settings icon
share icon
Câu hỏi

Cơ Đốc nhân nên kỷ luật con thế nào? Kinh Thánh nói gì?

Trả lời


Làm sao để kỷ luật con là công việc khó nhưng lại là điều rất quan trọng. Một số người cho rằng việc kỷ luật thân thể như đánh đòn là phương pháp duy nhất Kinh Thánh ủng hộ. Một số khác khẳng định hình thức kỷ luật như quỳ gối, và một số hình phạt khác mà không dùng cách đánh đòn sẽ có hiệu quả lâu dài hơn. Kinh Thánh nói gì? Kinh Thánh dạy rằng kỷ luật thân thể là điều thích hợp, ích lợi và cần thiết.

Chúng tôi không hề chủ trương việc bạo hành trẻ em. Trẻ em không bao giờ phải chịu sự kỷ luật đến nỗi gây ra tổn thương thân thể thực sự. Theo như Kinh Thánh, việc kỷ luật thân thể thích đáng và tiết chế sẽ góp phần vào lợi ích và sự trưởng thành hợp lý cho một đứa trẻ.

Nhiều đoạn Kinh Thánh khuyến khích việc kỷ luật thân thể. “Chớ tha sửa phạt trẻ thơ; Dầu đánh nó bằng roi vọt, nó chẳng chết đâu. Khi con đánh nó bằng roi vọt, ắt giải cứu linh hồn nó khỏi âm phủ.” (Châm ngôn 23:13-14; cũng xem 13:24; 22:15; 20:30) Kinh Thánh nhấn mạnh về tầm quan trọng của kỷ luật, đó là điều quan trọng để trở thành một người có ích. Việc học hỏi dễ dàng hơn nhiều khi chúng ta còn nhỏ. Con cái không được kỷ luật thường trở nên bất trị khi lớn lên, không tôn trọng nhà cầm quyền, và hậu quả dễ thấy là khó có lòng vâng lời, và đi theo Chúa. Chính Đức Chúa Trời dùng những kỷ luật để sửa dạy chúng ta và dẫn dắt chúng ta vào đường ngay thẳng và khuyên giục chúng ta ăn năn những việc làm sai quấy. (Thi Thiên 94:12; Châm ngôn 1:7; 6:23; 12:1; 13:1; 15:5; Ê-sai 38:16; Hê-bơ-rơ 12:9)

Để áp dụng kỷ luật chính xác và phù hợp theo những qui luật trong Kinh Thánh, cha mẹ phải quen thuộc với những lời khuyên răn trong Kinh Thánh liên quan đến kỷ luật. Sách Châm Ngôn chứa đầy dẫy sự khôn ngoan liên quan đến việc nuôi dạy con cái như là “Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan; Còn con trẻ phóng túng làm mắc cỡ cho mẹ mình” Châm ngôn 29:15. Câu Kinh Thánh này đưa ra hậu quả của việc không vâng lời - "Làm mắc cỡ cho mẹ mình". Dĩ nhiên kỷ luật phải có mục tiêu là khiến con cái nên người và không bao giờ lạm dụng để trừng phạt và ngược đãi con cái. Không bao giờ trút cơn giận hoặc bực bội.

Kỷ luật dùng để sửa dạy con người đi theo đường lối ngay thẳng. “Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” Hê-bơ-rơ 12:11. Kỷ luật của Đức Chúa Trời là tình yêu thương, nó cũng như tình yêu của cha mẹ đối với con cái. Kỷ luật thân thể con không bao giờ là việc làm đau đơn hay có hại cho cơ thể của các em trong thời gian dài. Hình phạt thân thể con cái nên luôn luôn tiếp theo liền bằng sự xoa dịu để bảo đảm cho con cái biết rằng cha mẹ yêu con. Trong những giây phút này là thời điểm tốt nhất để cha mẹ dạy con cái biết Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta là Ngài yêu chúng ta cũng giống như cha mẹ, chúng ta làm như thế vì con cái chúng ta.

Có thể có những hình thức kỷ luật khác. Như là bắt quỳ gối thay vì đánh phạt. Một số phụ huynh thấy rằng hình thức đánh phạt không đem lại kết quả tốt cho con cái. Một số phụ huynh thấy rằng bắt quỳ gối hoặc cho nó đi chỗ khác có hiệu quả hơn là khuyến khích con cái thay đổi cách cư xử. Nếu đó là những trường hợp có cần, bằng tất cả các phương pháp, phụ huynh nên dùng những phương pháp đưa ra tốt nhất theo sự thay đổi cư xử cần thiết. Trong khi Kinh Thánh tán thành việc đánh phạt không thể chối cãi. Kinh Thánh quan tâm nhiều hơn với mục tiêu xây dựng nhân cách tin kính hơn là phương pháp nghiêm khắc dùng để đạt được mục tiêu đó.

Sự việc trở nên khó khăn hơn khi chính phủ bắt đầu xếp loại những hình thức kỷ luật thân thể vào hạng mục bạo hành trẻ em. Nhiều phụ huynh không đánh đòn con mình vì sợ việc này bị thông báo đến chính quyền và có nguy cơ bị tước quyền nuôi con. Cha mẹ nên làm gì nếu chính phủ xem việc đánh đòn con cái là bất hợp pháp? Theo Rô-ma 13:1-7, cha mẹ nên vâng phục chính phủ. Một chính phủ không bao giờ nên mâu thuẫn với lời của Đức Chúa Trời. Việc đánh đòn, theo Kinh Thánh, là lợi ích của các em. Tuy nhiên việc giữ các em trong gia đình là rất quan trọng, ít ra là các em sẽ nhận một số hình thức kỷ luật nào đó, hơn là để cho chúng được “chăm sóc” bởi chính phủ.

Trong Ê-phê-sô 6:4, cha mẹ không được chọc giận con cái. Thay vì vậy phải mang chúng đến với đường lối của Đức Chúa Trời. Nuôi dạy con cái trong “sự huấn luyện và hướng dẫn của Chúa.” Nó bao gồm sự kỷ luật thân thể nhưng phải tiết chế, mang tính hướng dẫn và trong tình yêu thương.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Cơ Đốc nhân nên kỷ luật con thế nào? Kinh Thánh nói gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries