settings icon
share icon
Câu hỏi

Đâu là những lý thuyết khác nhau về sự soi dẫn trong Kinh Thánh?

Trả lời


Giáo lý về sự soi dẫn là sự dạy dỗ trong Kinh Thánh về sự hà hơi và do đó là quy tắc không thể sai lầm trong niềm tin và sự thực hành của chúng ta. Nếu Kinh Thánh đơn giản là công việc của trí tưởng tượng của con người, thì không có lý do thuyết phục nào để tuân theo các giáo lý và các nguyên tắc đạo đức của Kinh Thánh. Bản thân Kinh Thánh chính là lời khẳng định mạnh mẽ về việc được Đức Chúa Trời hà hơi: "Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành." (II Tim 3:16-17). Chúng ta lưu ý 2 điều được đề cập trong phân đoạn Kinh Thánh trên: 1) đó là "bởi Đức Chúa Trời soi dẫn" 2) và "có ích" cho đời sống của Cơ Đốc nhân.

Có 4 quan điểm về sự soi dẫn:
1. Quan điểm tân chính thống về sự soi dẫn
2. Quan điểm đọc chép (đọc cho viết) của sự soi dẫn
3. Quan điểm hạn chế về sự soi dẫn
4. Quan điểm sự soi dẫn toàn thể bằng lời nói (thuyết thần cảm từng lời)

Quan điểm tân chính thống về sự soi dẫn nhấn mạnh vào sự sự siêu việt của Đức Chúa Trời. Quan điểm tân chính thống dạy rằng Đức Chúa Trời hoàn toàn khác với chúng ta đến nỗi cách duy nhất chúng ta có thể biết về Ngài là thông qua sự mặc khải trực tiếp. Quan điểm về sự siêu việt này của Đức Chúa Trời phủ nhận mọi khái niệm về thần học tự nhiên (tức là, Thiên Chúa có thể được biết qua sự sáng tạo của Ngài). Hơn nữa, tân chính thống phủ nhận rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, Kinh Thánh chỉ là một nhân chứng, hoặc sự trung gian, cho Lời của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu. Lý thuyết tân chính thống về sự mặc khải cho rằng từ ngữ trong Kinh Thánh không phải là lời của Đức Chúa Trời, nhưng là những từ ngữ có thể sai lầm được viết bởi những con người có thể sai lầm. Kinh Thánh chỉ được "hà hơi" thỉnh thoảng trong những lúc Đức Chúa Trời dùng ngôn từ để phán với cá nhân nào đó.

Lý thuyết tân chính thống về sự soi dẫn không hề được soi dẫn gì cả. Nếu Kinh Thánh là sản phẩm sai lầm của những người dễ bị sai lầm, thì nó thực sự không có giá trị, ít nhất là không hơn gì cuốn sách khác. Đức Chúa Trời cũng có thể "nói" với chúng ta thông qua các tác phẩm hư cấu như Ngài có thể thông qua Kinh Thánh.

Quan điểm sự soi dẫn là sự đọc chép (đọc cho viết) xem Đức Chúa Trời chính là tác giả của Kinh Thánh và các trước giả chỉ là thư kí ghi chép. Đức Chúa Trời phán, và con người ghi xuống. Quan điểm này có một vài giá trị, vì chúng ta biết rằng có những câu trong Kinh thánh mà về cơ bản, Đức Chúa Trời phán: "Hãy chép mọi lời ta đã phán cùng ngươi vào trong sách" (Giê-rê-mi 30:2). Nhưng không phải toàn bộ Kinh Thánh đều viết nên theo cách đó. Ngũ Kinh về cơ bản là một biên niên sử của người Do Thái trước khi định cư ở Đất Hứa. Trong khi, Môi-se là tác giả chính, phần lớn của Ngũ Kinh được Môi-se biên soạn, chắc chắn Môi-se đã thu thập những tư liệu lịch sử trước đó. Lu-ca thuật lại trong phần mở đầu Phúc Âm của mình rằng ông đã thực hiện nghiên cứu chi tiết về các sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu trước khi viết (Lu-ca 1:1-4). Nhiều sách tiên tri như nhật ký cuộc đời của các tiên tri. Điểm mấu chốt là lý thuyết đọc chép chỉ giải thích một số phần nhất định của Kinh thánh, nhưng không phải là tất cả hoặc thậm chí là hầu hết.

Quan điểm về sự giới hạn trong soi dẫn đối ngược với quan điểm của lý thuyết đọc chép Lý thuyết về sự soi dẫn đọc cho viết xem Kinh Thanh là công việc chủ yếu của Đức Thánh Linh, với sự đóng góp tối thiểu của con người, lý thuyết soi dẫn hạn chế là quan điểm xem Kinh Thanh chủ yếu là công việc của loài người với sự đóng góp tối thiểu của Đức Chúa Trời. Lý thuyết về soi dẫn hạn chế nói rằng Đức Chúa Trời đã hướng dẫn các tác giả của con người nhưng cho phép họ tự do thể hiện bản thân trong các tác phẩm của mình, thậm chí đến mức cho phép các lỗi thực tế và lịch sử. Vấn đề trong quan điểm này chính là nếu Kinh Thánh có thể có sai lầm trong việc tường thuật lại lịch sử, làm sao chúng ta tin Kinh Thánh trong vấn đề giáo lý? Theo lý thuyết soi dẫn hạn chế, Kinh Thánh không xứng đáng tin cậy. Quan điểm này dường như cũng lờ đi sự kiện rằng câu chuyện về sự chuộc tôi của Kinh Thánh được thuật lại với bối cảnh của lịch sử nhân loại – giáo lý được đan xen trong lịch sử. Chúng ta không nào vừa có thể nói một cách tuỳ ý rằng lịch sử bị sai trật rồi vừa nói rằng lời bài thuật đó lại là trung tâm của giáo lý.

Quan điểm cuối cùng, là quan điểm của Cơ Đốc giáo chính thống về lý thuyết sự soi dẫn toàn thể bằng lời. Từ "toàn thể" có nghĩa là "hoàn toàn hay trọn vẹn" và từ "Lời" có nghĩa là "mỗi một từ trong Kinh Thánh." Vì thế, sự soi dẫn toàn thể và bằng lời là quan điểm cho rằng mỗi một một từ trong Kinh Thánh đều là lời của Đức Chúa Trời. Đó không chỉ là ý tưởng hoặc ý nghĩ được soi dẫn, mà ngay cả từ ngữ cũng vậy. II Ti-mô-thê 3:16-17 sử dụng từ ngữ độc đáo của Hy Lạp, "theopneustos" nguyên văn nghĩa là "hơi thở của Đức Chúa Trời". Kinh Thánh chính là "hơi thở" ra từ miệng của Đức Chúa Trời. Lời trong Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời.

Hơn nữa, "Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời" (II Phi-e-rơ 1:21). Câu Kinh thánh này cho chúng ta gợi ý về cách Đức Chúa Trời đã soi dẫn các trước giả như thế nào. Con người nói (hay là viết) đều "là được cảm động bởi Đức Thánh Linh". Từ "được cảm động" được sử dụng ở đầy để nói về con thuyền được căng đầy gió và đưa con thuyền đi trên nước. Khi các trước giả cầm viết lên để viết, Đức Thánh Linh sẽ "cảm động" vì thế họ có thể viết ra những lời mang "hơi thở" của Đức Chúa Trời. Cho nên, trong khi các văn bản vẫn giữ được phong cách của mỗi một cá nhân tác giả (phong cách của Phao-lô khác với phong cách của Gia-cơ hay Giăng hay là Phi-e-rơ) thì bản thân những từ ngữ đó chính xác là những Đức Chúa Trời muốn họ viết xuống.

Quan điểm đúng đắn của sự soi dẫn trong Kinh Thánh là quan điểm chính thống của hội thánh khi cho rằng Kinh Thánh được soi dẫn một cách toàn thể bằng Lời của Đức Chúa Trời.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đâu là những lý thuyết khác nhau về sự soi dẫn trong Kinh Thánh?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries