settings icon
share icon
Câu hỏi

Sự khác biệt giữa Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo là gì?

Trả lời


Trong số các tôn giáo lớn trên thế giới, Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo có khả năng giống nhau nhất. Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo đều tin vào một Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, toàn tri, hiện diện khắp nơi, vĩnh cửu và vô hạn. Cả hai tôn giáo đều tin vào một Đức Chúa Trời thánh khiết, công bình và công chính, đồng thời Ngài là Đấng yêu thương, tha thứ và nhân từ. Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo chia sẻ Kinh thánh tiếng Hê-bơ-rơ (Cựu ước) là Lời có thẩm quyền của Đức Chúa Trời, mặc dù Cơ Đốc giáo bao gồm cả Tân ước. Cả Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo đều tin vào sự tồn tại của thiên đường, nơi ở vĩnh hằng cho người công chính, và địa ngục, nơi ở vĩnh viễn của kẻ ác (mặc dù không phải tất cả các Cơ Đốc nhân và không phải tất cả người Do Thái đều tin vào sự vĩnh viễn của địa ngục). Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo về cơ bản có cùng một quy tắc đạo đức, ngày nay thường được gọi là Judeo-Christian. Cả Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo đều dạy rằng Đức Chúa Trời có một kế hoạch đặc biệt cho quốc gia Y-sơ-ra-ên và dân tộc Do Thái.

Sự khác biệt hoàn toàn quan trọng giữa Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo là Con người của Chúa Giê-su Christ. Cơ Đốc giáo dạy rằng Chúa Giê-su Christ là ứng nghiệm của những lời tiên tri trong Cựu ước về Đấng Mê-si / Đấng Cứu Thế sắp đến (Ê-sai 7:14; 9: 6-7; Mi-chê 5:2). Do Thái giáo chỉ thường công nhận Chúa Giê-su là một người thầy tốt, và thậm chí có lẽ là một tiên tri của Đức Chúa Trời. Do Thái giáo không tin rằng Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. Tiến thêm một bước nữa, Cơ Đốc giáo dạy rằng Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời bằng xương bằng thịt (Giăng 1:1, 14; Hê-bơ-rơ 1:8). Cơ Đốc giáo dạy rằng Đức Chúa Trời đã trở thành một con người trong Ngôi vị của Chúa Giê-su Christ, Ngài đã hy sinh mạng sống của mình để trả giá cho tội lỗi của chúng ta (Rô-ma 5:8; 2 Cô-rinh-tô 5:21). Do Thái giáo phủ nhận mạnh mẽ rằng Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời hay một sự hy sinh như vậy là cần thiết.

Chúa Giê-su Christ là sự khác biệt quan trọng nhất giữa Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo. Con người và công việc của Chúa Giê-su Christ là một vấn đề chính yếu mà Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo không thể thống nhất với nhau. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Y-sơ-ra-ên vào thời Chúa Giê-su hỏi Ngài rằng: “Ấy chính ngươi là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen phải không? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta chính phải đó; các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự giữa đám mây trên trời mà đến" (Mác 14:61-62). Nhưng họ không tin lời Ngài hoặc không chấp nhận Ngài là Đấng Mê-si.

Chúa Giê-su Christ là sự ứng nghiệm của những lời tiên tri trong tiếng Do Thái về một Đấng Mê-si sắp đến. Thi thiên 22:14-18 mô tả một sự kiện không thể phủ nhận tương tự như việc Chúa Giê-su bị đóng đinh, "Tôi bị đổ ra như nước, các xương cốt tôi đều rời rã; Trái tim tôi như sáp, tan ra trong mình tôi. Sức lực tôi khô như miếng gốm, và lưỡi tôi dính nơi ổ gà; Chúa đã để tôi nằm trong bụi tro sự chết. Vì những chó bao quanh tôi, một lũ hung ác vây phủ tôi. Chúng nó đâm lủng tay và chân tôi. Tôi đếm được các xương tôi; chúng nó xem và ngó chân tôi; chúng nó chia nhau áo xống tôi; bắt thăm về áo dài tôi." Rõ ràng, lời tiên tri về Đấng Thiên Sai này không ai khác chính là Chúa Giê Su Chirst mà việc đóng đinh đã ứng nghiệm từng chi tiết này (Lu-ca 23; Giăng 19).

Không có lời mô tả nào chính xác hơn về Chúa Giê-su ngoài Ê-sai 53:3-6, "Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.”

Sứ đồ Phao-lô, một người Do Thái và là một tín đồ nghiêm khắc của Do Thái giáo, đã gặp Chúa Giê-su Christ trong một khải tượng (Công vụ 9:1-9) và trở thành nhân chứng vĩ đại nhất cho Chúa Giê-su Christ và là tác giả của gần một nửa Tân Ước. Phao-lô hiểu rõ sự khác biệt giữa Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo hơn bất kỳ ai khác. Thông điệp của Phao-lô là gì? “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin” (Rô-ma 1:16).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sự khác biệt giữa Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries