settings icon
share icon
Câu hỏi

Mâu thuẫn/xung đột trong hội thánh nên được xử lý như thế nào?

Trả lời


Có nhiều lĩnh vực của một hội thánh mâu thuẫn/xung đột có thể phát triển. Tuy nhiên, hầu hết chúng có khuynh hướng rơi vào một trong ba phạm trù: mâu thuẫn do tội lỗi rành rành giữa các tín hữu, mâu thuẫn với ban lãnh đạo, và mâu thuẫn giữa các tín hữu. Phải thừa nhận rằng, nhiều vấn đề có thể chồng chéo với nhau và thật sự liên quan đến hai hoặc ba trong các pham trù này.

Những tín hữu phạm tội cách hiển nhiên đặt ra một xung đột cho hội thánh, như được thấy ở 1 Cô-rinh-tô 5. Hội thánh không giải quyết tội lỗi giữa các thành viên sẽ mở cánh cửa dẫn đến nhiều nan đề hơn. Hội thánh không được kêu gọi để phán xét về những người chưa tin, nhưng hội thánh được mong đợi phải đối mặt và phục hồi những tín hữu không ăn năn về các tội lỗi như những người được liệt kê trong 1 Cô-rinh-tô 5:11: “…kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa, hoặc trộm cướp”. Những cá nhân như thế thì phải không được chấp nhận bởi hội thánh cho tới khi họ sẵn sàng ăn năn. Ma-thi-ơ 18:15-17 cung ứng một quy trình chính xác cho việc đối mặt và phục hồi một tín hữu. Sự đối mặt thường nên được làm cách cẩn thận, nhu mì, và với mục đích phục hồi (Ga-la-ti 6:1). Các hội thánh kỷ luật cách yêu thương những tín hữu phạm tội sẽ cắt đi rất nhiều xung đột trong hội thánh.

Đôi khi, các tín hữu có lẽ không hài lòng với những hành động hay các chính sách của các nhà lãnh đạo hội thánh. Một sự cố sớm xảy ra trong lịch sử giáo hội minh họa cho điều này (Công Vụ 6:1-7). Một nhóm người trong hội thánh Giê-ru-sa-lem đã phàn nàn với các sứ đồ rằng một vài người không được chăm sóc như họ nên được. Tình huống đã được sửa chữa, và hội thánh đã phát triển (Công Vụ 6:7). Hội thánh đầu tiên đã sử dụng một sự mâu thuẫn như một cơ hội để cải tiến mục vụ. Tuy nhiên, khi các hội thánh không có một quy trình rõ ràng cho việc giải quyết các mối bận tâm, người ta có khuynh hướng tạo ra những diễn đàn của riêng họ. Các cá nhân có lẽ bắt đầu thu hút phiếu bầu của những người khác trong hội thánh, dự phần vào việc ngồi lê đôi mách, hay thậm chí hình thành nên một khối “những người quan tâm”. Ban lãnh đạo có thể giúp tránh những vấn đề này bằng cách trở nên những người chăn bầy quên mình, yêu thương. Các nhà lãnh đạo nên là những người phục vụ và làm gương hơn là những ông chủ (1 Phi-e-rơ 5:1-3). Các thành viên hội thánh bực dọc nên tôn kính các nhà lãnh đạo (Hê-bơ-rơ 13:7, 17), chậm buộc tội họ (1 Ti-mô-thê 5:19), và nói lẽ thật một cách yêu thương cho họ, chứ không nói xấu với những người khác về họ (Ê-phê-sô 4:15). Trong những dịp khi dường như một người lãnh đạo không đáp ứng với một mối bận tâm, một cá nhân nên theo mô hình được đặt ra trong Ma-thi-ơ 18:15-17 để bảo đảm rằng không có sự nhầm lẫn nào liên quan đến lập trường (quan điểm) mà mỗi bên đứng. Kinh Thánh cảnh cáo rằng con người trong một hội thánh có thể có những mâu thuẫn với nhau. Một số mâu thuẫn phát sinh từ lòng kiêu ngạo và sự ích kỷ (Gia-cơ 4:1-10). Một số mâu thuẫn xảy đến bởi vì những sự phạm lỗi chưa được tha thứ (Ma-thi-ơ 18:15-35). Đức Chúa Trời bảo chúng ta cố gắng để đạt sự hòa bình (Rô-ma 12:18; Cô-lô-se 3:12-15). Chính trách nhiệm của mỗi tín hữu là cố tìm cách giải quyết mâu thuẫn. Một vài bước căn bản hướng đến cách giải quyết bao gồm những điều sau:

1. Phát triển một thái độ tấm lòng thích hợp – hãy nhu mì (Ga-la-ti 6:1); khiêm nhường (Gia-ca 4:10); tha thứ (Ê-phê-sô 4:31,32); và nhẫn nại (Gia-cơ 1:19,20).

2. Đánh giá phần của bạn trong sự mâu thuẫn đó – Ma-thi-ơ 7:1-5, Giang 7:24 (gỡ cây đà khỏi mắt của bạn trước là cần thiết trước khi giúp những người khác).

3. Hãy đi đến với cá nhân đó (chứ không phải với những người khác) để nói lên mối bận tâm của bạn – Ma-thi-ơ 18:15. Điều này phải được thực hiện trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:15) chứ không chỉ đơn giản để xả ra một lời than phiền hay để trút cảm xúc. Buộc tội một người có khuynh hướng khuyến khích sự tự vệ. Do vậy, hãy đề cập nan đề hơn là công kích cá nhân. Điều này sẽ cho người đó một cơ hội tốt hơn để làm rõ tình huống hay tìm kiếm sự tha thứ cho lỗi đã phạm.

4. Nếu nỗ lực đầu tiên để giải quyết vấn đề không đạt được kết quả cần muốn, hãy tiếp tục với một người khác, là người có thể giúp làm trung gian (Ma-thi-ơ 18:16). Hãy nhớ rằng mục đích của bạn không phải là để thắng một lý lẽ; nhưng là để kéo người anh em trong đức tin đến sự giải hòa. Do đó, hãy chọn một người nào đó có thể giúp bạn giải quyết mối xung đột đó.

Mâu thuẫn được giải quyết tốt nhất khi các cá nhân đầy lòng cầu nguyện và khiêm cung tập chú vào việc yêu thương những người khác, với ý định phục hồi lại các mối liên hệ. Hầu hết các mâu thuẫn trong một hội thánh sẽ có thể giải quyết được nếu các nguyên tắc Kinh Thánh ở trên được noi theo. Tuy nhiên, có những lúc sự tâm vấn bên ngoài có thể có ích. Chúng tôi khuyên nên sử dụng các nguồn lực như Các Mục Vụ Người Tạo Lập Hòa Bình (www.hispeace.org)

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Mâu thuẫn/xung đột trong hội thánh nên được xử lý như thế nào?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries