settings icon
share icon
Câu hỏi

Thuyết định mệnh là gì? Thuyết tất định là gì?

Trả lời


Chúng ta hãy bắt đầu với những định nghĩa phổ quát nhất. Thuyết tất định: Là quan điểm rằng tất cả sự việc đều có một nguyên nhân nào đó và tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều hoàn toàn phụ phuộc vào và tuân theo luật nhân quả. Vì thuyết tất định tin rằng tất cả mọi sự, bao gồm hành đồng của con người, là được định trước, nên nó thường được coi là ngược lại với tự do ý chí.

Thuyết định mệnh: Là niềm tin rằng "mọi thứ sẽ trở nên cái nó được định trước", vì tất cả sự kiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều được định trước bởi Chúa hay một năng lực quyền năng nào đó. Trong tôn giáo, quan điểm này còn được gọi là tiền định; nó nói rằng việc linh hồn chúng ta được lên thiên đàng hay xuống địa ngục đều được định trước và không lệ thuộc vào lựa chọn của chúng ta.

Tự do ý chí: Là lý thuyết rằng con người có tự do lựa chọn hay tự quyết định; cụ thể là, trong bất kỳ tình huống nào, một người có thể lựa chọn làm một điều khác với điều mà anh ta đã làm. Các nhà triết học lý luận rằng tự do ý chí mâu thuẫn với thuyết tất định.

Thuyết bất tất định: Là quan điểm rằng có những việc không có nguyên do; nhiều diễn giả của thuyết tự do ý chí tin rằng hành động chọn lựa có thể không xuất phát từ bất cứ một nguyên cớ tâm sinh lý nào.

Học thuyết định mệnh là một nỗ lực để giải quyết mâu thuẫn logic giữa sự toàn tri của Chúa và tự do ý chí, trong đó tự do ý chí được định nghĩa như khả năng chọn giữa các lựa chọn khác nhau. Nói về vấn đề này cũng tương tự như trả lời câu hỏi hóc búa "Liệu Chúa toàn năng có thể làm ra được 1 tảng đá vô cùng nặng mà chính Ngài cũng không nhấc được?"

Tiền đề của học thuyết định mệnh phát biểu như sau: Chúa là toàn tri. Vì Chúa là toàn tri, Ngài có trí hiểu về tương lai chính xác. Nếu Chúa có chính xác trí hiểu về tương lai rằng ngày mai bạn sẽ làm 1 việc gì đó (như là cắt cỏ), thì bạn sẽ chắc chắn làm điều đó (việc cắt cỏ).

Vì thế, tự do ý chí là điều không thể, vì bạn không có được một lựa chọn nào khác ngoại trừ làm việc đã được tiên đoán (cắt cỏ). Trong trường hợp mà bạn không làm việc đó, thì có nghĩa là Chúa không toàn tri. Mặt khác, nếu bạn làm việc đó, thì có nghĩa là bạn không có tự do ý chí, theo nghĩa là bạn không thể lựa chọn một điều khác.

Một lý luận theo hướng ngược lại nói rằng Chúa là toàn tri. Vì Chúa toàn tri, Ngài cũng không thể sai. Nếu Chúa có tiên tri không thể sai rằng ngày mai bạn sẽ làm một điều gì đó, thì bạn sẽ tự chọn làm điều đó dựa trên tự do ý chí của bạn, không phải vì một bắt buộc nào hay vì không có được sự lựa. Bạn vẫn có tự do ý chí trong sự việc đó; Chúa chỉ đơn thuần biết rõ lựa chọn của bạn trước khi bạn quyết định. Bạn không bị bắt buộc phải chọn ‘A’ (cắt cỏ) thay vì chọn ‘B’ (chơi tennis). Nếu bạn thay đổi ý định, Chúa cũng sẽ biết điều đó, vì thế bạn vẫn có toàn quyền lựa chọn trong mọi vấn đề. Nói tương tự, bạn vẫn sẽ có cùng một chọn lựa (với ý chí tự do), kể cả Chúa có quyết định nhìn vào tương lai của bạn hay không. Việc Chúa nhìn hay không nhìn vào tương lai không hề thay đổi tự do ý chí của bạn.

Những tri thức được biết trước ở thể thụ động, nếu được giữ bí mật, sẽ không ảnh hưởng gì tới tự do ý chí theo bất kỳ lý luận hay logic nào. Một người chọn việc ‘A’ sẽ vẫn chọn việc đó dù cho Chúa có nhìn thấy sự lựa chọn này trước hay không. Việc Chúa biết hay không tương lai (ở thể thụ động) sẽ không thay đổi đến tự do ý chí của bất kỳ cá nhân nào. Tự do ý chí chỉ có thể bị huỷ hoại nếu Chúa tiết lộ những hiểu biết của Ngài về lựa chọn cá nhân ra cho tất cả mọi người; điều đó nếu xảy ra sẽ làm thay đổi tự do ý chí trong tương lai và khiến nó diễn ra một cách áp đặt. Một ví dụ đơn giản là một thầy đồng thấy trước tương lai của ai đó ở một nơi khác của thế giới sẽ bị ngã và gãy chân khi cố chạy theo xe buýt. Thầy đồng không thay đổi hiện thực đó bằng việc thấy trước nó, vì sự việc sẽ vẫn diễn ra dù cho ai đó thấy nó hay không. Lý luận tương tự có thể áp dụng cho sự toàn tri của Chúa; miễn là nó ở thể thụ động và không can thiệp vào hiện thực hay trí hiểu của ai đó về hiện thực, thì nó sẽ không can thiệp vào tự do ý chí của con người.

Tuy nhiên, nếu Chúa tạo ra mọi vật, thì việc này sẽ gây ra một vấn đề cho những tri thức thụ động ở phần Chúa. Để hiểu về sự toàn tri của Chúa chúng ta phải kết nối đôi với sự toàn tại của Chúa trong chiều thời gian. Nếu Chúa biết hết mọi điều trong quá khứ, tương lai, và hiện tại-thì Ngài cũng biết hết mọi việc và mọi quyết định mà một cá nhân sẽ làm, mặc dù trên điểm nhìn của cá nhân đó những sự việc và quyết định đó chưa diễn ra. Điều này có thể hàm nghĩa tự do ý chí của cá nhân bị huỷ hoại, mặc dù không có cơ chế nào được nói tới trong học thuyết số phận nói rằng những tiên đoán của Chúa sẽ giới hạn tự do hành động của cá nhân. Bởi vì, theo như Thần học Cơ Đốc, Chúa là vô cùng (nằm ngoài thời gian), Chúa biết từ thuở sáng thế hành trình của mọi đời người ngay cả khi con người có chấp nhận thẩm quyền tuyệt đối của Ngài hay không. Nếu dựa vào những tiền đề này, một số người chỉ còn có thể nghĩ đến duy nhất luận điểm cực đoan về sự giới hạn tự do ý chí.

Thêm một bước nữa, có một vài hàm ý khác ở đây: có một sự khác biệt lớn giữa Tiền định , Số phận và Cơ hội (hay May mắn).

Các nhà số phận học nói rằng có một thế lực phi nhân tính, không ai thấy được, mà không một ai có quyền kiểm soát qua nó-kể cả Chúa- và mọi việc đều phải thông qua thế lực mù quáng, không định hướng này. Đó là Số phận.

Cơ may (hay May mắn) là một thế lực ngẫu hứng được coi là khiến mọi thứ xảy ra “một cách may mắn,” không có sự điều khiển hay kiểm soát của Chúa. Trong thế giới của Cơ may, Chúa có thể thấy trước được điều sẽ xảy ra, nhưng chỉ có thế. Mọi thứ đều phụ thuộc vào vận may. Và nếu phát ngôn viên của Thuyết cơ may được hỏi tại sao và như thế nào mọi thứ diễn ra, anh ta không có câu trả lời nào khác ngoại trừ nói rằng “vì nó như thế”.

Sự tiền định , theo như giáo lý trong Kinh thánh, nói rằng Chúa có một mục đích và Ngài làm ra mọi thứ dựa theo ý định và mục đích của Ngài (Ê-phê-sô 1:11; Đa-ni-ên 4:35; I-sai-a 14:24; và 46:10). Sự tiền định dạy rằng Chúa sẽ không làm hay không để bất cứ gì xảy ra khác ngoại trừ theo mục đích của Ngài (Thi thiên 33:11). Điều này có nghĩa là Chúa là Đấng Chủ Tể của thế giới, là Người làm ra mọi thứ theo ý Ngài.

Những người mù quáng tin vào “điều gì đến sẽ đến” bị sai lầm cũng giống những người theo thuyết Cơ may. Đúng là mọi việc điều trên đời này đều được xác định, nhưng đó chỉ bởi Chúa Đấng Tể Trị đã làm thành những kế hoạch của chính Ngài.

Những người học Kinh Thánh một cách nghiêm túc sẽ không tin rằng mọi điều “diễn ra chỉ vì nó thế”. Họ hiểu được rằng Chúa Đấng Tể Trị thông sáng, thánh khiết, tốt lành kiểm soát mọi điều nhỏ nhất của cuộc sống (Ma-thi-ơ 10:29-30). Những người không thật sự muốn Chúa có quyền hạn này, và những người muốn coi thường sự thật về sự tể trị của Chúa, là những người không yêu Chúa và không muốn Chúa trong cuộc đời của họ. Họ chỉ muốn theo lối riêng của chính mình. Họ, giống như những con quỷ thời xưa, sẽ chỉ nói rằng, “Để chúng tôi yên” (Mác 1:24). Nhưng sẽ không có chuyện đó; Chúa là Đấng Chủ Tể, Ngài không thể thay đổi chính Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thuyết định mệnh là gì? Thuyết tất định là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries