settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao Đức Chúa Trời đòi hỏi đức tin?

Trả lời


Mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời tương tự như mối liên hệ của chúng ta với những người khác mà trong đó tất cả mọi mối liên hệ đều đòi hỏi đức tin. Chúng ta không thể nào biết đầy đủ về bất kỳ người nào khác. Chúng ta không thể kinh nghiệm tất cả những gì họ trải nghiệm và cũng không thể thâm nhập vào trong tâm trí của họ để biết được những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Châm ngôn 14:10 nói rằng, “Chỉ có lòng mình hiểu được sự cay đắng của linh hồn mình, và người ngoài không thể chia xẻ niềm vui của nó.” Chúng ta cũng không có khả năng biết được đầy đủ ngay cả những gì trong chính tấm lòng của mình. Giê-rê-mi 17:9 có nói rằng lòng người ta là gian ác và dối trá, “Ai có thể biết được?” Nói cách khác, tấm lòng con người là thứ mà nó tìm cách che giấu chiều sâu tội ác của nó, lừa dối ngay cả chính chủ nhân của nó. Chúng ta làm điều này qua việc đổ lỗi, biện minh cho hành vi sai trái, và giảm thiểu lỗi lầm của mình, vv…

Bởi vì chúng ta không có khả năng biết người khác một cách đầy đủ, nên đức tin (sự tin cậy) đến một mức độ nào đó là thành phần không thể thiếu trong tất cả mọi mối liên hệ. Ví dụ, người vợ vào trong xe ngồi cho chồng chở đi, tin rằng anh ta lái xe an toàn, cho dù trên những con đường vào mùa đông có những lúc anh ta lái nhanh hơn cô ấy. Cô ấy tin anh ta lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho họ. Tất cả chúng ta chia xẻ thông tin về mình với người khác, tin tưởng họ sẽ không phản bội chúng ta khi được biết về thông tin ấy. Chúng ta lái xe trên đường, tin tưởng những người lái xe xung quanh mình đi theo đúng luật giao thông. Cũng vậy, bởi vì chúng ta không thể biết người khác cách đầy đủ, cho dù với người lạ hay với những người bạn thân và bạn đồng hành, nên lòng tin luôn luôn là thành phần thiết yếu trong những mối liên hệ của chúng ta.

Nếu chúng ta không thể biết hết về con người hữu hạn của đồng loại mình, thì làm thế nào chúng ta có thể mong được biết đầy đủ về một Đức Chúa Trời vô hạn? Thậm chí nếu Ngài có muốn bày tỏ chính mình Ngài cho chúng ta một cách đầy đủ đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể hiểu hết về Ngài. Nó giống như cố gắng đổ đại dương (với số lượng dường như là vô hạn) vào trong một cái bình một lít (hữu hạn) vậy... Không thể được! Dù sao, chúng ta có thể có những mối quan hệ ý nghĩa ngay cả với những người khác để rồi chúng ta tăng thêm lòng tin cậy nhờ sự hiểu biết về họ và tính cách của họ, vì vậy mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ đầy đủ về chính mình Ngài qua tạo vật của Ngài (Rô-ma 1:18-21), qua Lời đã được viết, là Kinh thánh (2 Ti-mô-thê 3:16-17; 2 Phi-e-rơ 1:16-21), và qua Con của Ngài (Giăng 14:9), đến nỗi chúng ta có thể vào trong mối liên hệ ý nghĩa với Ngài. Nhưng điều này chỉ có thể có được khi rào cản về tội lỗi của ai đó được tẩy xóa bởi lòng tin vào con người và công việc của Đấng Christ trên thập tự giá là việc trả món nợ tội lỗi của họ. Đây là điều cần thiết bởi vì, như việc cả hai ánh sáng và bóng tối không thể hội hiệp nhau thể nào thì cũng như thế, một Đức Chúa Trời thánh khiết không thể nào có mối liên hệ với một tội nhân trừ phi tội lỗi của người ấy đã được trả xong và tẩy xóa. Đức Chúa Jesus Christ, Con của Đức Chúa Trời là Đấng vô tội, đã chết trên thập tự giá để cất lấy hình phạt của chúng ta và thay đổi chúng ta để rồi người tin nơi Ngài có thể trở thành con của Đức Chúa Trời và được sống đời đời trong sự hiện diện của Ngài (Giăng 1:12; 2 Cô-rin-tô 5:21; 2 Phi-e-rơ 3:18; Rô-ma 3:10-26).

Trong quá khứ đã có những lần mà Ngài bày tỏ chính mình Ngài “một cách rõ ràng” hơn cho con người. Một thí dụ trong vấn đề này là lúc ra khỏi xứ Ê-díp-tô, khi Đức Chúa Trời bày tỏ sự chăm sóc của Ngài cho dân Is-ra-ên bằng cách giáng những tai vạ lạ lùng trên người Ê-díp-tô cho đến khi họ sẳn sàng để cho dân Is-ra-ên được thoát khỏi ách nô lệ. Sau đó Đức Chúa Trời rẽ Biển Đỏ, để cho khoảng hai triệu người Is-ra-ên vượt qua trên đất khô. Lúc ấy, khi quân Ê-díp-tô tìm cách đuổi theo họ cũng qua con đường này, thì Ngài đã đem nước phủ lấp họ (Xuất Ê-díp-tô ký 14:22-29). Sau đấy, trong đồng vắng, Đức Chúa Trời đã nuôi họ một cách kỳ diệu bằng ma-na, và dẫn dắt họ bằng trụ mây trong ban ngày, và trụ lửa vào ban đêm, những sự tiêu biểu có thể thấy được về sự hiện diện của Ngài với họ (Xuất Ê-díp-tô ký 15:14-15)

Tuy nhiên, mặc dù những sự thể hiện về tình yêu, sự dẫn dắt, và quyền năng của Ngài được lặp đi lặp lại nhưng dân Is-ra-ên vẫn chối từ không chịu tin Ngài khi Ngài muốn họ tiến vào miền Đất Hứa. Thay vào đó họ đã chọn tin vào lời của mười người làm cho họ khiếp sợ với những câu chuyện về những thành có tường bao quanh và bộ dạng khổng lồ của một số người dân trong vùng đất đó (Dân số ký 13:26-33). Những sự kiện này cho thấy rằng sự mặc khải xa hơn nữa của Đức Chúa Trời về chính Ngài cho chúng ta sẽ không có hiệu quả lớn hơn dựa trên khả năng chúng ta tin cậy Ngài. Nếu như Đức Chúa Trời tương tác với con người đang sống ngày hôm nay trong cách giống như thế, chúng ta chắc đáp ứng không khác gì hơn là dân Is-ra-ên bởi vì tấm lòng tội lỗi của chúng ta cũng giống như là của họ mà thôi.

Kinh thánh cũng nói về thời kỳ tương lai khi Đấng Christ được vinh hiển sẽ trở lại để cai trị trái đất từ Giê-ru-sa-lem trong 1,000 năm (Khải huyền 20:1-10). Nhiều người nữa sẽ được ra đời trên đất trong thời gian trị vì của Đấng Christ. Ngài sẽ cai trị với công lý và sự công bình trọn vẹn, nhưng, bất chấp sự cai trị hoàn hảo của Ngài, Kinh thánh nói rằng khi mãn hạn 1,000 năm, Sa-tan sẽ không gặp khó khăn gì trong việc huy động một đội quân nổi lên chống lại sự cai trị của Đấng Christ. Biến cố trong tương lai về thiên hy niên và sự kiện về việc ra khỏi Ê-díp-tô trong quá khứ cho thấy rằng vấn đề không phải là Đức Chúa Trời đã không bày tỏ chính mình Ngài cho con người một cách đầy đủ; nhưng đúng hơn, vấn đề là tấm lòng tội lỗi trong con người nổi loạn chống nghịch lại với sự cai trị bằng tình yêu của Đức Chúa Trời. Chúng ta muốn một cách sai trái được tự mình cai trị mình.

Đức Chúa Trời đã bày tỏ đầy đủ về bản chất của Ngài cho chúng ta để chúng ta có thể tin cậy Ngài. Ngài đã thể hiện qua những sự kiện xảy ra trong lịch sử, trong các hoạt động của thiên nhiên, và qua cuộc đời của Đức Chúa Jesus Christ rằng Ngài là Đấng toàn năng, toàn tri, toàn ái, thánh khiết tuyệt đối, không hề thay đổi, và hằng còn đến đời đời. Và trong sự mặc khải ấy, Ngài đã cho thấy rằng Ngài xứng đáng được tin cậy. Nhưng, cũng như đối với dân Is-ra-ên trong đồng vắng, sự chọn lựa là của chúng ta ấy là mình có muốn đặt lòng tin cậy nơi Ngài hay không mà thôi. Thông thường, chúng ta có xu hướng để làm quyết định này dựa trên những gì chúng ta nghĩ chúng ta biết về Đức Chúa Trời chớ không phải là những gì mà Ngài đã bày tỏ về chính mình Ngài và có thể hiểu được về Ngài qua việc nghiên cứu cẩn thận Lời vô ngộ, là Kinh thánh. Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy bắt đầu nghiên cứu cẩn thận Kinh thánh, để bạn có thể nhận biết Đức Chúa Trời qua lòng tin cậy vào Con của Ngài, là Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng đã đến trên đất để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của mình, để rồi chúng ta có thể có được tình bằng hữu ngọt ngào với Đức Chúa Trời trong cả ngay bay giờ cũng như trong cách đầy đủ hơn vào một ngày nào đó trên thiên đàng. English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Đức Chúa Trời đòi hỏi đức tin?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries