settings icon
share icon
Câu hỏi

Hội thánh nên làm gì với số tiền dâng hiến mà họ nhận được?

Trả lời


Hầu hết mỗi hội thánh đều nhận được một khoản tiền dâng phần mười hoặc một số lễ vật nào đó. Mọi người có thể dâng hiến bằng cách truyền tay nhau hộp tiền dâng hay đặt tiền vào thùng dâng hiến ở sau lễ đường, cũng có thể dâng bằng nhiều cách khác, tất cả hội thánh đều cần đến ngân sách để vận hành. Và cách hội thánh sử dụng số tiền quỹ dâng hiến đó có ảnh hưởng rất lớn, vì hội thánh có trách nhiệm với các tín đồ, với cộng đồng xung quanh, và với Chúa.

Thứ nhất, hội thánh có trách nhiệm với các tín đồ của mình. Hội thánh đầu tiên, là hội thánh được thành lập ở Jerusalem trong ngày lễ Ngũ-tuần, đã phải dồn nhiều tâm trí để đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của các tín đồ: "Các sứ đồ lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Jêsus-Christ; và hết thảy đều được phước lớn. Vì trong tín đồ không ai thiếu thốn cả, bởi những người có ruộng đất hay nhà, đều bán đi, bán được bao nhiêu tiền cũng đem đến đặt dưới chân các sứ đồ; rồi tùy theo sự cần dùng của mỗi người mà phát cho." (Công 4:33-35). Chúng ta có thể thấy rằng tiền được đưa đến cho những người lãnh đạo của hội thánh, là những người chịu trách nhiệm phân phát tiền đến cho mọi người theo nhu cầu mỗi người. Thức ăn cũng được cấp phát đến cho những người quá bụa nữa (Công 6:1).

Các môn đồ ở Giê-ru-sa-lem, để khẳng định chức vụ của Phao-lô giữa dân ngoại, đã dặn dò ông "phải nhớ đến kẻ nghèo nàn" (Ga-la-ti 2:10). Chính vì thế, hoạt động từ thiện giúp đỡ những người khó khăn trong nhà thờ nên là một phần cần thiết phải trích ra từ ngân sách của hội thánh. Sau đó, sứ đồ Phao-lô đã đưa ra những chỉ dẫn rằng ai sẽ là người nên nhận được những trợ cấp đó từ hội thánh và ai nên tìm những nguồn cấp khác để đáp ứng nhu cầu của họ (1 Ti-mô-thê 5:3-16).

Nhiều hội thánh địa phương trong thời kì đầu cũng dùng số tiền được dâng để giúp những hội thánh khác đang gặp khó khăn. Điển hình như khi nhà thờ ở Giê-ru-sa-lem trải qua nhiều sự bắt bớ và đói kém thì hội thánh ở thành An-ti-ốt đã không ngần ngại cung cấp nhiều thứ để giúp đỡ (Công 11-29). Phao-lô sau đó cũng đã tự mình mang những món quà tình thân từ các Hội-thánh xứ Ga-la-ti (1 Cô-rinh-tô 16:1), Cô-rinh-tô (1 Cô-rinh-tô 16:3), Ma-xê-đoan và A-chai (Rô-ma 15:25-26) đến Giê-ru-sa-lem. Cùng đi với ông có các sứ giả như Sô-ba-tê, con Pi-ru, quê ở Bê-rê; A-ri-tạc và Sê-cun-đu quê ở Tê-sa-lô-ni-ca; Gai-út quê ở Đẹt-bơ; Ty-chi-cơ và Trô-phim quê ở A-si-a và Ti-mô-thê (Công 20:4).

Thứ hai, hội thánh có trách nhiệm với cộng đồng xung quanh. Giúp đỡ những người ngoài hội thánh là cần thiết. "Khi có dịp giúp đỡ ai thì hãy làm. Nhưng chúng ta phải đặc biệt chăm sóc những người thuộc gia đình các tín hữu" (Ga-la-ti 6-10). Câu kinh Thánh này cho thấy chúng ta cần quan tâm đến những gia đình trong Chúa trước, nhưng không chỉ có thế, chúng ta cũng phải tìm cách làm nhiều việc tốt cho những người xung quanh nữa. Và tất nhiên, khi làm những việc tốt này chúng ta cũng không nên quên đi kèm chúng với việc làm chứng về Tin Lành (Công 1:8). Một hội thánh lớn mạnh nên tổ chức nhiều chương trình truyền giảng hay ít nhất cũng nên hỗ trợ công tác truyền giảng trong các lĩnh vực phục vụ khác nhau.

Một hội thánh mà không chú trọng vào việc giúp đỡ các thân hữu bên ngoài, điển hình qua cách họ sử dụng tiền, đang thể hiện sự yếu đuối trong thuộc linh. Người cố vấn của hội thánh kiêm tác giả Thom S. Rainer, trong tác phẩm "Sự mổ xẻ một Hội Thánh chết" của mình, đã phát biểu rằng một trong những dấu hiệu của một Hội Thánh đang chết chính là phần trăm ngân sách sử dụng cho sự cần dùng của tín hữu thì tăng lên, trong khi đó số tiền đầu tư cho người ngoài lại giảm xuống.

Thứ ba, hội thánh có nghĩa vụ với Chúa. Chúa chúng ta biết công việc của Hội Thánh Ngài (Khải Huyền 2:2,9,13,19), và Ngài yêu cẩu Lời Ngài phải được rao giảng (Rôma 10:14; 2 Timothy 4:2) và "lẽ mầu nhiệm của đấng Christ" cần được khẳng định (Cô-lô-se 4:3). Rao giảng Tin Lành là việc quan trọng nhất. Bất cứ việc gì giúp cho mục đích đó cần phải được ưu tiên, và việc trả cho các mục sư là một phần của mục tiêu đó. "Các trưởng-lão khéo cai trị Hội-thánh thì mình phải kính trọng bội-phần, nhứt là những người chịu chức rao-giảng và dạy-dỗ. Vì Kinh Thánh có nói, 'Ngươi chớ khớp miệng con bò dương đạp lúa,' và 'người làm công thì đáng được tiền công mình'" (1 Timothê 5:17-18). Những người trung tín rao giảng lời Chúa thì đáng nhận được phần đền bù xứng đáng cho công việc của họ (1 Corinhto 9:11)

Sự khôn ngoan trong việc chi tiêu hàng ngày của nhà thờ rất cần thiết, và chúng ta cần cầu xin sự khôn ngoan (Gia-cơ 1:5). Chẳng có gì là tội lỗi khi có một hội thánh khang trang và một khuôn viên sạch sẽ đẹp đẽ, nhưng đôi khi chúng ta tự hỏi liệu số tiền đó có nên được sử dụng để phục vụ cho những mục đích khác hay dùng để trợ cấp cho những hội thánh khó khăn khác trên khắp thế giới hay không.

Mục đích của hội thánh là để làm công việc của Chúa khắp thế giới. Và mọi thứ nên được làm trong sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 10:31). Hội Thánh đầu tiên "bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện" (Công 2:42).

Có lẽ những hành động như-lan tỏa lời Chúa, thông công với anh em, tham dự lễ tiệc thánh, và cầu nguyện- nên là những chỉ dẫn đơn giản về cách mà hội thánh sử dụng số tiền được dâng.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Hội thánh nên làm gì với số tiền dâng hiến mà họ nhận được?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries