settings icon
share icon
Câu hỏi

Sự hiểu biết theo Kinh thánh về sự thạnh nộ của Chúa là gì?

Trả lời


Sự thạnh nộ được định nghĩa là “sự phản ứng của cảm xúc để nhận thấy cái sai và sự không công bằng”, thường được dịch là “cơn giận”, “sự phẫn nộ”, hay “phát cáu”. Cả Chúa và con người đều bày tỏ sự thạnh nộ. Nhưng có một sự khác biệt vô cùng to lớn giữa sự thạnh nộ của Chúa và sự thạnh nộ của con người. Sự thạnh nộ của Chúa là thánh và luôn luôn được chứng minh là đúng, còn sự thạnh nộ của con người thì không bao giờ là thánh và hiếm khi được chứng minh là đúng.

Trong Cựu Ước, sự thạnh nộ của Chúa là một phản ứng thiêng liêng đối với tội lỗi và sự bất tuân của con người. Sự thờ hình tượng hầu như thường là lý do khiến cho sự thạnh nộ thiêng liêng xảy ra. Thi thiên 78:56-66 miêu tả sự thờ hình tượng của dân Y-sơ-ra-ên. Sự thạnh nộ của Chúa xảy ra một cách kiên định đối với người không làm theo ý muốn của Ngài (Phục truyền 1:26-46, Giô-suê 7:1, Thi thiên 2:1-6). Các tiên tri Cựu Ước thường viết về một ngày trong tương lai được gọi là “ngày thạnh nộ” (Sô-phô-ni 1:14-15). Sự thạnh nộ của Chúa chống lại tội lỗi và sự bất tuân là hoàn toàn công bình bởi vì kế hoạch của Ngài dành cho nhân loại là thánh và hoàn hảo, vì chính Chúa là thánh và hoàn hảo. Chúa chuẩn bị một cách để nhận được đặc ân thiêng liêng đó là sự ăn năn nghĩa là thay đổi sự thạnh nộ của Chúa khỏi tội nhân. Từ chối kế hoạch hoàn hảo này là từ chối tình yêu thương, sự nhân từ, ân điển và đặc ân của Chúa và hứng chịu sự thạnh nộ công chính của Ngài.

Tân Ước cũng ủng hộ khái niệm về Chúa là một Đức Chúa Trời của sự thạnh nộ là Đấng đoán xét tội lỗi. Câu nguyện người giàu có và La-xa-rơ nói về sự đoán xét của Chúa và những hậu quả nghiêm trọng dành cho tội nhân không ăn năn (Lu-ca 16:19-31). Giăng 3:36 nói rằng, “Ai tin Con thì được sự sống vĩnh phúc; ai không chịu vâng phục Con thì chẳng được sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn còn trên người đó”. Người nào tin nơi Con trai sẽ không phải chịu con thạnh nộ của Chúa vì tội lỗi của mình, bởi vì Con trai đã gánh lấy cơn thạnh của Chúa trên mình Ngài khi Ngài đã thế chỗ chết thay cho chúng ta trên thập tự giá (Rô-ma 5:6-11). Những ai không tin nơi Con trai, không nhận Ngài như là Đấng cứu thế thì sẽ bị đoán phạt trong ngày thạnh nộ (Rô-ma 2:5-6).

Ngược lại, cơn thạnh nộ của con người bị phản đối trong Rô-ma 12:19, Ê-phê-sô 4:26 và Cô-lô-se 3:8-10. Chỉ mình Chúa mới có thể báo thù vì sự báo thù của Ngài là hoàn hảo và thánh khiết, trong khi đó sự thạnh nộ của con người là tội lỗi khiến cho người đó bị ma quỷ ám ảnh. Đối với Cơ Đốc nhân, cơn giận và sự thạnh nộ là trái ngược với bản chất mới của chúng ta, là bản chất của Chính Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 5:17). Để thấy rõ sự tự do khỏi sự cai trị của cơn thạnh nộ, người tín đồ cần Đức Thánh Linh thánh hóa và tẩy sạch cảm giác tức giận và thạnh nộ trong tấm lòng mình. Rô-ma đoạn 8 cho thấy sự chiến thắng tội lỗi trong cuộc sống của người nào đang sống trong Thánh Linh (Rô-ma 8:5-8). Phi-líp 4:4-7 nói với chúng ta rằng tâm trí được điều khiển bởi Thánh Linh thì đầy dẫy sự bình an.

Cơn thạnh nộ của Chúa là một điều đáng sợ và kinh khủng. Chỉ những ai đã được bao phủ bởi huyết của Đấng Christ, đổ ra vì chúng ta trên thập tự giá, mới có thể được đảm bảo rằng cơn thạnh nộ của Chúa sẽ không bao giờ trút xuống họ. “Huống chi, bây giờ chúng ta đã được xưng công chính bởi huyết của Ngài thì nhờ Ngài chúng ta lại càng được cứu khỏi thịnh nộ là dường nào” (Rô-ma 5:9). English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sự hiểu biết theo Kinh thánh về sự thạnh nộ của Chúa là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries