settings icon
share icon
Câu hỏi

Vòm Đá là gì?

Trả lời


"Vòm Đá" là một ngôi đền Hồi giáo được xây dựng trên Đền Núi ở Giê-ru-sa-lem vào năm 691 sau Công Nguyên. Vòm Đá là một phần của khu vực thánh Hồi giáo lớn hơn chiếm một phần đáng kể mà còn được gọi là Núi Mô-ri-a ở trọng tâm của Giê-ru-sa-lem. Tên gọi Vòm Đá xuất phát từ thực tế là nó được xây dựng trên phần cao nhất (mái vòm) của Núi Mô-ri-a, nơi mà người Do Thái và Cơ Đốc nhân tin rằng Áp-ra-ham đã chuẩn bị dâng con trai mình là Y-sác như một của tế lễ cho Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 22: 1-14).

Nó cũng được coi là vị trí của sân đạp lúa của A-rau-na, người Giê-bu-sít, nơi Đa-vít đã xây dựng một bàn thờ cho Chúa (II Sa-mu-ên 24:18). Nó cũng ở trên hoặc rất gần nơi đặt Đền thờ của Hê-rốt trước khi nó bị quân đội La Mã phá hủy vào năm 70 sau Công Nguyên. Một số người thậm chí còn tin rằng hòn đá có thể là vị trí của Nơi Chí Thánh, là một phần của Đền Thờ Do Thái nơi mà thầy tế lễ thượng phẩm người Do Thái sẽ bước vào mỗi năm một lần (Hê-bơ-rơ 9:7) để chuộc tội cho những tội lỗi của Y-sơ-ra-ên..

Vòm Đá là một phần của khu vực Hồi giáo lớn hơn được gọi là Đền Thánh Cao Quý (Noble Sanctuary) hoặc Al-Haram al-Sharif. Khu vực này bao gồm hơn 35 mẫu Anh và chứa cả Al-Aqsa Mosque và Vòm Đá. Sau khi người Hồi giáo nắm quyền kiểm soát Giê-ru-sa-lem vào năm 637 sau Công Nguyên, các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã tiến hành xây dựng Vòm Đá vào năm 685 sau Công Nguyên. Mất gần bảy năm để hoàn thành và ngày nay là một trong những công trình kiến trúc Hồi giáo lâu đời nhất thế giới.

Cái nền hoặc khu vực Đền Núi có Vòm Đá và nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa được xây dựng vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên dưới sự cai trị của Hê-rốt Đại Đế như là một phần trong việc xây dựng lại Đền thờ Do Thái thứ hai của ông. Chúa Giê-xu thờ phượng tại Đền thờ của Hê-rốt, và ở đó Ngài đã tiên tri về sự phá hủy của nó (Ma-thi-ơ 24:1-2). Lời tiên tri của Chúa Giê-xu đã được ứng nghiệm khi Đền thờ bị quân đội La Mã phá hủy vào năm 70 sau Công Nguyên.

Khu vực Đền Núi nơi Vòm Đá tọa lạc không chỉ quan trọng đối với người Hồi giáo là người đang kiểm soát nó bây giờ, mà còn đối với người Do Thái và Cơ Đốc nhân. Là nơi mà Đền thờ Do Thái đã từng tọa lạc, Đền Núi được coi là nơi thiêng liêng nhất trong Do thái giáo và là nơi người Do Thái và một số Cơ Đốc nhân tin rằng ngôi đền thứ ba và cuối cùng sẽ được xây dựng (2 Tê-sê-lô-ni-ca 2:4; Khải Huyền 11:1-3). Khu vực này cũng là nơi thiêng liêng thứ ba trong Hồi giáo. Vì tầm quan trọng của nó đối với cả người Do thái và người Hồi giáo, nên khu vực Đền Núi là nơi tôn giáo bị tranh cãi rất nhiều, cũng là nơi mà chính quyền Palestine và Israel đều khẳng định chủ quyền.

Vòm Đá là một cấu trúc ấn tượng, dễ dàng nhìn thấy trong nhiều bức ảnh của Giê-ru-sa-lem. Nó không chỉ nằm ở trên đỉnh núi Mô-ri-a, mà nó còn được xây dựng trên một nền được nâng cao lên tới 4,9m hơn phần còn lại của khu vực Đền Núi. Bên trong trung tâm của Vòm là điểm cao nhất của Núi Mô-ri-a. Tảng đá trần này có kích thước khoảng 18,2m x 12,2m và lên khoảng 1,8m so với sàn nhà của đền thờ. Mặc dù nhiều người nhầm lẫn khi ám chỉ Vòm Đá là một nhà thờ Hồi giáo, nhưng nó thực sự được xây dựng như một ngôi đền cho khách hành hương, mặc dù nó nằm gần một nhà thờ Hồi giáo quan trọng.

Một số người tin rằng Vòm Đá được xây dựng bởi vì theo truyền thuyết Hồi giáo, nhà tiên tri Muhammad đã được đưa đến núi Mô-ri-a bởi Thiên sứ Gáp-ri-ên và từ đó lên trời và gặp tất cả các vị tiên tri trước ông, cũng như nhìn thấy Chúa đang ngồi trên ngai của Ngài được bao quanh bởi các thiên sứ. Tuy nhiên, câu chuyện này không xuất hiện trong bất kỳ bản văn Hồi giáo nào cho đến vài thập kỷ sau khi ngôi đền được xây dựng, là điều khiến cho một số người tin rằng lý do chính mà Vòm được xây dựng là để kỷ niệm sự chiến thắng của người Hồi giáo trên Cơ Đốc nhân tại Giê-ru-sa-lem và không tôn vinh sự thăng thiên giả định của Muhammad.

Khi Israel nắm quyền kiểm soát khu vực của Giê-ru-sa-lem sau cuộc Chiến tranh Sáu Ngày năm 1967, các nhà lãnh đạo Israel đã cho phép tôn giáo Hồi giáo có thẩm quyền đối với Đền Núi và Vòm Đá như một cách giúp giữ hòa bình. Kể từ thời điểm đó người không theo đạo Hồi cũng được phép tiếp cận giới hạn trong khu vực nhưng không được phép cầu nguyện trên Đền Núi.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Vòm Đá là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries