Câu hỏi
Chúng ta có thể học được gì từ cuộc đời của Ti-mô-thê?
Trả lời
Ti-mô-thê, người nhận được hai bức thư Tân Ước mang tên ông, là con trai của một người cha là người Hy Lạp và mẹ là người Do Thái. Ông đã tham gia một trong những chuyến hành trình truyền giáo sau này của Phao-lô. Phao-lô gọi Ti-mô-thê là “con thật của ta trong đức tin” (1 Ti-mô-thê 1:2). Ông có lẽ không lớn hơn độ tuổi cuối thiếu niên / đầu hai mươi khi ông đến với Phao-lô nhưng đã tự nhận biết mình là người trung tín và những người lớn tuổi đã chú ý đến ông. Có lẽ ông đã nghe và đáp lại lời kêu gọi phúc âm khi Phao-lô đi qua vùng Đẹt-bơ và Lít-trơ trong chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên của ông, nhưng chúng ta không biết chắc chắn. Ti-mô-thê từng là đại diện của Phao-lô tại một số hội thánh (1 Cô-rinh-tô 4:17; Phi-líp 2:19), và sau này ông là mục sư ở Ê-phê-sô (1 Ti-mô-thê 1:3). Ti-mô-thê cũng được nhắc đến là người đã ở cùng với Phao-lô khi Phao-lô viết một số lá thư Tân Ước—2 Cô-rinh-tô, Phi-líp, Cô-lô-se, 1 và 2 Tê-sa-lô-ni-ca, và Phi-lê-môn.
Phao-lô nói rằng Ti-mô-thê có “đức tin thành thật”, giống như đức tin của mẹ và bà ngoại ông (2 Ti-mô-thê 1:1–5). Ơ-nít và Lô-ít đã chuẩn bị tấm lòng của Ti-mô-thê để tiếp nhận Đấng Christ bằng cách dạy Ti-mô-thê Kinh Thánh Cựu Ước và chuẩn bị cho ông “từ khi còn thơ ấu” để nhận biết Đấng Mê-si khi Ngài đến (2 Ti-mô-thê 3:15). Khi Phao-lô đến rao giảng về Đấng Christ, cả ba người đều chấp nhận lời dạy của ông và phó thác cuộc đời họ cho Đấng Cứu Chuộc. Chúng ta cũng phải chuẩn bị cho con cái mình sẵn sàng khi Đấng Christ ngự vào lòng chúng. Chúng phải biết cách nhận ra sức lôi kéo tâm linh của chúng đến từ Đấng Cứu Chuộc, và cách duy nhất để làm điều đó là noi gương Ơ-nít và Lô-ít và dạy dỗ con cái chúng ta Lời Chúa.
Trong lá thư đầu tiên Phao-lô gửi cho Ti-mô-thê, ông đã đưa ra những chỉ dẫn và lời khuyên để lãnh đạo hội thánh. Ông cũng khuyên Ti-mô-thê đừng để người khác coi thường mình vì tuổi trẻ, nhưng hãy làm gương cho các tín hữu khác bằng "lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch” (1 Ti-mô-thê 4:12). Phao-lô bảo Ti-mô-thê hãy chuyên tâm đọc Kinh Thánh, khuyên nhủ, dạy dỗ và đừng bỏ bê ân tứ đã được ban cho. Phao-lô cũng khuyên Ti-mô-thê hãy cẩn thận giữ mình. Những hướng dẫn này vẫn còn phù hợp với các tín hữu ngày nay. Chúng ta cũng được kêu gọi “tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại. Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành, bắt lấy sự sống đời đời, là sự mà con đã được gọi đến, và vì đó mà con đã làm chứng tốt lành trước mặt nhiều người chứng kiến” (1 Ti-mô-thê 6:11–12).
Có vẻ như Ti-mô-thê mắc một căn bệnh mãn tính cần được chú ý (1 Ti-mô-thê 5:23). Phao-lô đã khuyên ông nên thay đổi chế độ ăn uống để giúp giảm bớt tình trạng bệnh của ông. Từ ví dụ này, chúng ta biết rằng không phải lúc nào Chúa cũng muốn chữa lành một người theo một cách kỳ diệu; đôi khi, sự chữa lành đến từ những cách “tự nhiên” hơn, nếu điều đó có xảy ra.
Trong lá thư thứ hai gửi cho Ti-mô-thê, Phao-lô đã cảnh báo Ti-mô-thê về những giáo sư giả mà ông sẽ gặp và bảo ông hãy tiếp tục đứng vững trong những điều ông đã đem lòng tin chắc đã học và đã nhận lấy, vì biết mình đã học những điều đó với ai, cụ thể là từ chính Phao-lô, mẹ và bà của ông ( 2 Ti-mô-thê 3:14–15). Những lẽ thật mà Ti-mô-thê đã được dạy từ khi còn thơ ấu—những lẽ thật về tội lỗi và nhu cầu của chúng ta về Đấng Cứu Rỗi—có thể khiến ông “khôn ngoan để được cứu” (2 Ti-mô-thê 3:15). Là cha mẹ, chúng ta phải chuẩn bị cho con cái mình phân biệt lẽ thật và sự sai lạc. Là những người tin Chúa, chúng ta phải đứng vững trong lẽ thật mà mình đã học, không bị ngạc nhiên hay lung lay trước sự chống đối và các giáo sư giả.
Phao-lô cũng khuyên Ti-mô-thê “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật” (2 Ti-mô-thê 2:15). Lời khuyên này rất quan trọng đối với tất cả các Cơ Đốc nhân. “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (2 Ti-mô-thê 3:16–17). Phao-lô đã khuyên nhủ Ti-mô-thê, “con yêu dấu” của ông (2 Ti-mô-thê 1:2), từ tấm lòng yêu thương, mong muốn Ti-mô-thê đứng vững trong đức tin của mình và dẫn dắt tốt các tín hữu khác. Ti-mô-thê thật sự đã trung tín; chúng ta nên noi gương ông.
English
Chúng ta có thể học được gì từ cuộc đời của Ti-mô-thê?