Câu hỏi
Con người được tạo nên giống hình ảnh và giống như Thiên Chúa có nghĩa gì (Sáng thế ký 1:26-27)?
Trả lời
Vào ngày sáng tạo cuối cùng Đức Chúa Trời nói: " Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất." (Sáng thế ký 1:26). Vì thế Ngài đã hoàn thành công việc của Ngài bằng cách chạm vào một cá nhân “Thiên Chúa tạo nên con người từ bụi đất và ban cho con người sự sống bằng cách chia sẻ hơi thở của chính Ngài (Sáng thế ký 2:7) Theo đó, chỉ con người duy nhất trong số tất cả các tạo vật của Thiên Chúa có cả hai cơ thể vật chất và linh hồn phi vật chất hay tâm linh.
Trong thuật ngữ đơn giản nhất về “hình ảnh” hoặc “chân dung” của Thiên Chúa có nghĩa là chúng ta được làm giống với Thiên Chúa. A Đam không giống với Thiên Chúa theo ý nghĩa có xác thịt và huyết của Thiên Chúa. Kinh Thánh nói rằng "Thiên Chúa là thần linh" (Giăng 4:24) và do đó Ngài tồn tại mà không cần cơ thể. Tuy nhiên thân thể A Đam phản chiếu sự sống của Đức Chúa Trời tới mức như nó đã được tạo ra sự sống hoàn hảo và không có vấn đề gì phải chết.
Hình ảnh của Thiên Chúa được xem như phần phi vật thể của con người. Nó đặt con người khác với thế giới loài vật, phù hợp với ý định của Thiên Chúa ban cho con người quyền cai quản trên trái đất (Sáng thế ký 1:28) và cho phép con người liên lạc với Đấng tạo ra loài người. Đó là một chân dung về tinh thần, đạo đức, và xã hội.
Tinh thần, con người đã được tạo ra như một hữu thể có lý trí và ý chí. Nói cách khác, con người có thể viện lý do và có thể lựa chọn. Điều này phản ánh sự tự do và trí tuệ của Thiên Chúa. Bất cứ lúc nào một người phát minh ra máy tính, viết một quyển sách, vẽ một phong cảnh, thưởng thức một bản giao hưởng, tính toán một khoản tiền, hoặc đặt tên một con vật cưng, họ công bố sự thực là chúng tôi được làm theo hình ảnh của Thiên Chúa.
Về mặt đạo đức, con người đã được tạo ra trong sự công bình và sự vô tội hoàn toàn, một phản ánh thánh thiện của Thiên Chúa. Thiên Chúa thấy tất cả các công việc Ngài đã tạo ra (bao gồm con người) và gọi nó là "Rất tốt" (Sáng thế ký 1:31). Lương tâm của chúng ta hay "La bàn đạo đức" là một vết tích của tình trạng nguyên thuỷ. Bất cứ khi nào có người viết luật, thối lui khỏi điều ác, ca ngợi hành vi tốt, hoặc cảm thấy có tội, người ấy đang xác nhận thực tế là chúng ta được làm theo hình ảnh của Thiên Chúa.
Xã hội, con người được tạo ra cho mối thông công. Điều này phản ánh tính chất tam vị nhất thể của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Trong vườn Ê-đen, mối quan hệ đầu tiên của con người là với Thiên Chúa (Sáng thế ký 3:8 ngụ ý thông công với Thiên Chúa), và Thiên Chúa tạo ra người phụ nữ đầu tiên bởi vì "Người nam ở một mình thì không tốt" (Sáng thế ký 2:18). Mỗi khi một người kết hôn, làm bạn, ôm một đứa bé, hay đi nhà thờ, người ấy chứng tỏ thực tế là chúng ta được làm theo hình ảnh của Thiên Chúa.
Một phần thể hiện hình ảnh của Thiên Chúa là A-Đam có khả năng tự do lựa chọn. Mặc dù ông được ban cho tính chất công bình, A-Đam đã thực hiện một sự lựa chọn tội ác là nổi loạn chống lại Đấng tạo dựng ra ông. Bởi việc đó, A-Đam làm hư hỏng hình ảnh của Thiên Chúa trong chính ông, và ông đã đem theo hình ảnh bị hư hỏng đến cho tất cả hậu tự (Rô-ma 5:12). Ngày nay, chúng ta vẫn còn mang hình ảnh của Thiên Chúa (Gia cơ 3:9), nhưng chúng ta cũng mang vết sẹo của tội lỗi. Tinh thần, đạo đức, xã hội, và thể chất của chúng ta cho thấy tác động của tội lỗi.
Tin tốt lành là khi Chúa cứu chuộc một người, Ngài bắt đầu khôi phục hình ảnh ban đầu của Đức Chúa Trời, tạo ra một "Người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Ðức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật. (Ê-phê-sô 4:24). Sự cứu chuộc chỉ có được bởi ân điển của Đức Chúa Trời qua đức tin trong Chúa Giê Su Christ là Cứu Chúa đã đem chúng ta ra khỏi những tội lỗi phân rẻ chúng ta với Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:8-9). Thông qua Chúa cứu thế, chúng ta được làm nên mới trong hình ảnh của Đức Chúa Trời ( II Cô-rinh-tô 5:17).
English
Con người được tạo nên giống hình ảnh và giống như Thiên Chúa có nghĩa gì (Sáng thế ký 1:26-27)?