Câu hỏi
Hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời có nghĩa là gì?
Trả lời
Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi (Phục truyền luật lệ ký 6:4-5). Điều này được gọi là Shema, bắt nguồn từ từ đầu tiên nghĩa là "nghe thấy" trong tiếng Hê-bơ-rơ. Người Hê-bơ-rơ hiện đại coi việc thực hành Shema cả buổi tối và buổi sáng là một trong những nhiệm vụ thiêng liêng nhất của họ. Nó được Chúa Giê-xu trích dẫn là "điều răn thứ nhất và lớn hơn hết" (Ma-thi-ơ 22: 36-37).
Điều răn này dường như là không thể tuân theo. Bởi vì, trong trạng thái tự nhiên của con người, điều đó là không thể. Không có bằng chứng nào rõ hơn về việc con người không có khả năng tuân theo Luật của Đức Chúa Trời hơn là điều răn này. Không một con người nào với bản chất sa ngã có thể yêu Chúa bằng cả trái tim, tâm hồn và sức mạnh suốt 24 giờ một ngày. Điều này là không thể với một người. Nhưng không vâng giữ bất kỳ điều răn nào của Đức Chúa Trời là tội lỗi. Do đó, ngay cả khi không kể đến những tội lỗi mà chúng ta phạm phải hàng ngày, tất cả chúng ta đều bị kết án bởi việc chúng ta không thể thực hiện điều răn này. Đây là lý do Chúa Giê-xu liên tục nhắc nhở những người Pha-ri-si về việc họ không thể giữ Luật của Chúa. Ngài cố gắng để họ nhân thấy sự phá sản hoàn toàn về tinh thần và nhu cầu của họ về một Đấng Cứu Thế. Nếu không có sự thanh tẩy tội lỗi mà Ngài ban cho, và sự hiện diện đầy quyền năng của Đức Thánh Linh, Đấng sống trong tấm lòng của người được cứu chuộc, yêu Chúa ở bất kỳ mức độ nào cũng đều là không thể.
Nhưng, là Cơ Đốc nhân, chúng ta đã được thanh tẩy tội lỗi và chúng ta có Chúa Thánh Linh. Vậy làm thế nào để chúng ta bắt đầu yêu Chúa theo cách chúng ta nên làm? Giống như người đàn ông trong Mác 9:24 đã cầu xin Chúa giúp đỡ trong sự vô tín của mình, chúng ta cũng có thể xin Chúa giúp chúng ta trong những lĩnh vực mà chúng ta chưa yêu mến Ngài bằng tất cả tấm lòng, tâm hồn, trí tuệ và sức mạnh của mình. Đó là quyền năng của Ngài mà chúng ta cần phải làm những điều không thể, và chúng ta bắt đầu bằng cách tìm kiếm và chiếm hữu năng quyền đó.
Trong hầu hết các trường hợp, tình yêu và tình cảm của chúng ta đối với Chúa ngày càng mãnh liệt theo thời gian trôi qua. Chắc chắn, các Cơ Đốc nhân trẻ mới được cứu đã nhận thức rất rõ về tình yêu của Đức Chúa Trời và tình yêu của họ dành cho Ngài. Nhưng chính nhờ sự chứng kiến sự thành tín của Ngài trong suốt thời gian đấu tranh và thử thách mà một tình yêu sâu sắc dành cho Chúa cứ lớn dần. Theo thời gian, chúng ta chứng kiến lòng trắc ẩn, lòng thương xót, ân sủng và tình yêu của Ngài đối với chúng ta, cũng như sự căm ghét của Ngài đối với tội lỗi, sự thánh thiện và sự công bình của Ngài. Chúng ta không thể yêu một người mà chúng ta không biết, vì vậy, nhận biết Ngài nên là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Những người tìm kiếm Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, những người thực hiện nghiêm túc điều răn yêu mến Ngài hơn tất cả, là những người bị tiêu hao bởi những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Họ háo hức học hỏi Chúa Đức Chúa Trời, háo hức cầu nguyện, mong muốn vâng lời và tôn vinh Chúa trong mọi việc, và mong muốn chia sẻ Chúa Giê-xu Christ với người khác. Chính nhờ những kỷ luật thiêng liêng này mà tình yêu dành cho Chúa lớn lên và trưởng thành trước vinh quang của Chúa.
English
Hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời có nghĩa là gì?