Câu hỏi
Có nhất thiết nên có tội lỗi không?
Trả lời
Dietrich Bonhoeffer có viết, "Điều tồi tệ hơn hành động gian ác là bản chất gian ác." Những lời này được sử dụng để biện minh cho hành động của anh ta trong âm mưu ám sát Adolf Hitler suốt Chiến tranh thế giới II. Vụ ám sát là một điều xấu xa, nhưng một số người, gồm cả Bonhoeffer, cho rằng đó là một tội ác cần thiết, dưới ánh sáng của một tội ác lớn hơn của Holocaust, là vụ diệt chủng 6 triệu người Do Thái. Liệu khái niệm về "tội ác cần thiết" có được ủng hộ bởi Kinh Thánh?
Đầu tiên chúng ta nên định nghĩa từ "tội ác". Hai cách sử dụng khác nhau của từ này được tìm thấy trong Kinh Thánh: thảm họa thiên nhiên và hành vi thiếu sót (xấu xa) về mặt đạo đức. Ê-sai 45:7, có một ám chỉ nói rằng Chúa tạo nên tội ác: "Ấy chính ta là Đấng gây nên sự sáng và dựng nên sự tối tăm, làm ra sự bình an và dựng nên sự tai vạ; chính ta, là Đức Giê-hô-va, làm mọi sự đó." Từ "tội ác" trong câu này có nghĩa là "thảm họa" hoặc là "tai ương." Tính chất song song tương phản trong thơ ca đặt điều ác tương phản trực tiếp với bình an. Ý nghĩa là Chúa mang đến những lúc bình yên và những lúc khó khăn.
Một cách dùng khác của từ tội ác là chỉ về điều gì đó xấu xa hoặc sai trật đạo đức được đề cập trong Ma-thi-ơ 12:35, trong đó một người "tốt" trái ngược với một người "xấu". Cũng có thể xem thêm Các quan xét 3:12, Châm ngôn 8:13, và III Giăng 1:11.
Cả hai định nghĩa này cần được xem xét trong mối liên hệ với câu hỏi về "tội ác cần thiết". Giô-na là một trong những tiên tri của Chúa đã tuyên bố sự đoán xét trên thành phố Ni-ni-ve (Giô-na 1:2). Thay vì vâng lời, Giô-na cố gắng lên thuyền bỏ trốn. Chúa đã làm nên cơn bão khủng khiếp, và những người trên tàu đã lo sợ cho sinh mạng của họ. Kết quả hiển nhiên, Giô-na đồng ý bị ném ra khỏi thuyền, và khi ông chìm vào nước, Chúa đã sai một con cá lớn đợi sẵn nuốt ông vào bụng và để ông ở đó suốt 3 ngày. Cơn bão và thời gian ở trong bụng cá chính là "tai họa" (trong bối cảnh của "tai ương") cho Giô-na, nhưng đó là tai họa "cần thiết" để Giô-na trở lại vâng lời Chúa. Không chỉ Giô-na được phục hồi, nhưng cả thành phố Ni-ni-ve cũng được cứu (Giô-na 3:10).
Trong lịch sử Thánh Kinh, cũng có những người làm những điều mà họ biết là sai trật để mang về những điều "tốt" trong nhận thức. Một ví dụ là Vua Sa-lô-môn, người đã tự mình dâng của lễ thay vì chờ đợi Sa-mu-ên. Sau-lơ biết việc dâng tế lễ như vậy là sai, nhưng ông cho rằng việc dâng của lễ (trong sự kính trọng Chúa) tốt hơn là không dâng. Kết quả của sự bất tuân đó là ông vĩnh viễn mất đi vương quốc của mình (I Sa-mu-ên 13:8–14).
Hiếm khi có ai biện mình cho hành động nói dối không phải là tội ác đạo đức. Tuy nhiên trong 2 ví dụ của Cựu ước, thì kết quả của hành động nói dối lại là tích cực. Các bà đỡ người Hê-bơ-rơ đã nhận được phước lành của Chúa sau khi nói dối Pha-ra-ôn (Xuất Ai-Cập 1:15-21), và hành động của họ đã cứu nhiều bé trai người Hê-bơ-rơ được sống. Kỹ nữ Ra-háp nói dối vua Giê-ri-cô để bảo vệ các thám tử Y-sơ-ra-ên ẩn nấp trên mái nhà của cô (Giô-suê 2:5). Sau đó, Chúa đã tha mạng cho Ra-háp và gia đình cô khi dân Y-sơ-ra-ên tấn công thành Giê-ri-cô. Những lời nói dối này có phải là "tội ác cần thiết" không? Điều quan trọng lưu ý ở đây chính là Kinh Thánh không tha thứ một cách cụ thể cho hành vi nói dối. Các bà đỡ lựa chọn vâng lời Chúa hơn là vâng lời Pha-ra-ôn. Đức Chúa Trời không ban phước vì lời nói dối của họ, nhưng vì sự vâng lời của họ đối với Ngài. Còn Ra-háp được cứu không phải vì cô nói dối mà vì cô đã đón tiếp các thám tử bởi đức tin (Giô-suê 6:17, Hê-bơ-rơ 11:31). Thật ra thì, lời nói dối của cô là một phần trong việc cô che giấu họ. Nếu cô không nói dối, có thể hình dung rằng các thám tử sẽ bị giết chết – trừ khi Chúa can thiệp bằng cách khác. Một lập luận tương tự cũng có thể được đưa ra cho trường hợp các bà đỡ. Trong bất kỳ tình huống nào, cả hai lời nói dối có thể được xem như là ít tệ hơn hai tội ác khác có thể xảy ra.
Tội lỗi của những bà đỡ có cần thiết không? Tội lỗi của Ra-háp có cần thiết không? "Cần thiết" là một cách nói lấp liếm mặc dù kết quả sau cùng là tích cực. Ngay cả khi những lời nói dối dường như mang lại lợi ích cho ai đó, thì những gì các bà đỡ và kỹ nữ Ra-háp làm vẫn là tội lỗi, và những tội lỗi đó là điều Chúa Giê-xu đã chịu trên thập giá (Ê-sai 53:6).
Hiếm khi, có ai đó sẽ phải đối diện với một tình huống mà hai điều tệ hại là lựa chọn duy nhất cho họ. Có thể những điều chúng ta buộc phải chọn là điều gây phiền nhiễu cho chúng ta hoặc đi ngược với nguyên tắc phán xét tốt hơn của chúng ta. Nhưng, thực tế là Chúa mong muốn sự thánh khiết nơi những người thuộc về Ngài (I Phi-e-rơ 1:15), có vẻ như không bao giờ là "cần thiết" để chúng ta phạm tội.
English
Có nhất thiết nên có tội lỗi không?