Câu hỏi
Thuyết Giao ước là gì và nó có thuộc Kinh Thánh không?
Trả lời
Thuyết Giao ước không hẳn là một ‘thuyết’ theo cách hiểu của tập hợp một hệ thống học thuyết vì nó là nguyên tắc cho việc giải thích Kinh Thánh. Thường đối lập với một nguyên tắc diễn giải Kinh Thánh khác gọi là ‘Thuyết Thời kỳ’ hay ‘Thuyết phân chia giai đoạn lịch sử’. Thuyết Thời kỳ là phương pháp giải thích Kinh Thánh phổ biến nhất trong truyền giáo Hoa Kỳ, từ nữa sau thế kỷ 19 đến thế kỷ 21. Tuy nhiên, Thuyết Giao ước giữ vai trò chính trong đạo Tin lành từ thời gian của cuộc Cải chánh, và là hệ thống được những người theo thuyết Can-vin hay cải chánh yêu thích.
Thuyết Thời kỳ nhìn thấy Kinh Thánh mở ra bảy thời kỳ (một thời kỳ có thể được định nghĩa như phương thức đặc biệt Đức Chúa Trời dùng để đối xử với con người và sự sáng tạo trong suốt một giai đoạn trong lịch sử cứu chuộc), thì Thuyết Giao ước nhìn nhận Kinh Thánh qua hệ thống của giao ước. Thuyết Giao ước định nghĩa hai giao ước tối trọng: Giao ước Việc làm (CW) và Giao ước của Ân điển (CG). Một giao ước thứ ba thỉnh thoảng cũng được đề cập tới; được gọi là Giao ước Cứu rỗi, theo lý thì có trước hai giao ước kia. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các giao ước này. Điều quan trọng cần nhớ đó là những giao ước khác nhau được miêu tả trong Kinh Thánh (như giao ước lập với Nô-ê, Áp-ra-ham, Môi-se, Đa-vít và Giao ước Mới) là biểu hiện của một trong hai Giao ước Việc làm hoặc ân điển.
Cùng bắt đầu tìm hiểu những giao ước khác nhau được nêu chi tiết trong Thuyết Giao ước mở đầu với Giao ước Cứu chuộc (CR), là giao ước theo lý có trước hai giao ước khác. Theo Thuyết Giao ước, Giao ước Cứu chuộc là giao ước được lập nên giữa ba Đấng trong Chúa Ba Ngôi để tuyển chọn, chuộc tội cho, và cứu một nhóm cá nhân được chọn đến sự cứu rỗi và sự sống đời đời. Như một mục sư – nhà thần học đã nói, trong Giao ước Cứu chuộc, “Đức Chúa Cha lựa chon cô dâu cho Con Trai mình”. Giao ước Cứu chuộc không để cập cách rõ ràng từ Kinh Thánh, Kinh Thánh diễn tả rõ ràng bản chất đời đời của kế hoạch cứu rỗi (Ê-phê-sô 1:3-14; 3:11; II Tê-sa-lô-ni-ca 2:13; II Ti-mô-thê 1:9; Gia-cơ 2:5; I Phi-e-rơ 1:2). Tuy nhiên, Chúa Jesus thường nhắc đến sứ mạng của Ngài là bày tỏ ý muốn của Cha (Giăng 5:3, 43; 6:38-40; 17:4-12). Sự cứu rỗi cho những người được lựa chọn là chủ ý của Đức Chúa Trời từ ban đầu buổi sáng thế là không thể nghi ngờ; Giao ước Cứu chuộc chỉ chính thức kế hoạch đời đời này trong ngôn ngữ của giao ước.
Từ góc độ lịch sử cứu chuộc, Giao ước bởi việc làm là giao ước đầu tiên chúng ta thấy trong Kinh Thánh. Khi Đức Chúa Trời dựng nên người nam, Ngài đặt ông trong Vườn Ê-đen và ban cho một mệnh lệnh đơn giản: “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì ngươi chớ hề ăn đến, vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết” (Sáng thế ký 2:16-17). Chúng ta có thể thấy ngôn ngữ giao ước hàm ý trong mệnh lệnh này. Chúa dựng vườn địa đàng cho A-đam, hứa ban sự sống đời đời cho ông và hậu thế miễn là ông vâng theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Sự sống là phần thưởng của sự vâng lời và sự chết là hình phạt cho sự bất tuân. Đây chính là ngôn ngữ của giao ước.
Một vài học giả nhìn thấy trong giao ước của việc làm hình thức của cái gọi là giao ước Chủ - Tớ. Trong những loại giao ước này, Chủ (vd: vua hay người thống trị) sẽ ban hành điều luật của giao ước cho tớ (vd: chủ thể). Chủ đó sẽ ban phước và sự bảo vệ trở lại cho vật phẩm triều cống. Trong trường hợp Giao ước Việc làm, Đức Chúa Trời (Chủ) hứa ban sự sống đời đời và phước hạnh cho loài người (đầy tớ được đại diện bởi A-đam như là khởi đầu của loài người), đáp lại sự vâng phục của con người trước quy định của giao ước (không ăn trái cây đã cấm). Chúng ta thấy cấu trúc tương tự trong việc ban Giao ước Cũ cho dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se. Y-sơ-ra-ên được lập một giao ước với Đức Chúa Trời tại Si-nai. Đức Chúa Trời sẽ ban Đất Hứa, một ‘Ê-đen’ được phục hoàn (“xứ đượm sữa và mật”), cùng sự ban phước, bảo vệ của Ngài trước mọi nghịch thù cho sự vâng phục của Y-sơ-ra-ên đối với những quy định của giao ước. Hình phạt khi vi phạm giao ước là trục xuất khỏi lãnh thổ (đã xảy ra trong cuộc chinh phục của Vương quốc phương Bắc năm 722 trước Chúa và Vương quốc phương Nam năm 586 trước Chúa),
Khi A-đam vấp phạm trong việc giữ gìn Giao ước Việc làm, Đức Chúa Trời thiết lập giao ước thứ ba, gọi là Giao ước Ân điển (CG). Trong giao ước Giao ước Ân điển, Đức Chúa Trời ban sự sống đời đời và sự cứu rỗi hoàn toàn miễn phí qua đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus. Chúng ta thấy Giao ước Ân điển ban cho ngay sau sự sa ngã khi Đức Chúa Trời phán trước về “dòng dõi của người nữ” trong Sáng thế 3:15. Trong khi Giao ước Việc làm là điều kiện và lời hứa phước lành cho sự vâng lời và rủa sả cho sự bất tuân, Giao ước Ân điển là vô điều kiện và được ban cho cách nhưng không theo ân điển của Đức Chúa Trời. Giao ước Ân điển là hình bóng của giao ước lãnh chúa cổ đại, lúc đó vua ban đất đai cho người nhận như là một món quà, không cặp theo điều kiện ràng buộc nào. Có người tranh luận rằng đức tin chính là điều kiện của Giao ước Ân điển. Có rất nhiều lời cổ vũ trong Kinh Thánh cho người nhận ân điển không điều kiện của Đức Chúa Trời để giữ lấy đức tin đến phút cuối cùng, thật ra, giữ đức tin mới là điều kiện của Giao ước Ân điển. Nhưng Kinh Thánh dạy cách rõ ràng rằng việc giữ đức tin là qùa tặng ân điển từ Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:8-9)
Chúng ta thấy Giao ước Ân điển biểu lộ trong những giao ước không điều kiện khác mà Đức Chúa Trời lập với các nhân vật trong Kinh Thánh. Giao ước Chúa lập với Áp-ra-ham (là Đức Chúa Trời của ông và cho ông cùng con cháu ông làm dân sự Ngài) là sự mở rộng của Giao ước Ân điển. Giao ước Đa-vít (đó là con cháu của Đa-vít luôn thống trị làm vua) cũng là sự mở rộng của Giao ước Ân điển. Cuối cùng, Giao ước Mới là sự biểu lộ Giao ước Ân điển cuối cùng khi Chúa viết luật pháp của Ngài vào lòng chúng ta và tha thứ hoàn toàn tội lỗi chúng ta. Một điều chúng ta thấy rõ ràng ở Giao ước Cũ đều tìm thấy đầy trọn trong Đấng Christ. Lời hứa cho Áp-ra-ham ban phước cho mọi dân tộc được kiện toàn trong Chúa Cứu Thế. Dòng dõi Đa-vít trị vì đời đời trên dân sự của Đức Chúa Trời cũng được kiện toàn trong Đấng Christ, và Giao ước Mới hiển nhiên cũng được kiện toàn trong Đấng Christ. Thậm chí trong Giao ước Cũ ở những chổ ẩn ý đến Giao ước Ân điển như là sinh tế và lễ nghi đều nói đến công việc cứu chuộc của Chúa Jesus, Thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta (Hê-bơ-rơ 8-10). Đó là lý do vì sao Chúa Jesus có thể nói trong Bài giảng trên Núi rằng Ngài đến không phải phá hủy luật pháp mà là làm trọn luật pháp (Ma-thi-ơ 5:17)
Chúng ta cũng thấy Giao ước Ân điển trong sự vận hành của Giao ước Cũ khi Đức Chúa Trời tha thứ dân sự, bỏ qua sự đoán xét mà họ đáng phải nhận bởi những tội lỗi lặp đi lặp lại. Mặc dù các qui định của Giao Ước Môi-se (một áp dụng của Giao ước Việc làm) hứa chắc sự đoán xét của Đức Chúa Trời trên dân Y-sơ-ra-ên cho sự bất tuân trước những mạng lệnh của Ngài, Đức Chúa Trời hành động đầy kiên nhẫn với dân giao ước của Ngài. Điều này thường được diễn đạt qua những cụm từ “Đức Chúa Trời nhớ lại giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham” (II Cá vua 12:23; Thi Thiên 105; Ê-sai 29:22; 41:8); Lời hứa của Đức Chúa Trời kiện toàn Giao ước Ân điển (theo định nghĩa là một mặt của giao ước) có khi chú trọng hơn quyền hành của Ngài để thực thi Giao ước Việc làm.
Đó là tóm lược về Thuyết Giao ước và cách Giao ước diễn đạt Kinh Thánh dưới góc nhìn của giao ước. Câu hỏi đặt ra là khi những phát sinh liên quan đến Thuyết Giao ước thì có hay không việc Giao ước Ân điển thay thế hoặc thế chổ cho Giao ước Việc làm. Nói cách khác, có phải Giao ước Việc làm trở nên lỗi thời khi Giao ước Cũ đã qua (Hê-bơ-rơ 8:13)? Giao ước Cũ (giao ước Môi-se), trong khi một áp dụng của Giao ước Việc làm , không phải là Giao ước Việc làm. Một lần nữa, Giao ước Việc làm tại vườn Ê-đen khi Đức Chúa Trời hứa ban sự sống cho sự vâng phục và cái chết cho sự bất tuân. Giao ước Việc làm phức tạp hơn Mười điều răn. Giao ước Cũ bao gồm luật và những quy định về sự thờ phượng Đức Chúa Trời.Nó cũng bao gồm luật dân sự dùng để cai quãn quốc gia dân tộc Y-sơ-ra-ên trong suốt thời kỳ thần quyền và quân chủ. Sự kiện Chúa Jesus giáng sinh, Đấng Cứu Thế được hứa trong thời Cựu Ước, nhiều phương diện của Giao ước Cũ nên lỗi thời vì chính Chúa Jesus kiện toàn Cựu ước (xem Hê-bơ-rơ 8-10). Giao ước Cũ được xem là “bóng”, trong khi Chúa Cứu Thế lá “hình” (Cô-lô-se 2:17). Một lần nữa, Chúa đến để kiện toàn luật pháp (Ma-thi-ơ 5:17). Như Phao-lô nói, “Cũng như các lời hứa của Đức Chúa Trời đều là phải trong Ngài cả, ấy cũng lời Ngài mà chúng tôi nói “A-men”, làm sáng danh Đức Chúa Trời” (II Cô-rinh-tô 1:20)
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa hủy bỏ Giao ước Việc làm hay điều chỉnh luật đạo đức. Đức Chúa Trời yêu cầu sự nên thánh từ dân sự của Ngài trong Cựu Ước (Lê-vi-ký 11:44) và vẫn yêu cầu sự nên thánh từ dân sự của Ngài trong Tân Ước (I Phi-e-rơ 1:16). Như vậy, chúng ta vẫn buộc phải hoàn thành những qui định của Giao ước Việc làm. Tin tức tốt lành là Chúa Cứu Thế Jesus, A-đam cuối cùng và là Đầu giao ước của chúng ta, đã hoàn thành cách hoàn hảo yêu cầu của Giao ước Việc làm và sự công chính hoàn hảo đó là lý đó Đức Chúa Trời mở rộng Giao ước Ân điển để lựa chọn. Rô-ma 5:12-21 mô tả tình trạng giữa hai gốc rễ liên đới đến con người. A-đam đại diện cho loài người tại trong vườn Ê-đen và đã thất bại trước Giao ước Việc làm, nên đã đẩy chính ông và dòng dõi vào trong tội lỗi và sự chết. Chúa Cứu Thế Jesus đại diện cho loài người, từ sự cám dỗ trong hoang mạc đến con đường khổ nạn và làm trọn Giao ước Việc làm. Vì thế Phao-lô nói, “Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại.” (I Cô-rinh-tô 15:22).
Tóm lại, Thuyết Giao ước nhìn xem Kinh Thánh như biểu thị của cả Giao ước Ân điển và việc làm. Toàn bộ câu chuyện của lịch sử cứu chuộc có thể được xem như Đức Chúa Trời mở ra Giao ước Ân điển từ thưở ban đầu (Sáng thế ký 3:15) tất cả qua thành quả trong Chúa Cứu Thế. Vì vậy, Thuyết Giao ước là cách thức trọng tâm của Cơ đốc giáo trong việc nhìn xem Kinh Thánh vì nó nhìn Cựu ước như lời hứa của Đấng Chirst và Tân ước là sự làm trọn trong Đấng Christ. Một số người buộc tội Thuyết Giao ước giảng dạy những điều cho là “Thuyết Thay thế” (như Hội thánh thay thế cho Y-sơ-ra-ên). Điều này không ảnh hưởng gì từ chân lý. Không giống Thuyết Thời kỳ, Thuyết Giao ước không cho thấy rõ giữa Y-sơ-ra-ên và Hội thánh. Y-sơ-ra-ên vẫn là dân sự của Đức Chúa Trời từ trong Cựu ước, và Hội thánh (gồm cả dân Do Thái và Dân ngoại) vẫn là dân sự của Ngài trong Tân ước; cả hai đều là dân sự của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:11-20). Hội thánh không thay thế Y-sơ-ra-ên; Hội thánh là Y-sơ-ra-ên và Y-sơ-ra-ên là Hội thánh (Ga-la-ti 6:16). Những ai thực hành đức tin như Áp-ra-ham đều thuộc về dân giao ước của Đức Chúa Trời (Ga-la-ti 3:25-29).
Còn rất nhiều điều cần được trình bày về Thuyết Giao ước, nhưng điều quan trọng nhất cần ghi nhớ đó là Thuyết Giao ước là nguyên tắc giải thích để hiểu Kinh Thánh. Như chúng ta thấy, đây không phải là nguyên tắc giải thích Kinh Thánh duy nhất. Thuyết Giao ước và Thuyết Thời kỳ có nhiều điểm khác biệt, và có những điều dẫn đến những kết luận trái ngược nhau liên quan đến học thuyết thứ yếu, nhưng cả hai đều bám chặt vào sự tối cần của niềm tin Cơ đốc nhân: Sự cứu rỗi chỉ bởi ân điển, qua đức tin vào Chúa Cứu Thế, và để duy nhất Đức Chúa Trời được vinh hiển!
English
Thuyết Giao ước là gì và nó có thuộc Kinh Thánh không?