settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh có nhắc đến thuyết chấm dứt không?

Trả lời


Thuyết chấm dứt là quan niệm cho rằng “ân tứ đặc biệt” như ân tứ nói tiếng lạ và ân tứ chữa lành đã chấm dứt – nghĩa là khi thời kỳ các sứ đồ kết thúc thì các ân tứ này cũng kết thúc theo. Hầu hết những người theo thuyết chấm dứt tin rằng, có thể rằng, dù đến hiện tại Chúa vẫn còn đang thi hành những phép lạ, thì chính Đức Thánh Linh cũng không còn dùng những cá nhân để thực hiện các dấu lạ đó nữa.

Theo những gì Kinh Thánh ghi chép lại cho biết rằng phép lạ đã xảy ra trong suốt thời kỳ đặc biệt dành cho những mục đích đặc biệt để làm chứng chắc chắn về một thông điệp mới đến từ Đức Chúa Trời. Môi-se đã thực hiện dấu lạ để đảm bảo cho chức vụ của ông trước mặt Pha-ra-ôn (Xuất Ai-cập 4:1-8). Ê-li được ban dấu lạ để đảm bảo về công tác của ông trước mặt vua A-háp (1 Các Vua 17:1; 18:24). Các sứ đồ được ban cho phép lạ để đảm bảo về chức vụ của họ trước dân Y-sơ-ra-ên (Công vụ các sứ đồ 4:10,16; Hê-bơ-rơ 2:3-4). Công tác của Chúa Giê-xu cũng được bảo chứng bởi các phép lạ, điều đó được sứ đồ Giăng gọi là “phép lạ” (Giăng 2:11; so Công Vụ 2:22). Mục đích của Giăng nói đến những phép lạ này là bằng chứng cho sự đảm bảo về sứ điệp của Chúa Giê-xu.

Sau khi Chúa Giê-xu sống lại, trong khi Hội Thánh được thành lập và Tân ước được viết xuống, thì các sứ đồ đã bày tỏ các “phép lạ” bằng lưỡi và năng quyền chữa lành. “Thế thì, các thứ tiếng là một dấu, chẳng cho người tin Chúa, song cho người chẳng tin” (1 Cô-rinh-tô 14:22, câu này có ý rằng ân tứ không được dành cho Hội Thánh)

Sứ đồ Phao-lô nói trước rằng ân tứ nói tiếng lạ sẽ chấm dứt (1 Cô-rinh-tô 13:8). Đây là sáu bằng chứng cho thấy nó đã kết thúc:

1) Thông qua các sứ đồ ân tứ nói tiếng lạ được tỏ ra, đây cũng là lần duy nhất trong lịch sử Hội Thánh. Một khi mục vụ của họ được hoàn tất, nhu cầu cần có các phép lạ để làm chứng cũng không còn nữa.

2) Dấu lạ (hoặc phép lạ) chỉ được đề cập đến trong thư tín đầu tiên, như trong 1 Cô-rinh-tô. Những sách sau đó, như Ê-phê-sô hay Rô-ma, cũng chứa đựng những phân đoạn chi tiết về ân tứ Thánh Linh, nhưng những ân tứ đặc biệt đó không được nhắc đến, mặc dù Rô-ma có đề cập đến ân tứ nói tiên tri. Trong tiếng Hi Lạp dịch “tiên tri” nghĩa là rao báo và không nhất thiết bao gồm những dự đoán của tương lai.

3) Ân tứ nói tiếng lạ là một phép lạ để những người Y-sơ-ra-ên vô tín biết rằng sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời cũng dành cho những quốc gia khác. Xem 1 Cô-rinh-tô 14:21-22 và Ê-sai 28:11-12.

4) Ân tứ nói tiếng lạ được xem là ân tứ kém hơn ân tứ nói tiên tri (hay còn gọi là ân tứ truyền giảng). Việc rao giảng Lời Chúa có thể giúp ích cho mọi tín hữu, nhưng ân tứ nói tiếng lạ thì trái lại. Các tín hữu được khuyên phải chăm chỉ tìm kiếm ân tứ nói tiên tri hơn là ân tứ nói tiếng lạ (1 Cô-rinh-tô 14:1-3).

5) Lịch sử tỏ ý rằng ân tứ nói tiếng lạ đã chấm dứt. Tiếng lạ không còn được đề cập trong thời các Giáo Phụ. Những tác giả khác như Justin Martyr, Origen, Chrysostom, và Augustine đề cập đến tiếng lạ chỉ xảy ra vào thời kỳ đầu của Hội Thánh.

6) Những quan sát hiện nay xác nhận rằng ân tứ nói tiếng lạ đã chấm dứt. Nếu ân tứ này vẫn còn tồn tại đến nay, thì đã không cần đến những giáo sĩ để tham gia ngôn ngữ trường học. Những giáo sĩ đã có thể đi đến mọi vùng đất và nói mọi ngôn ngữ cách trôi chảy, giống như các sứ đồ đã nói trong Công vụ các sứ đồ 2. Cũng như ân tứ chữa lành, Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng phép lạ chữa lành đã gắn với mục vụ của Chúa Giê-xu và các sứ đồ (Lu-ca 9:1-2). Và chúng ta thấy rằng trong khi thời kỳ của các sứ đồ đã sắp kết thúc thì phép chữa lành cũng như nói tiếng lạ trở nên ít phổ biến. Sứ đồ Phao-lô, người đã cầu nguyện cho Ơ-tích được sống lại (Công vụ các sứ đồ 20:9-12), nhưng lại không chữa lành cho Ép-pa-phô-đích (Phi-líp 2:25-27), Trô-phim (2 Ti-mô-thê 4:20), Ti-mô-thê (1 Ti-mô-thê 5:23), hoặc ngay cả chính ông (2 Cô-rinh-tô 12:7-9). Lý do Phao-lô “không thi hành sự chữa lành” là 1) ân tứ này không được dành cho việc làm mọi Cơ Đốc Nhân được khoẻ mạnh, nhưng để chứng tỏ thẩm quyền của các sứ đồ; và 2) thẩm quyền của các sứ đồ ngày càng được tỏ ra cách mạnh mẽ, nên chắc chắn rằng ân tứ này không cần thiết nữa.

Những lý do kể trên là bằng chứng cho thuyết chấm dứt. Theo 1 Cô-rinh-tô 13:13-14:1, chúng ta càng chắc chắn vào “tình yêu thật”, là món quà tuyệt vời nhất trong tất cả các món quà. Nếu chúng ta mong đợi những ân tứ, chúng ta nên khao khát ân tứ rao giảng Lời Chúa, và qua đó mọi thứ cũng sẽ được gây dựng.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh có nhắc đến thuyết chấm dứt không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries