settings icon
share icon
Câu hỏi

Cơ Đốc nhân có nên cố gắng truyền giảng cho người vô thần?

Trả lời


Là Cơ Đốc nhân, người biết về tình yêu của Đức Chúa Trời và sự đảm bảo về sự sống đời đời trên thiên đàng, thì việc ai đó muốn trở nên một người vô thần thật là điều khó hiểu. Nhưng khi chúng ta nhận ra rằng bản chất tội lỗi và ảnh hưởng mạnh mẽ của nó lên tâm trí và tấm lòng, chúng ta bắt đầu hiểu ra nguồn gốc của người vô thần bắt đầu từ đâu. Theo Kinh Thánh, không có ai là người vô thần thật sự. Thi Thiên 19:1-2 cho chúng ta biết rằng các từng trời rao truyền sự vinh hiển Chúa. Chúng ta ngắm xem năng quyền sáng tạo trong mọi thứ Ngài đã tạo nên. Rô-ma 1:19-20 tiếp nối ý tưởng này, cho chúng ta biết rằng những gì có thể biết về Chúa đã được bày rỏ ra (c.18) cho chúng ta qua thiên nhiên tạo vật, và bất kì ai chối bỏ thì đều là "sự không tin kính và mọi sự không công bình" (c.18) Thi Thiên 14:153:1 tuyên bố rằng những ai chối bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời đều là kẻ dại dột. Vì thế người vô thần đều là người dối trá hoặc là người dại dột hoặc cả hai. Vậy, đâu là những nguyên nhân khiến họ chối bỏ Đức Chúa Trời?

Mục tiêu chính của những ai đang ở dưới sự ảnh hưởng của bản chất tội lỗi là muốn làm cho chính mình trở thành chúa mình, để có thể họ có thể tự chủ cuộc đời mình hoặc họ nghĩ như vậy. Trong khi những người vô thần tự mình xác định ý nghĩa và đạo đức cho riêng mình, rồi đến khi họ tiếp cận tôn giáo cùng với những nghĩa vụ, sự đoán phạt, và những điều răn cấm, họ không muốn đầu phục Đức Chúa Trời bởi vì tấm lòng của họ ''chống nghịch với Đức Chúa Trời", và họ không có ao ước muốn tuân theo Luật pháp của Ngài. Thực tế họ không có khả năng làm như vậy, bởi vị tội lỗi đã làm mờ mắt họ khỏi lẽ thật (Rô-ma 8:6-7). Đó là lý do tại sao người vô thần thường dành hầu hết thời gian của mình để than phiền và cãi nhau không phải về những chứng cứ thuộc linh nhưng về những điều "làm và không được làm". Bản tánh nổi loạn của họ ghét những điều răn của Đức Chúa Trời. Họ đơn giản chỉ ghét ý tưởng rằng có điều gì đó – hoặc Đấng nào đó có thể tể trị trên cuộc đời của họ. Điều họ không nhận ra ấy là thực ra Sa-tan lại đang điều khiển cuộc đời họ (Giăng 8:44; 1 Giăng 5;19), làm họ đui mù (2 Cô-rinh-tô 4:4), để chuẩn bị linh hồn của họ cho địa ngục.

Trong việc truyền giảng cho người vô thần, chúng ta không nên do dự giảng phúc âm cho ai đó chỉ vì họ tuyên bố rằng mình là người vô thần. Đừng nên quên rằng, một người vô thần cũng chỉ là những người bị hư mất giống như người theo đạo Hồi, đạo Hin-đu giáo, hay đạo Phật. Đức Chúa Trời chắc chắn muốn chúng ta rao giảng Phúc âm (Ma-thi-ơ 28:19) và bảo vệ lẽ thật của Lời Ngài (Rô-ma 1:16). Mặt khác, chúng ta không bị ràng buộc nghĩa vụ phải lãng phí thời gian của mình để cố gắng thuyết phục những người không sẵn lòng. Thực tế, chúng ta đã được cảnh báo không nên tốn quá nhiều công sức đối với những ai bày tỏ sự không quan tâm một cách rõ ràng với những sự thảo luận chân thành (Ma-thi-ơ 7:6) Chúa Giê-xu phán với các môn đồ hãy đi và giảng về Lời, nhưng Ngài không hề mong đợi họ phải ở lại bất kì đâu cho đến khi người cuối cùng ăn năn trở lại đạo (Ma-thi-ơ 10:14)

Có lẽ chiến thuật tốt nhất là cho mỗi người ít nhất trong lần đầu tiên đừng vội vàng thành kiến với họ. Mỗi câu hỏi, câu trả lời chân thành và chân thật, mang lại cho người đó cơ hội để nghe về Phúc âm. Nhưng nếu người đó chỉ tranh cãi và trở nên chống đối hoặc không muốn nghe, hãy dành thời gian đó đến với người khác. Một vài người hoàn toàn cứng lòng với Phúc âm (Châm ngôn 29:1). Họ có thể có lý hoặc vô lý, nhưng có những lý do thần học để tin rằng một vài người miễn nhiễm với những ảnh hưởng của Đức Thánh Linh (Sáng thế kí 6:3; Công vụ 7:51). Khi chúng ta nỗ lực hết mình để nói chuyện về niềm tin với ai đó, nếu họ không tiếp nhận, thì chúng ta phải "và phủi bụi chân mình" (Lu-ca 9:5) và dành thời gian của chúng ta để nói chuyện với ai có tấm lòng cởi mở. Nhưng trong hết mọi sự, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là điều chính yếu. Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta sự khôn ngoan khi chúng ta cầu xin (Gia-cơ 1:5), chúng ta nên cầu nguyện cho điều này và tin cậy Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta biết làm thế nào và khi nào kết thúc cuộc nói chuyện đối với người vô thần ưa chống đối.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Cơ Đốc nhân có nên cố gắng truyền giảng cho người vô thần?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries