Câu hỏi
Đức Chúa Trời là thần điều này có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời
Sự giảng dạy rằng "Đức Chúa Trời là thần" đã được tìm thấy trong Giăng 4:24: "Đức Chúa Trời là thần, và những ai thờ phượng Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy." Chúa Giê-xu đã phán điều này với một người đàn bà đã cho rằng cách đúng đăng thờ phượng Đức Chúa Trời có liên quan đến nơi chốn vật lý (nơi chốn rõ ràng).
Thực tế, Đức Chúa Trời là thần có ý nghĩa là Đức Chúa Cha không có thân thể như loài người. Đức Chúa Con đã đến trái đất này trong hình thể loài người (Giăng 1:1, 14), nhưng Đức Chúa Cha thì đã không. Đức Chúa Giê-xu là duy nhất như là Em-ma-nu-ên, "Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta" (Ma-thi-ơ 1:23). Dân số ký 23:19 nhấn mạnh tính chân thực của Đức Chúa Trời qua sự tương phản về Ngài với con người hay chết: "Đức Chúa Trời không phải là con người nên Ngài không nói dối. Ngài không phải là con người nên Ngài không đổi ý. …"
Một số người đặt câu hỏi tại sao Kinh Thánh đôi khi nói về Đức Chúa Trời như là Ngài có thân thể. Thí dụ, sách Ê-sai 59:1 đề cập đến "tay" và "tai" của Đức Chúa Trời. 2 Sử ký 16:9 nói về "mắt" của Đức Chúa Trời. Ma-thi-ơ 4:4 đặt những lời trong "miệng" của Đức Chúa Trời. Trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 33:27 Đức Chúa Trời có "cánh tay." Tất cả những câu này là những thí dụ về thuyết hình người— một cách mô tả về Đức Chúa Trời với kết cấu hoặc những thuật ngữ cảm xúc để con người có thể hiểu rõ hơn về Ngài. Việc sử dụng thuyết hình người, một dạng ngôn ngữ tượng trưng, không có hàm ý rằng Đức Chúa Trời có thân thể thật sự.
Để nói rằng Đức ChúaTrời là thần là nói rằng Đức Chúa Cha là vô hình. Cô-lô-se 1:15 gọi Đức Chúa Trời là 'Đức Chúa Trời vô hình." 1 Ti-mô-thê 1:17 ca ngợi Đức Chúa Trời, nói rằng: "Vua của các thời đại, bất tử, vô hình, là Đức Chúa Trời duy nhất, là vinh dự và vinh hiển mãi mãi. Amen"
Mặc dù Đức Chúa Trời là thần, Ngài cũng là một cá nhân, và hiện đang sống. Như vậy, chúng ta có thể biết về Ngài một cách cá nhân. Giô-xuê 3:10 nói về Đức Chúa Trời theo cách này, nói rằng: "Anh em sẽ biết rằng Đức Chúa Trời hằng sống ngự giữa anh em." Thi-thiên 84: 2 tuyên bố rằng, "… tấm lòng và xác thịt tôi vui ca hát cho Đức Chúa Trời hằng sống."
Về mặt triết học, Đức Chúa Trời phải là thần để Ngài là vô tận. Ngoài ra, nếu Đức Chúa Trời bị giới hạn trong thân thể vật chất, Ngài không thể có mặt ở khắp nơi (trong mọi nơi cùng một lúc, Thi-Thiên 139:7-12; Giê-re-mi 23:23-24; Cô-lô-se 1:16-17; Hê-bơ-rơ 4:13). Đức Chúa Cha không bị giới hạn bởi không gian của những thứ được tạo ra nhưng có thể tồn tại ở mọi nơi cùng một lúc. Trước tiên Đức Chúa Trời là Đấng vô thuỷ vô chung, bởi vì đó là năng quyền đằng sau tất cả mọi sự hiện hữu khác.
Điều thú vị là trong Giăng 4:24 Chúa Giê-xu làm nên sự nối kết giữa Đức Chúa Trời là thần và việc thờ phượng Ngài bằng tâm thần và lẽ thật. Ý tưởng là, vì Đức Chúa Trời là thần, nên con người phải thờ phượng Ngài một cách đúng đắng (bằng lẽ thật) và tâm linh (với linh hồn và trái tim), trái với việc dựa vào truyền thống, nghi lễ và nơi chốn thờ phượng (nơi được coi là linh thiêng).
English
Đức Chúa Trời là thần điều này có ý nghĩa như thế nào?