Câu hỏi
Đức chúa Giê-su có ý gì khi Ngài nói: "Vác thập tự giá mình mà theo Ta" (Ma-thi-ơ 16:24; Mác 8:34; Lu-ca 9:23)?
Trả lời
Hãy bắt đầu với những gì Chúa Giê-su không có ý nói đến. Nhiều người giải thích "Thập tự giá" như là gánh nặng mà họ phải mang theo trong cuộc sống của họ: Một mối quan hệ căng thẳng, một công việc bạc bẽo (không lợi lộc gì), một căn bệnh thể chất. Với niềm kiêu hãnh tự ti (tự thương hại bản thân), Họ nói: "Đó là thập tự giá của tôi, mà tôi phải mang theo". Sự giải thích như vậy không phải là những gì mà Chúa Giê-su muốn nói khi Ngài nói: "Vác thập tự giá mình mà theo Ta"
Khi Chúa Giê-su vác thập tự giá của mình lên đồi Golgotha (hay Đồi Sọ) để bị đóng đinh, Không ai nghĩ về thập tự giá như là biểu tượng của một gánh nặng phải mang theo. Đối với một người ở thời thế kỷ thứ nhất, thập tự giá đề cập đến một điều và chỉ một điều duy nhất: Cái chết bởi sự đau đớn và sự nhục nhã nhất nghĩa là con người có thể phát triển.
Hai ngàn năm sau, các tín đồ Đấng Christ xem thập tự giá như là một biểu tương đáng quý của sự chuộc tội, sự tha thứ, ân điển và tình yêu. Nhưng trong thời Chúa Giê-su, thập tự giá không có gì ngoài cái chết tra tấn, đau đớn. Bởi vì người Rô-ma (người La-mã) đã bắt buộc các phạm nhân (tội phạm hình sự) phải vác thập tự giá của họ đến nơi bị đóng đinh, vác thập tự giá có nghĩa là mang theo thiết bị hành quyết của chính họ trong khi đối mặt với sự chế giễu, nhạo báng dọc đường đến cái chết.
Do đó, "Vác thập tự giá mình mà theo Ta" có nghĩa là sẵn sàng chết để theo Chúa Giê-su. Điều này được gọi là "diệt cái tôi (từ bỏ chính mình và sống vì Đấng Christ – Ma-thi-ơ 16:24)". Đó là sự khuất phục tuyệt đối. Sau khi Chúa Giê-su đã ra lệnh mang thập tự giá, Ngài đã nói: "Vì ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai vì Ta mà mất mạng sống thì sẽ cứu mạng sống mình. Nếu người nào được cả thế gian mà chính mình bị mất hoặc thiệt thân thì có ích gì? (Lu-ca 9:24-25, Ma-thi-ơ 16:26; Mác 8:35-36, bản dịch RVV11). Mặc dù, sự kêu gọi là khó khăn, nhưng phần thưởng là vô song.
Bất cứ nơi nào Chúa Giê-su đã đi, Ngài đã thu hút, lôi cuốn đám đông. Mặc dù, số đông này thường theo Ngài như là Đấng Mê-si-a, nhưng quan điểm của họ về Người mà Đấng Mê-si-a thật sự là – hay những gì Ngài sẽ làm – đã bị méo mó, xuyên tạc. Họ đã nghĩ rằng Đấng Christ sẽ khai mở vương quốc phục hồi. Họ đã tin rằng Ngài sẽ giải thoát họ khỏi ách cai trị áp bức của quân Rô-ma (La-mã) chiếm đóng họ. Ngay cả vòng thân cận của riêng các môn đồ của Đấng Christ cũng đã nghĩ rằng vương quốc Đức Chúa Trời sẽ đến sớm (Lu-ca 19:11). Khi Chúa Giê-su bắt đầu giảng dạy rằng Ngài sẽ chết dưới tay những nhà lãnh đạo Do-thái và dân ngoại bá chủ của họ (Lu-ca 9:22), sự nổi tiếng của Ngài (danh tiếng Ngài) đã chìm lắng xuống. Nhiều tín đồ bị sốc đã từ chối Ngài. Thực sự, họ không thể tự giết chết những ý tưởng, kế hoạch, và mong muốn của riêng mình, để trao đổi với Ngài.
Theo Chúa Giê-su thì dễ dàng khi cuộc sống diễn ra một cách trôi chảy; sự cam kết thật sự của chúng ta với Ngài được tiết lộ trong những thử thách. Chúa Giê-su đảm bảo với chúng ta rằng những thử thách sẽ đến vỡi những người theo Ngài (các tín đồ) (Giăng 16:33). Trở thành môn đồ đòi hỏi sự hy sinh, và Chúa Giê-su không bao giờ giấu chi phí đó.
Trong Lu-ca 9:57-62, ba người dường như sẵn sàng đi theo Chúa Giê-su. Khi Chúa Giê-su hỏi họ thêm, cam kết của họ là không tha thiết nhất (miễn cưỡng). Họ đã thất bại trong việc tính phí tổn của việc theo Ngài. Không một ai sẵn sàng vác thập tự giá của mình và chịu đóng đinh trên nó vì lợi ích của chính mình.
Do đó Chúa Giê-su đã có vẻ để can ngăn họ. Thật là khác hẳn với sự trình bày phúc âm điển hình! Có bao nhiêu người sẽ đáp ứng với một lời kêu gọi bàn thờ (ám chỉ một tín đồ dâng mình trên một bàn thờ cho Đức Chúa Trời (Rô- ma 12:1)): "Hãy đến mà theo Chúa Giê-su, và bạn có thể phải đối mặt với nỗi đau mất bạn bè, gia đình, danh tiếng, sự nghiệp và thậm chí là cuộc sống của chính bạn?" Số lượng người cải đạo (theo phúc âm của Đức Chúa Giê-su) sai có khả năng sẽ giảm đi. Một lời kêu gọi như vậy là những gì Chúa Giê-su muốn nói đến khi Ngài nói: "Vác thập tự giá mình mà theo Ta".
Nếu bạn tự hỏi rằng bạn đã sẵn sàng để vác thập tự giá của mình, hãy xem xét các câu hỏi sau:
"Bạn có sẵn sàng theo Chúa Giê-su nếu điều đó có nghĩa với việc mất đi một số người bạn thân nhất của bạn không?
"Bạn có sẵn sàng theo Chúa Giê-su nếu điều đó có nghĩa với việc xa lánh khỏi gia đình mình không?
"Bạn có sẵn sàng theo Chúa Giê-su nếu điều đó có nghĩa với việc mất đi danh tiếng của mình không?
"Bạn có sẵn sàng theo Chúa Giê-su nếu điều đó có nghĩa với việc mất đi sự nghiệp (công việc) của mình không?
"Bạn có sẵn sàng theo Chúa Giê-su nếu điều đó có nghĩa với việc mất đi cuộc sống của chính mình không?
Ở một số nơi trên thế giới, những hậu quả này là thực tế. Nhưng hãy chú ý đến những câu hỏi được đặt ra: "Bạn có sẵn sàng không?". Theo Chúa Giê-su không nhất thiết có nghĩa là tất cả những điều này sẽ xảy ra với bạn, nhưng bạn có sẵn sàng vác thập tự giá của mình hay không? Nếu đến một thời điểm nào đó trong cuộc sống của bạn, bạn phải đối mặt với một lựa chọn – Chúa Giê-su hay những sung túc (tiện nghi) của cuộc sống này – Bạn sẽ chọn cái nào?
Cam kết với Đấng Christ có nghĩa là vác thập tự giá của mình hàng ngày, từ bỏ hy vọng, ước mơ, tài sản của bạn, thậm chí là cuộc sống của chính bạn nếu điều đó là cần thiết cho mục tiêu của Đấng Christ. Chỉ khi bạn sẵn lòng vác thập tự giá mình, bạn mới có thể được gọi là môn đồ Ngài (Lu-ca: 14:27). Phần thưởng là đáng giá. Chúa Giê-su đã theo lời kêu gọi của Ngài: "Từ bỏ chính mình" (Vác thập tự giá mình mà theo Ta– Ma-thi-ơ 16:24) với món quà của cuộc sống trong Đấng Christ: "Vì bất cứ ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai vì Ta mà mất mạng sống thì sẽ tìm lại được" (Ma-thi-ơ 16:25, RVV11).
English
Đức chúa Giê-su có ý gì khi Ngài nói: "Vác thập tự giá mình mà theo Ta" (Ma-thi-ơ 16:24; Mác 8:34; Lu-ca 9:23)?