Câu hỏi
Cơ Đốc nhân có nên nghiên cứu triết học?
Trả lời
Từ triết học xuất phát từ tiếng Hy Lạp philosophia, có nghĩa là "yêu thích sự khôn ngoan". Nghiên cứu về triết học là sử dụng lý lẽ hợp lý và tư duy phê phán để phân tích cách con người nghĩ và biết và nhận thức thế giới xung quanh họ — cả về thế giới vật lý lẫn thế giới trừu tượng của ý tưởng. Những câu hỏi như "thực tế là gì?" và "sự thật có thể được biết đến không?" và "vẻ đẹp là gì?" là tất cả những câu hỏi triết học. Là những người yêu mến Chúa và những người tin vào Chúa Giê-xu Christ, chúng ta nên yêu thích sự khôn ngoan (Châm ngôn 4:6; 7:4), và do đó không có gì sai khi Cơ Đốc nhân nghiên cứu triết học. Nghiên cứu triết học là tốt và đúng đắn khi nó theo đuổi sự thật. Sách Truyền Đạo đi sâu vào các vấn đề triết học, đối phó với nhiều triết lý trần tục khác nhau trước khi kết luận rằng triết học mà kính sợ và vâng phục Chúa là tốt nhất (Truyền Đạo 12:13).
Tất cả các câu hỏi cần thiết liên quan đến Chúa, sự vĩnh cửu và đời sống tin kính Chúa đều được trả lời trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật nên triết học có thể khai sáng và mang lại lợi ích cho mối quan hệ với thế giới của một người. Thật thú vị khi nghiên cứu cách con người đã suy nghĩ qua các thời đại về bản chất của thực tế và mục đích của họ (hoặc thiếu nó) trong vũ trụ. Thật thú vị không kém khi thấy rằng các nhà triết học khác nhau trong suốt lịch sử đã đánh vào những sự thật Kinh Thánh, đôi khi vô tình.
Sự hiểu biết về các triết lý khác nhau của con người là một công cụ có giá trị trong truyền giáo. Nó giúp biết được nơi con người "xuất phát từ" và có ý tưởng về lý do tại sao họ nghĩ theo cách đó. Có phải người này tán thành với lối giải thích của thuyết phiếm thần của Spinoza (nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái) không? Có phải anh ấy đang đọc sách của Hobbes (nhà triết học người Anh nổi tiếng)? Có phải anh ấy nghiêng về chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa chủ quan hay thuyết hiện sinh không?
Một nhà truyền giáo với một số kiến thức về triết học có thể dễ dàng thu hút những cá nhân quan tâm đến những điều đó và gặp họ ở nơi họ đang ở. Phao-lô đưa ra một ví dụ tuyệt vời về điều này khi ông có thể lôi kéo các nhà triết học trên Đồi A-rê-ô-ba (cũng gọi là Mars) vì sự quen thuộc của ông với các tác phẩm của Hy Lạp (Công vụ 17:28). Ông cũng trích dẫn một triết gia người Cơ-rết để đưa ra quan điểm trong Tít 1:12.
Đức tin thường được xem là một sự theo đuổi "phi trí tuệ", một điều gì đó được hiểu với tinh thần và tấm lòng chứ không phải bằng tâm trí. Một số người, thậm chí một số Cơ Đốc nhân còn đi xa hơn khi nói rằng đức tin trái ngược với lý trí, như thể đức tin nhất thiết là phi lý hoặc chống trí tuệ. Nếu nó phi lý, tốt thôi.
Nhưng Kinh Thánh trình bày niềm tin nơi Chúa và phúc âm là được đặt nền tảng trong thực tế. Chúng ta tin vào điều thực tế; đức tin của chúng ta được thiết lập dựa trên những sự kiện lịch sử được ghi lại bởi các nhân chứng cho các sự kiện đặc biệt. Lu-ca viết về "nhiều bằng chứng thuyết phục" về sự phục sinh của Chúa Giê-xu (Công vụ 1:3). Chức vụ của Đấng Christ "không được thực hiện ở nơi kín đáo", khi Phao-lô chỉ rõ cho một vị vua đầy hoài nghi (Công vụ 26:26).
Ý tưởng cho rằng đức tin và lý trí mâu thuẫn nhau là đang đi ngược lại đến thời cổ đại. Văn hóa Hy Lạp, nơi sinh của triết học, không thể hiểu được thông điệp Cơ Đốc, là điều dường như không hợp lý với họ. Như Phao-lô đã nói, việc rao giảng về thập tự giá là sự dại dột đối với người Hy Lạp (I Cô-rinh-tô 1:23) — một sự gợi ý về sự hạn chế của triết lý con người. Triết học nhân tạo, mặc dù là một lĩnh vực nghiên cứu hợp lệ theo cách riêng của nó, nhưng không bao giờ có thể tự mình đi đến lẽ thật của phúc âm. Phao-lô đã cảnh báo về việc chú ý đến "cuộc tranh cãi về những điều nhầm tưởng là tri thức" (I Ti-mô-thê 6:20) hoặc "được gọi là kiến thức" (NLT). Phần lớn triết học thế tục rơi vào loại đó. Chúng ta cần sự mặc khải của Chúa để thấy sự thật. "Bởi đức tin chúng ta biết…" (Hê-bơ-rơ 11:3).
Nếu không có sự mặc khải của Chúa trong Kinh Thánh, thì con người trong trạng thái tự nhiên của mình không thể hiểu được những điều thuộc về Thần của Chúa (I Cô-rinh-tô 2:14-16). Sự khôn ngoan không xuất phát từ tâm trí tự nhiên bởi vì tâm trí và lý trí của con người đã bị sa ngã; nghĩa là họ bị ảnh hưởng bởi tội lỗi. Sự khôn ngoan là một món quà từ Chúa (Gia-cơ 1:5). Để thực sự có thể suy nghĩ hợp lý, thì một người phải được giới thiệu về nguồn khôn ngoan tối thượng, đó là chính Chúa. Chúng ta cần "tâm trí của Đấng Christ" (I Cô-rinh-tô 2:16). Nhờ đức tin, chúng ta tin cậy vào sự hướng dẫn của Chúa và không chỉ đơn giản là sự khôn ngoan của chúng ta (Châm ngôn 3:5-6).
Cơ Đốc nhân có thể và nên nghiên cứu triết học nếu được dẫn dắt theo hướng đó, nhưng, như trong tất cả mọi thứ trong cuộc sống, nghiên cứu phải được thực hiện trong sự vâng phục Chúa (1 Cô-rinh-tô 10:31). Triết học có thể được sử dụng để xây dựng những lập luận đẹp đẽ và khai sáng dựa trên những gì được Chúa mặc khải là đúng, hoặc nó có thể được sử dụng để bới móc (học thuyết giải cấu) và làm bối rối một tâm trí sa ngã tin tưởng vào chính nó hơn là Đấng tạo ra nó.
Chúng ta ca ngợi Chúa vì các triết gia Cơ Đốc trong nhiều thế kỷ đã tạo ra ảnh hưởng tích cực trong thế giới triết học và đã chỉ cho mọi người biết sự thật như: Augustine, Aquinas, Calvin, Kierkegaard và những người khác. Chúng ta cũng mang ơn các nhà tư tưởng hiện đại hơn như C. S. Lewis, Alvin Plantinga, Norman Geisler, Francis Schaeffer, Ravi Zacharias và William Lane Craig, những người đã tiếp tục chứng minh rằng thần học Cơ Đốc càng giữ vững lập trường trong nghiên cứu triết học.
English
Cơ Đốc nhân có nên nghiên cứu triết học?