Câu hỏi
Cơ Đốc nhân có nên thừa nhận tín ngưỡng của những người theo tôn giáo khác hay không?
Trả lời
Trong thời đại của “lòng khoan dung”, chủ nghĩa đạo đức tương đối được chào mời như đức tính quan trọng nhất. Người theo thuyết tương đối nói rằng mỗi hệ thống triết học, tư tưởng, và tín ngưỡng đều có giá trị như nhau, và đáng được tôn trọng như nhau. Nếu chúng ta ưu ái một hệ thống niềm tin này hơn hệ thống khác, hoặc tệ hơn là cho rằng mình biết lẽ thật tuyệt đối sẽ bị coi là có tư tưởng hẹp hòi, không khai sáng, thậm chí là mù quáng.
Tất nhiên, mỗi tôn giáo đều mang những tín lý độc quyền, loại trừ lẫn nhau, và những người chủ trương tương đối không thể hòa giải những mâu thuẫn nếu dựa vào logic. Thí dụ, Kinh Thánh dạy: “Theo như đã định, loài người phải chết một lần rồi phải chịu sự phán xét” (Hê 9:27), trong lúc một số tôn giáo Đông Phương dạy thuyết Luân Hồi. Vậy thì, chúng ta chết một lần hay chết nhiều lần? Không thể nào cả hai giáo huấn đều là lẽ thật. Những người theo thuyết tương đối sẽ định nghĩa là "lẽ thật" để tạo ra một thế giới mâu thuẫn, nơi mà những "lẽ thật" loại trừ lẫn nhau có thể cùng tồn tại.
Chúa Giê-xu phán: “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi Ta không một ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6) Cơ Đốc nhân nhìn nhận Lẽ Thật là một Thân Vị (có nhân tính), không đơn thuần là một khái niệm. Việc thừa nhận lẽ thật nầy khiến Cơ Đốc nhân trở nên rất khác biệt so với những người "Tư Duy Cởi Mở" của thời đại chúng ta. Cơ Đốc giáo thừa nhận cách công khai rằng Chúa Giê-xu sống lại từ trong kẻ chết (Rô 10:9-10). Nếu một người thật sự tin vào sự sống lại làm sao anh ta có thể “cởi mở” với khẳng định của người không tin cho rằng Chúa Giê-xu không bao giờ sống lại? Nếu một Cơ Đốc nhân chối bỏ sự giáo huấn rõ ràng của lời Chúa là phản bội Đức Chúa Trời.
Lưu ý là chúng ta đang nói về những tin lý thiết yếu của niềm tin của chúng ta. Một số tín lý (như sự sống lại bằng thân thể của Đấng Christ) là không thể thương lượng. Một vài điều khác có thể đưa ra tranh luận, như ai viết sách Hê-bơ-rơ hoặc loại “giằm xóc” mà Phao-lô đã viết nghĩa là gì. Chúng ta nên tránh sa đà vào những cuộc tranh luận về các vấn đề phụ (2 Tim 2:23; Tít 3:9)
Thậm chí khi tranh luận / đối thoại trên những giáo lý nền tảng, một Cơ Đốc nhân nên biết kiềm chế và tôn trọng. Bất đồng về lập trường khác với việc chê bai cá nhân. Chúng ta phải giữ vững lẽ thật trong khi vẫn bày tỏ tình thương đối với người chất vấn lẽ thật đó. Giống như Chúa Giê-xu, chúng ta phải có đầy đủ cả hai “Ân điển” và “Lẽ thật” (Giăng 1:14). Phi-e-rơ tập trung vào việc quân bình giữa cách trả lời thắc mắc, chất vấn của ai đó và bày tỏ tính khiêm tốn “... Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ thắc mắc về sự trông cậy trong anh em, nhưng phải làm việc nầy bằng sự khiêm tốn và tôn trọng.” (1 Phi-e-rơ 3:15).
English
Cơ Đốc nhân có nên thừa nhận tín ngưỡng của những người theo tôn giáo khác hay không?