settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh có chân thật không?

Trả lời


Sự hợp lý/hữu lý (Logic) đòi hỏi rằng chỉ có một “sự thật” khách quan cho bất kỳ tuyên bố cụ thể nào. Những tuyên bố trái ngược nhau không thể đúng như nhau. Ví dụ, các tuyên bố “con chuột lang đang ở trong lồng” và “lồng chuột lang trống rỗng” không thể cùng một lúc cả hai tuyên bố đều đúng. Việc đánh giá về sự thật này áp dụng cho các vấn đề tâm linh cũng như các vấn đề logic hoặc vật lý. Thật hợp lý khi cho rằng Kinh Thánh đúng theo cách loại trừ tất cả những tuyên bố khác. Khi tra xét Kinh Thánh giống như cách chúng ta tra xét bất kỳ văn bản nào khác, chúng ta có thể tự tin nói rằng trên thực tế, Kinh Thánh chân thật.

Kinh Thánh không chỉ khuyến khích người đọc suy xét niềm tin của chính họ (1 Giăng 4:1), mà còn khen ngợi những người tra xét các nhận định tâm linh để tìm ra lẽ thật (Công vụ 17:11). Kinh Thánh đưa ra các nhận định dựa trên lịch sử và các nhân chứng (Lu-ca 1:1–4; 2 Phi-e-rơ 1:16), kết nối niềm tin với bằng chứng hữu hình (Giăng 20:30–31), và gắn kết các ý tưởng trong Kinh Thánh với thế giới quan sát được (Thi thiên 19:1; Rô-ma 1). Chúa Giê-su công khai tuyên bố Ngài đại diện cho một lẽ thật duy nhất (Giăng 18:37; 14:6). Vì vậy, Kinh Thánh được hiểu là chân thật và hoàn toàn đúng (Giăng 17:17).

Khi chúng ta có thể kiểm tra những tuyên bố trong Kinh Thánh dựa trên sự thật có thể kiểm chứng được thì Kinh Thánh đã chứng tỏ tính chính xác của sách. Lịch sử, khảo cổ học, khoa học và triết học đã cho thấy Kinh Thánh có tính xác thực và nhất quán. Sự tương ứng giữa các hình thức bằng chứng khác nhau này là một lợi thế lớn mà Kinh Thánh có được so với các thánh thư của bất kỳ hệ thống tín ngưỡng nào khác. Trong nhiều trường hợp, Kinh Thánh là yếu tố quyết định trong việc chuyển đổi những người hoài nghi và những người không tin sang đặt niềm tin nơi Đấng Christ.

Kinh Thánh có chân thật hay không là một câu hỏi riêng biệt với việc một đoạn văn cụ thể có “theo nghĩa đen” hay không. Hoàn toàn hợp lý khi khẳng định một cụm từ hoặc tuyên bố là đúng, ngay cả khi sự thật đó không được diễn đạt theo nghĩa đen. Ví dụ, nếu một người nói trong một trận mưa lớn, "Trời đang mưa như trút nước", thì tuyên bố đó là đúng—chỉ là không theo nghĩa đen. Các cụm từ thành ngữ vốn có mục đích được hiểu theo nghĩa bóng. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho lời của Giăng về Chúa Giê-su: "Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời!" (Giăng 1:36). Tất nhiên, khi một người yêu cầu giải thích và được đáp rằng, dựa trên các đoạn văn trong Cựu Ước, rõ ràng Chúa Giê-su không phải là một con vật lông xù trong một trang trại theo nghĩa đen, mà Ngài là sự ứng nghiệm của Luật Pháp và là sinh tế thánh khiết được Đức Chúa Trời chọn để cứu chuộc thế gian. Bản chất tượng hình trong tuyên bố của Giăng không làm cho tuyên bố của ông sai sự thật, chỉ đơn giản là ẩn dụ. Điều quan trọng cần nhớ là Kinh Thánh bao gồm sáu mươi sáu sách riêng biệt, mỗi sách chứa nhiều hình thức văn học khác nhau và là sự kết hợp cả ngôn ngữ nghĩa đen và nghĩa bóng.

Hơn bất kỳ văn bản tôn giáo nào khác, chúng ta được đảm bảo về sự chân thật của Kinh Thánh. Sự kết hợp của tính nhất quán các yếu tố bên trong, cùng với bằng chứng và trải nghiệm của chúng ta làm cho Kinh Thánh trở nên độc đáo giữa các sách khác. Giống như nhiều tác phẩm tôn giáo khác, Kinh Thánh tuyên bố là đúng (2 Ti-mô-thê 3:16). Không giống như bất kỳ tác phẩm tôn giáo nào khác, Kinh Thánh khẳng định mạnh mẽ tuyên bố này.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh có chân thật không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries