Câu hỏi
Sự hài hòa của các sách Phúc Âm là gi?
Trả lời
sự “hòa thanh” của các sách Phúc Âm là sự thỏa thuận giữa bốn sách Phúc Âm. Bốn sách Phúc Âm Tân Ước giống như những ca sĩ trong dàn đồng ca bốn giọng. Mỗi giọng đều có một phần riêng biệt để hát, tất cả các phần hòa lại để tạo nên một tác phẩm đẹp. Mỗi sách trong bốn sách Phúc Âm đưa ra những lời chứng về Chúa Jesus từ những quan điểm khác nhau đôi chút, nhưng tất cả đều kể cùng một câu chuyện. Vì vậy, tất cả đều ở trong sự hài hòa với cái khác. Những quyển sách sắp xếp những bản mô tả Phúc Âm theo trình tự thời gian được gọi là những sự hài hòa của các sách Phúc Âm, và một vài Kinh Thánh bao gồm một phần tham khảo được gọi là một sự hài hòa của các sách Phúc Âm cũng làm tương tự như vậy.”.
Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca được gọi là những sách Phúc Âm Đồng Quan bởi vì chúng bao gồm nhiều sự kiện tương tự nhau từ đời sống của Chúa Jesus (từ “Đồng Quan” có nghĩa là “đồng quan điểm”). Sách Giăng đứng riêng lẻ, lấp đầy những chổ trống của những sách khác để lại. Mỗi sách trong bộ sách Phúc Âm được viết cho một đối tượng độc giả khác biệt và nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau trong chức vụ của Chúa Jesus. Phúc Âm Ma-thi-ơ được viết chủ yếu cho người Do Thái và nhấn mạnh làm sao Chúa Jesus đã ứng nghiệm hoàn toàn lời tiên tri về một vị Vua Cứu Thế. Phúc Âm Mác được viết chủ yếu cho người dân ngoại, vì vậy nó bao gồm một ít lời tiên tri Cựu Ước và giải thích nhiều từ ngữ và phong tục Do Thái. Chúa Jesus được mô tả trong Phúc Âm Mác như là người Tôi Tớ Chúa. Phúc Âm Lu-ca cũng được viết chủ yếu cho dân ngoại, vì vậy mà nó cũng giải thích những phong tục Do Thái và cách dùng những tên Hy Lạp. Lu-ca trình bày để viết một sự tường thuật theo thứ tự về cuộc đời Chúa Jesus và cho thấy Chúa Jesus là Con Người, nhấn mạnh nhân tánh của Ngài. Phúc Âm Giăng nhấn mạnh Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời và bao gồm những sự khải thị của Chúa Jesus về chính Ngài hơn bất kỳ sách Phúc Âm nào khác. Phúc Âm Giăng cũng cho thấy nhiều bức tranh chi tiết về những sự kiện diễn ra suốt những ngày cuối cùng của Chúa Jesus.
Một số người cố gắng không tin Kinh Thánh qua việc chỉ ra những điều dường như mâu thuẫn nhau trong những câu chuyện Phúc Âm. Họ tìm ra những sự khác biệt trong trật tự mà những sự kiện đó được trình bày hoặc những chi tiết nhỏ trong những sự kiện đó. Khi bốn bản sách được đặt cạnh nhau, chúng ta thấy chúng không tuân theo trình tự thời gian chặt chẽ. Đó là vì nhiều câu chuyện được sắp xếp theo trật tự chủ đề, nơi mà những sự kiện được nhóm lại theo những chủ đề giống nhau. Sự tiếp cận theo đề tài là cách hầu hết chúng ta đều dùng trong đối thoại mỗi ngày.
Những khác biệt trong những chi tiết nhỏ, như là số lượng thiên sứ tại mộ phần của Chúa Cứu Thế (Ma-thi-ơ 28:5; Mác 16:5; Lu-ca 24:4; Giăng 20:12) cũng được trả lời bởi sự cho phép đoạn văn bản nói về chính nó. Ma-thi-ơ và Mác nói đến “một thiên sứ”, trong khi Lu-ca và Giăng nói hai thiên sứ. Tuy nhiên, Ma-thi-ơ và Mác không bao giờ nói “chỉ có” một thiên sứ; họ chỉ đơn giản nói có một thiên sứ hiện ra. Những khác biệt đó là bổ sung cho nhau, không mâu thuẫn nhau. Thông tin mới có thể được thêm vào, nhưng không bao giờ phủ nhận tính xác thực của những thông tin cũ.
Giống như phần còn lại của Kinh Thánh, bốn sách Phúc Âm là lời chứng đẹp về sự khải thị của Đức Chúa Trời cho loài người. Hãy hình dung một người thâu thuế (Ma-thi-ơ), một gã Do Thái không được đào tạo với lịch sử như là một người bỏ việc (Mác), một bác sĩ La Mã (Lu-ca), và một người đánh cá Do Thái (Giăng) tất cả đều viết những lời chứng hài hòa về cuộc đời của Chúa Jesus. Nếu không có sự can thiệp của Đức Chúa Trời, không có cách nào mà họ có thể viết những câu chuyện chính xác lạ lùng như vậy (II Ti-mô-thê 3:16). Lịch sử, lời tiên tri, và những chi tiết cá nhân cùng nhau hòa hợp tạo nên một bức tranh vô cùng chính xác về Chúa Jesus – Đấng Cứu Thế, Vua, Tôi tớ và Con của Đức Chúa Trời.
English
Sự hài hòa của các sách Phúc Âm là gi?