Câu hỏi
Kinh Thánh có thật là lời Đức Chúa Trời?
Trả lời
Câu trả lời cho câu hỏi này không chỉ quyết định về cách chúng ta nhìn nhận Kinh Thánh hay tầm quan trọng của nó đến cuộc sống của chúng ta, nhưng hơn hết nó còn ảnh hưởng đời đời lên chúng ta. Nếu Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời, thì chúng ta nên trân trọng, nghiên cứu, vâng phục, và hoàn toàn tin cậy vào nó. Nếu Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời thì chối bỏ nó đồng nghĩa với chối chính Đức Chúa Trời.
Thực tế việc Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Kinh Thánh là bằng chứng và minh họa về tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Thuật ngữ “mặc khải” đơn giản có nghĩa là Đức Chúa Trời truyền đạt cho con người về chính Ngài và về phương cách để chúng ta có mối tương giao phải lẽ với Ngài. Những điều mặc khải tuyệt diệu qua Kinh Thánh này chúng ta không thể nói không có Đức Chúa Trời. Mặc dầu sự mặc khải của Đức Chúa Trời về chính Ngài trong Kinh Thánh là một quá trình tiệm tiến (từ từ, dần dần) kéo dài khoảng 1500 năm, nhưng nó luôn luôn chứa đựng mọi điều mà con người cần biết về Đức Chúa Trời để có mối liên hệ phải lẽ với Ngài. Nếu như Kinh Thánh thật sự là Lời của Đức Chúa Trời, thì nó là thẩm quyền cuối cùng của mọi vấn đề về niềm tin, lễ nghi và đạo đức.
Câu hỏi mà chúng ta phải hỏi chính là làm thế nào chúng ta biết Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời chứ không chỉ là quyển sách hay. Điều gì khiến Kinh Thánh trở nên đặc biệt mà khiến nó nổi bật hơn so với những sách tôn giáo khác đã từng được viết? Có bất kỳ bằng chứng chứng minh Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời? Đây là kiểu câu hỏi như vậy cần phải được nghiên cứu kỹ càng nếu chúng ta tin chắc việc Kinh Thánh khẳng định là lời Đức Chúa Trời, được Thánh Linh hà hơi, và đầy đủ hoàn toàn các vấn đề của đức tin và lễ nghi. Kinh Thánh tự khẳng định là Lời của Đức Chúa Trời là điều không thể chối cãi. Chúng ta thấy rõ điều đó trong lời khen ngợi mà Phao-lô dành cho Ti-mô-thê: “…Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” (II Ti-mô-thê 3:15-17).
Cả hai bằng chứng nội tại và ngoại tại đều chứng minh Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Những bằng chứng nội tại là những điều được ghi chép trong Kinh Thánh sẽ chứng minh về nguồn gốc thần tính của nó. Tính hiệp nhất của Kinh Thánh là bằng chứng nội tại đầu tiên cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Mặc dầu có 66 sách riêng biệt được viết trên ba châu lục bằng ba ngôn ngữ khác nhau, thời gian viết ước chừng 1500 năm bởi hơn 40 tác giả có hoàn cảnh khác nhau, như Kinh Thánh vẫn là một quyển sách hiệp nhất từ đầu đến cuối mà không hề có những điểm mâu thuẫn. Tính đồng nhất này là điều đặc biệt so với các sách khác và là bằng chứng về nguồn gốc thần tính của những lời mà Đức Chúa Trời đã vận hành trong những con người để họ ký thuật lại.
Những lời tiên tri ghi chép trong những trang Kinh Thánh là bằng chứng nội tại khác cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh có chép hàng trăm chi tiết những lời tiên tri liên hệ đến tương lai của nhiều quốc gia riêng biệt trong đó có Y-sơ-ra-ên, những thành phố cụ thể, nhân loại và những lời tiên tri còn lại thì nói về Đấng phải đến sẽ là Đấng Mê-si, Đấng cứu rỗi tất cả những ai tin cậy nơi Ngài. Không giống như những lời tiên tri trong những quyển sách tôn giáo khác hay trong sách của Nostradamus. Những lời tiên tri của Kinh Thánh đặc biệt chi tiết. Chỉ trong sách Cựu Ước thì đã có hơn ba trăm lời tiên tri về Đức Chúa Giê-xu Christ. Nó không chỉ nói trước về nơi mà sinh, dòng dõi của Ngài nhưng còn nói đến sự chết của Chúa như thế nào và sự sống lại của Ngài. Không có cách giải thích nào hợp lý nào cho việc ứng nghiệm những của những lời tiên tri hơn là do nguồn gốc thiên thượng của Kinh Thánh. Không có quyển sách tôn giáo nào khác có cách tiên đoán của những lời tiên tri như Kinh Thánh.
Bằng chứng nội tại thứ ba về nguồn gốc thiên thượng của Kinh Thánh là thẩm quyền và quyền năng đặc biệt của nó. Mặc dù bằng chứng này chủ quan hơn so với hai bằng chứng nội tại trước, nó vẫn là một minh chứng quyền năng về tính thiên thượng của nguồn gốc Kinh Thánh. Kinh Thánh có thẩm quyền và quyền lực không như bất kỳ quyển sách nào từng được viết. Thẩm quyền và quyền năng của Lời Chúa được thể hiện qua cách nó biến đổi đời sống của vô số người. Những người nghiện ngập được chữa lành. Những người đồng tính đã được giải thoát bởi nó, Những người bị ruồng bỏ và không gia đình đã được biến đổi bởi nó. Những tội phạm đã chịu cải chính bởi nó. Những tội nhân được quở trách bởi nó. Thù ghét biến thành yêu thương bởi nó. Kinh Thánh có chứa đựng sức mạnh và quyền năng thay đổi có thể làm độc nhất vì đây thật là lời của Đức Chúa Trời.
Bên cạnh những bằng chứng nội tại Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời còn có những bằng chứng ngoại tại cho thấy Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Một trong những bằng chứng này là tính chất lịch sử của Kinh Thánh. Bởi vì những sự kiện chi tiết lịch sử của Kinh Thánh, tính xác thực và chính xác đều có thể đưa ra kiểm chứng như với bất kỳ văn kiện lịch sử khác. Thông qua những bằng chứng khảo cổ học và những văn bản khác, những ký thuật lịch sử của Kinh Thánh đã được chứng minh là thật và chính xác hết lần này đến lần khác. Thực tế là tất cả những bằng chứng khảo cổ học và văn kiện khác đều ủng hộ Kinh Thánh đã khiến nó thành một quyển sách ký sự tốt nhất của thế giới cổ đại. Sự kiện tính chân thật và chính xác của Kinh Thánh ghi lại những bằng chứng lịch sử có thể kiểm tra là sự biểu thị vĩ đại về tính chân thật liên quan với những chủ đề và những học thuyết tôn giáo giúp đỡ chứng minh cho lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời.
Bằng chứng ngoại tại khác về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là tính chính trực của những tác giả. Như được đề cập bên trên, Đức Chúa Trời đã sử dụng nhiều người từ nhiều bối cảnh khác nhau để ghi chép lại lời của Ngài cho chúng ta. Khi nghiên cứu về đời sống của những người này không có lý do tin rằng họ không phải là những người chân thật, ngay thẳng. Xem xét đời sống của họ và việc họ sẵn sàng chịu chết (thường là những cái chết đau đớn) vì những gì họ tin xác thực rằng những con người bình thường và chân thật này thật sự tin rằng Đức Chúa Trời đã phán với họ. Nhữn tác giả Tân Ước và hàng trăm tín hữu khác (I Cô-rinh-tô 15:6) biết rõ sự thật về sứ điệp của họ bởi vì họ đã chứng kiến và có thời gian với Chúa Giê-xu Christ sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại. Nhìn thấy thân thể phục sinh của Đấng Christ để lại những ảnh hưởng to lớn trên đời sống họ. Họ đi từ chỗ trốn tránh trong sợ hãi đến chỗ sẵn sàng chịu chết cho sứ điệp của Đức Chúa Trời đã mặc khải cho họ. Đời sống và sự chết của họ chứng minh cho lẽ thật Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời.
Bằng chứng ngoại tại cuối cùng về việc Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là sự bền vững của Kinh Thánh. Vì tầm quan trọng của Kinh Thánh, cũng như việc Kinh Thánh khẳng định mình là Lời của Đức Chúa Trời, nên nó đã phải chịu đựng nhiều sự tấn công dữ dội và những nỗ lực hủy phá nó hơn bất kỳ loại sách nào khác trong lịch sử. Từ những vị hoàng đế La Mã đầu tiên như Diocletian qua đến những nhà độc tài, hay những nhà vô thần và nhà theo thuyết bất khả tri hiện đại, Kinh Thánh vẫn đứng vững và tồn tại lâu hơn tất cả những kẻ chống đối và vẫn là quyển sách được phát hành rộng rãi nhất trên thế giới cho đến ngày nay.
Trong suốt thời gian qua, những người hoài nghi nhìn nhận Kinh Thánh là thần thoại, nhưng khảo cổ học đã xác nhận Kinh Thánh như là lịch sử. Những người chống đối tấn công vào sự dạy dỗ của Kinh Thánh như là cổ đại và lỗi thời, nhưng những khái niệm đạo đức và luật pháp của Kinh Thánh có ảnh hưởng tích cực vào văn hóa và xã hội trên toàn thế giới. Kinh Thánh tiếp tục bị tấn công bởi giới khoa học ngụy tạo, tâm lý học và những phong trào chính trị, nhưng nó vẫn duy trì được tính chân thật và thích hợp cho đến ngày nay như lúc ban đầu khi Kinh Thánh được viết ra. Kinh Thánh là sách làm thay đổi vô số đời sống và nền văn hóa suốt 2000 năm qua. Cho dù những người chống đối Kinh Thánh cố gắng tấn công, hủy phá hoặc hạ uy tín của nó, thì Kinh Thánh vẫn y nguyên, tính xác thực và ảnh hưởng của Kinh Thánh là không thể chối cãi. Tính chính xác Kinh Thánh vẫn được bảo tồn mặc dù có nhiều mưu toan làm sai lạc, tấn công hay hủy hoại, là bằng chứng rõ ràng cho việc Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời và được Ngài bảo vệ một cách siêu nhiên. Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy mặc dù Kinh Thánh bị tấn công như thế nào, thì nó luôn luôn vượt qua được mà không bị thay đổi và không bị tổn hại. Vì suy cho cùng, Chúa Giê-xu đã phán: “Trời đất sẽ qua đi nhưng lời của Ta không bao giờ qua đi” (Mác 13:31). Sau khi xem xét những bằng chứng, chúng ta có thể khẳng định không chút nghi ngờ, đúng vậy, Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.
English
Kinh Thánh có thật là lời Đức Chúa Trời?