với Đấng Christ thông qua đức tin (Giăng 3:16). Con người có thể tự giúp mình; sự chết hy sinh của Đấng Christ là không cần thiết vì một Đức Chúa Trời yêu thương sẽ không đưa con người đến một nơi như là địa ngục và vì con người không được sinh ra trong tội lỗi (so sanh Ma-thi-ơ 25:46; Ê-phê-sô 2:1-3). Điều này mâu thuẫn với chính Chúa Giê-xu, Đấng đã tuyên bố chính mình Ngài là Con đường đến với Đức Chúa Trời thông qua sự chết chuộc tội của Ngài (Giăng 8:24;14:6).
6) Hầu hết các tác giả con người của Kinh thánh không phải là những người đáng tin theo truyền thống. Ví dụ, Môi-se không viết năm quyển sách đầu tiên của Kinh thánh. Sách Đa-ni-ên có hai tác giả bởi vì không có cách nào để "những lời tiên tri" chi tiết của các chương sau có thể được biết đến trước thời hạn, chúng phải được viết sau sự kiện. Sự suy nghĩ tương tự cũng được đưa vào các sách Tân Ước. Những ý tưởng này không chỉ mâu thuẫn với Kinh thánh mà còn mâu thuẫn với các tài liệu lịch sử xác minh sự tồn tại của tất cả mọi người mà những người theo chủ nghĩa tự do phủ nhận.
7) Điều quan trọng nhất cho con người phải làm là "yêu" người lân cận mình. Điều yêu thương để làm trong bất kỳ tình huống nào không phải là điều Kinh thánh nói là tốt mà là điều các nhà thần học tự do quyết định là tốt. Điều này phủ nhận học thuyết về sự hư hoại hoàn toàn, nói rằng con người không có khả năng làm điều tốt và yêu thương (Giê-rê-mi 17:9) cho đến khi con người được Đấng Christ cứu chuộc và ban cho một bản chất mới (II Cô-rinh-tô 5:17; so sanh Ê-xê-chi-ên 36:26-27)).
Có nhiều lời tuyên bố trong Kinh thánh chống lại những ai chối bỏ thần tánh của Đấng Christ (II Phi-e-rơ 2:1; Giăng 10:30) (là điều mà Cơ Đốc giáo tự do làm); người rao giảng một phúc âm khác hơn phúc âm được rao giảo bởi các sứ đồ (Ga-la-ti 1:6-8) (đó là điều mà các nhà thần học tự do làm trong việc phủ nhận sự cần thiết của sự chết chuộc tội của Đấng Christ và rao giảng một phúc âm xã hội tại chỗ của nó). Kinh thánh lên án những người gọi dữ là lành và gọi lành là dữ (Ê-sai 5:20) (là điều mà một số nhà thờ tự do làm bằng cách chấp nhận đồng tính luyến ái như là một lối sống thay thế trong khi Kinh thánh nhiều lần lên án hành động của nó. So sanh Rô-ma 1:24-28; 1 Ti-mô-thê 1:10).
Kinh thánh nói chống lại những ai khóc "bình an, bình an" trong khi không có sự bình an (Giê-rê-mi 6:14) (là điều mà các nhà thần học tự do làm bằng cách nói rằng con người có thể đạt được sự bình an với Chúa mà không cần sự hy sinh của Đấng Christ trên thập giá và con người không cần phải lo lắng về sự phán xét tương lai trước mặt Đức Chúa Trời, 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:10). Lời của Đức Chúa Trời nói về thời kỳ con người sẽ có hình thức tin kính, nhưng từ chối quyền phép của nó (II Ti-mô-thê 3:5) (đó là điều thần học tự do làm trong đó nói rằng có một số sự tốt lành bên trong con người mà không cần sự tái sanh bởi Đức Thánh Linh qua đức tin nơi Đấng Christ. So sánh Giăng 3:7). Và Kinh thánh nói chống lại những người thờ thần tượng thay vì một Đức Chúa Trời có thật (I Sử ký 16:26; Ê-sai 45:6), là điều mà Cơ Đốc giáo tự do làm mà trong đó nó tạo ra một vị thần giả theo sự ưa thích riêng của nó hơn là thờ phượng Đức Chúa Trời như là Ngài đã được mô tả trong toàn bộ Kinh thánh.
English
Thần học Cơ Đốc tự do là gì?