settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm thế nào để chúng ta quyết định những sách nào thuộc về Kinh Thánh bởi vì Thánh Kinh không nói những sách nào được Kinh Thánh chấp nhận?

Trả lời


Nếu Thánh Kinh là thẩm quyền duy nhất của chúng ta, thì dựa vào thẩm quyền gì chúng ta biết những sách nào thuộc về Kinh Thánh - bởi vì Thánh Kinh không nêu rõ sách nào nên có trong Kinh Thánh? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bởi vì một sợi dây xích chỉ chắc chắn khi những mắc xích cũng chắc. Trong chuỗi dây xích các thông điệp từ Đức Chúa Trời cho nhân loại, có một mắc xích nào yếu kém? Nếu vậy, thì cả sợi xích đều thất bại, và những thông điệp cuối cùng là không thể tin cậy được.

Hãy xem xét những "mắc xích" bao gồm những thông điệp khác nhau của Đức Chúa Trời gởi đến chúng ta: Trước hết là lòng khao khát của Đức Chúa Trời để được tương giao. Điều này bắt nguồn từ tình yêu của Ngài, tình yêu thương cao cả của một Đức Chúa Trời nhân lành có thể làm là mạc khải chính Ngài cho tạo vật của Ngài. Tiếp đến là việc truyền tải thực tế bằng Lời của Đức Chúa Trời qua những trước giả. Điều này liên quan đến một quá trình mà Kinh Thánh gọi là "sự soi dẫn", trong đó Đức Chúa Trời hà hơi những lời mà các tác nhân con người ghi chép lại (2 Tim 3:16; 2 Phi-e-rơ 1:20-21). Sau đó là phổ biến ra, như là Lời Đức Chúa Trời được gửi đến khán giả của mình thông qua sự giảng dạy hoặc bằng những cách khác. Kế đến là sự công nhận, khi dân sự của Chúa phân biệt được Kinh Thánh với những tác phẩm tôn giáo khác. Và rồi là sự bảo tồn, nhờ đó Lời Chúa còn tồn tại cho đến ngày nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để tiêu diệt nó. Và cuối cùng, là sự soi sáng, khi Chúa Thánh Linh khai thông (mở) sự hiểu biết cho người tín hữu để tiếp nhận Lời Chúa.

Và đó là "sợi dây xích" - thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời trong sự hà hơi, phổ biến, công nhận, bảo tồn, và soi sáng Lời Ngài. Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã dự phần vào trong từng mỗi bước của quá trình, vậy tại sao Đức Chúa Trời đi chặng đường dài như vậy để hà hơi Lời của Ngài và rồi lại không duy trì nó? Tại sao Ngài phán với chúng ta và rồi không hướng dẫn chúng ta trong sự nhận biết Lời Ngài?

Sự công nhận Lời Đức Chúa Trời này thường được gọi là "sự kinh điển hóa". Chúng ta cẩn trọng để nói rằng Đức Chúa Trời đã xác định tính kinh điển, và giáo hội đã khám phá ra kinh điển. Tính kinh điển của Kinh Thánh không được tạo ra bởi Giáo hội; đúng hơn, Giáo hội khám phá hoặc nhận biết nó. Nói cách khác, Lời Chúa đã được hà hơi và có thẩm quyền từ lúc khởi đầu - nó "đứng vững đời đời trên trời" (Thi Thiên 119: 89) - và Giáo hội chỉ đơn giản là công nhận thực tế đó và chấp nhận nó.

Các tiêu chí Giáo hội đã sử dụng để nhận biết và tập hợp Lời của Đức Chúa Trời lại như sau:

1) Có phải sách được viết bởi một vị tiên tri của Đức Chúa Trời?

2) Có phải tác giả được chứng thực bởi phép lạ để xác nhận sứ điệp của ngài?

3) Có phải quyển sách nói sự thật về Ðức Chúa Trời, không có sự dối trá hay mâu thuẫn?

4) Có phải quyển sách chứng tỏ một năng quyền để biến đổi những cuộc đời?

5) Có phải quyển sách được chấp nhận như là Lời Đức Chúa Trời bởi những người mà họ đã được bày tỏ giãi bày trước nhất".

Trong số các tiêu chí này, tiêu chí đầu tiên là quan trọng nhất - Có phải sách đã được viết ra bởi một tiên tri? Hệ quả tất yếu của nó, quyển sách có nhận được sự chấp thuận của sứ đồ? Nó là thử nghiệm quan trọng của tính kinh điển trong giáo hội đầu tiên. Tiêu chí này là một kết quả hợp lý của việc nhận biết một "sứ đồ" là gì. Các sứ đồ đã nhận được sự ban tặng bởi Đức Chúa Trời là những người sáng lập và lãnh đạo của giáo hội, vì vậy nó là hợp lý để chấp nhận rằng thông qua họ Lời Chúa đến quản trị giáo hội.

Các sứ đồ đã được hứa Thần Lẽ Thật là Đấng sẽ nhắc nhở họ mọi điều mà Đấng Christ đã phán (Giăng 14:26) và dẫn đưa họ vào trong "mọi lẽ thật" (Giăng 16:13). Sau khi Đấng Christ thăng thiên, các sứ đồ đã nhận được những ân tứ siêu nhiên để giúp cho công việc của họ và xác nhận thông điệp của họ (Công Vụ 2:4; Ê-phê-sô 4:8). Người nhà của Đức Chúa Trời là "đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri" (Ê-phê-sô 2:20). Do các sứ đồ đã được ban cho một sứ mạng đặc biệt, nó chỉ có ý nghĩa là việc giáo hội đã làm phù hợp với giáo lý các sứ đồ về các thử nghiệm cơ bản của tính kinh điển. Do đó, Phúc Âm Ma-thi-ơ đã được công nhận tính kinh điển (nó đã được viết bởi một sứ đồ); và Phúc Âm Mác, có sự kết hợp chặt chẽ với Sứ đồ Phi-e-rơ, cũng đã được chấp nhận.

Khi Kinh Thánh Tân Ước được viết ra, những sách và những lá thư cá nhân ngay lập tức được chấp nhận như là Lời của Đức Chúa Trời và được lưu hành vì lợi ích của những người khác. Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca đã nhận lời dạy của Phao-lô như là Lời của Đức Chúa Trời (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13). Những bức thư của Phao-lô đã được lưu hành ở các hội thánh ngay cả trong thời các sứ đồ (Cô-lô-se 4:16). Phi-e-rơ đã công nhận những lá thư của Phao-lô như được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời và đánh đồng chúng với "phần còn lại của Kinh Thánh" (2 Phi-e-rơ 3: 15-16) và gọi tác phẩm của các sứ đồ là “những điều răn của Chúa và Cứu Chúa do các sứ đồ truyền lại” (2 Phi-e-rơ 3:2). Phao-lô trích dẫn Phúc Âm Lu-ca và gọi nó là "Kinh Thánh" (1 Ti-mô-thê 5:18). Sự công nhận rộng rãi này trái ngược hoàn toàn với vài sách gây tranh cãi, cuối cùng bị bác bỏ vì không có tính kinh điển, mà chúng đã được hưởng đặc ân trong một khoảng thời gian ngắn.

Sau này, khi dị giáo tăng lên và một số người trong giáo hội bắt đầu kêu gọi về việc chấp nhận các tác phẩm tôn giáo giả, một cách khôn ngoan giáo hội đã tổ chức một hội đồng để chính thức chứng thực việc họ công nhận 27 sách Tân Ước. Các tiêu chí mà họ sử dụng đã cho phép họ có sự khách quan phân biệt những gì Đức Chúa Trời đã ban cho khỏi nguồn gốc của con người. Họ đã quyết định rằng họ sẽ gìn giữ những quyển sách đã được chấp nhận rộng rãi. Khi làm như vậy, họ đã bền lòng giữ "lời dạy của các sứ đồ" (Công Vụ 2:42).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm thế nào để chúng ta quyết định những sách nào thuộc về Kinh Thánh bởi vì Thánh Kinh không nói những sách nào được Kinh Thánh chấp nhận?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries