Câu hỏi
Thuyết tiền thiên hi niên là gì?
Trả lời
Thuyết tiền thiên hi niên là quan điểm Chúa cứu thế sẽ trở lại lần thứ hai xảy ra trước vương quốc ngàn năm bình an của Ngài, và rằng vương quốc ngàn năm bình an theo nghĩa đen là 1.000-năm trị vì của Chúa cứu thế trên trái đất. Để hiểu và giải thích những đoạn này trong Kinh Thánh phải liên hệ với những sự kiện ngày sau rốt, có hai điều phải được hiểu rõ ràng: Phương pháp diễn giải phù hợp Kinh Thánh và sự phân biệt giữa quốc gia Israel (Do Thái) và Hội thánh (thân thể của tất cả các tín hữu trong Chúa cứu thế Giê Su).
Trước hết, phương pháp giải thích phù hợp Kinh Thánh được yêu cầu theo cách phù hợp với bối cảnh của nó. Điều này có nghĩa là một đoạn văn phải được hiểu theo cách phù hợp với đối tượng mà nó được viết, những người được nói đến, người viết đoạn văn.v.v. Quan trọng là để biết tác giả, thính giả hướng đến, và nền tảng lịch sử của mỗi từng đoạn văn được giải nghĩa. Thiết lập lịch sử và văn hóa thường bày tỏ ý nghĩa chính xác của một đoạn văn. Điều quan trọng cũng phải nhớ rằng Kinh Thánh giải nghĩa Kinh Thánh. Đó là một đoạn thường bao gồm một đề tài hay chủ đề mà cũng có địa chỉ ở những nơi khác trong Kinh Thánh. Điều quan trọng là giải thích tất cả các đoạn này phải nhất quán với nhau.
Cuối cùng và quan trọng nhất, những đoạn văn phải luôn luôn được ứng dụng cách bình thường, đều đặn, đầy đủ, nghĩa đen, trừ khi ngữ cảnh của đoạn văn chỉ ra rằng đó là nghĩa bóng tự nhiên. Giải thích theo nghĩa đen không loại trừ khả năng hình thái của lời nói đang được sử dụng. Thay vào đó, nó khuyến khích các người giải thích không đọc ngôn ngữ tượng trưng vào ý nghĩa của đoạn văn, trừ khi nó phù hợp với bối cảnh đó. Chủ yếu là đừng bao giờ tìm kiếm "sâu hơn, nhiều thuộc linh" hơn ý nghĩa được trình bày. Tính thuộc linh một đoạn văn là nguy hiểm vì nó thay đổi cơ sở của sự giải thích chính xác từ Kinh Thánh đến tâm trí của người đọc. Sau đó sự giải thích không còn theo tiêu chuẩn khách quan, thay vào đó Kinh Thánh trở thành đề tài ấn tượng riêng của mỗi người về ý nghĩa của nó. II Phi-e-rơ 1:20-21 nhắc lại cho chúng ta rằng "Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Ðức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Ðức Chúa Trời. "
Áp dụng những nguyên tắc này giải thích Kinh Thánh, nó phải được nhìn thấy rằng Israel (dòng dõi theo thuộc thể của Áp-ra-ham) và Hội Thánh (tất cả các tín hữu Tân Ước) là hai nhóm khác biệt. Nhận biết quan trọng là Israel và Hội Thánh khác biệt bởi vì nếu lầm lẫn điều này Kinh Thánh sẽ bị giải thích sai. Đặc biệt thiên về sự giải thích sai là những đoạn có liên quan đến lời hứa thực hiện cho Israel (bao gồm hoàn thành và chưa được hoàn thành). Những lời hứa này không thể áp dụng cho Hội Thánh. Hãy nhớ rằng, trong nội dung của đoạn văn sẽ quyết định địa chỉ đó là cho ai và sẽ chỉ đến sự giải thích đúng nhất.
Với những khái niệm này trong tâm trí, chúng ta có thể nhìn vào nhiều đoạn khác nhau của Kinh Thánh đưa ra quan điểm tiền thiên hi niên. Sáng thế ký 12:1-3: "Vả, Ðức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước."
Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham ba việc ở đây: Áp-ra-ham sẽ có nhiều con cháu, quốc gia này sẽ sở hữu và chiếm một vùng đất, và một phước lành phổ quát sẽ đến với tất cả nhân loại ra từ dòng dõi của Áp-ra-ham (dân Do Thái). Trong Sáng thế ký 15:9-17, Thiên Chúa thông qua giao ước của Ngài với Áp-ra-ham. Bằng cách này được thực hiện, Thiên Chúa chịu trách nhiệm duy nhất trên giao ước chính Ngài lập ra. Điều đó có nghĩa là Áp-ra-ham không làm gì có thể hoặc không thể làm thất bại giá trị giao ước của Thiên Chúa đã đặt ra. Cũng trong đoạn văn này, ranh giới được thiết lập cho vùng đất mà người Do Thái cuối cùng sẽ chiếm lĩnh. Để có danh sách chi tiết về ranh giới xin xem Phục truyền luật lệ ký đoạn 34. Những đoạn khác có liên quan với những lời hứa về đất được chép trong Phục truyền luật lệ ký 30:3-5 và Ê-xê-chi-ên 20:42-44.
Trong II Sa-mu-ên 7:10-17, chúng ta thấy lời hứa Đức Chúa Trời thực hiện với vua Đa-vít. Ở đây, Thiên Chúa hứa với Đa-vít rằng ông sẽ có dòng dõi và ra từ những hậu tự này Thiên Chúa sẽ thiết lập một vương quốc đời đời. Đây là việc liên quan đến sự cai trị của Chúa cứu thế trong ngàn năm và mãi mãi. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng lời hứa này phải được thực hiện theo nghĩa đen và chưa diễn ra. Một số người tin rằng sự cai trị của Sa-lô-môn là ứng nghiệm lời tiên tri này theo nghĩa đen, nhưng có một vấn đề với điều đó. Toàn lãnh thổ mà Sa-lô-môn trị vì không thuộc quyền Israel nắm giữ ngày nay, và cũng không phải Sa-lô-môn cai trị đất nước Israel ngày nay. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa đã hứa với Áp-ra-ham rằng hậu tự của ông sẽ có một vùng đất mãi mãi. Cũng vậy II Sa-mu-ên đoạn 7 nói rằng Thiên Chúa sẽ thiết lập một vua sẽ cai trị vĩnh cửu. Sa-lô-môn không thể được ứng nghiệm lời hứa dành cho Đa-vít. Vì vậy, đây là một lời hứa vẫn chưa được ứng nghiệm.
Bây giờ, với tất cả điều này trong tâm trí, xem xét những gì được ghi lại trong sách Khải 20:1-7. Ngàn năm nhiều lần được đề cập trong đoạn văn này tương ứng với nghĩa đen của Chúa cứu thế trị vì 1.000-năm trên trái đất. Nhớ lại rằng những lời hứa làm cho Đa-vít về một người cai trị phải được thực hiện theo nghĩa đen và chưa diễn ra. Thuyết tiền thiên hi niên nhìn thấy đoạn văn này như mô tả sự ứng nghiệm trong tương lai về lời hứa Chúa cứu thế ngự trên ngôi. Thiên Chúa thực hiện giao ước vô điều kiện với cả hai Áp-ra-ham và Đa-vít. Không phải những giao ước này đã được ứng nghiệm đầy đủ hoặc vĩnh viễn. Qui luật thực tế nghĩa đen về Chúa cứu thế là cách duy nhất theo giao ước có thể được ứng nghiệm như Thiên Chúa đã hứa sẽ xảy ra.
Áp dụng phương pháp giải thích từng chữ Kinh Thánh cho kết quả trong các mảnh lắp ráp sắp hiệp lại với nhau. Tất cả các lời tiên tri Cựu Ước về việc đến lần thứ nhất của Chúa Giê Su đã được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Vì vậy, chúng ta nên mong đợi các lời tiên tri sự trở lại lần thứ hai của Ngài cũng được ứng nghiệm theo từng chữ. Tiền thiên hi niên là hệ thống duy nhất hoà hợp với sự giải thích từng chữ giao ước của Thiên Chúa và lời tiên tri ngày cuối cùng.
English
Thuyết tiền thiên hi niên là gì?