Câu hỏi
Có phải đôi khi ý muốn của Chúa là cho những kẻ tin bị bệnh?
Trả lời
Giáo lý Kinh Thánh về sự tể trị của Đức Chúa Trời nói rằng Đức Chúa Trời là toàn năng trên mọi sự. Ngài hoàn toàn kiểm soát tất cả mọi sự—quá khứ, hiện tại và tương lai—và không gì xảy ra là ngoài quyền hạn của Ngài. Hoặc Ngài trực tiếp gây ra—hoặc Ngài thụ động cho phép—mọi sự xảy ra. Nhưng cho phép điều gì đó xảy ra và khiến điều gì đó xảy ra là hai điều khác nhau. Lấy ví dụ, Đức Chúa Trời đã tạo nên muôn vật trọn vẹn, A-đam và Ê-va không có tội lỗi; sau đó Ngài đã cho phép họ nổi loạn chống lại Ngài. Ngài đã không khiến họ phạm tội, và Ngài chắc chắn đã có thể ngừng họ lại, nhưng Ngài đã chọn không làm vậy vì các mục đích của Ngài và để dẫn đến kế hoạch hoàn hảo của Ngài. Sự nổi loạn đó đã gây ra mọi loại điều ác, điều ác mà đã không tạo ra bởi Đức Chúa Trời nhưng là điều đã được Ngài cho phép tồn tại.
Bệnh tật là một biểu hiện của hai loại điều ác ở nghĩa rộng—đạo đức và tự nhiên. Điều ác đạo đức là sự vô nhân đạo của con người đối với con người. Điều ác tự nhiên bao gồm những điều như những thiên tai và bệnh tật thể xác. Điều ác tự nó là sự làm sai lạc hay làm mục nát một điều gì đó ban đầu là tốt, nhưng bây giờ thiếu cái gì đó. Trong trường hợp bệnh tật, sự đau ốm là một trạng thái ở đó sức khỏe tốt bị thiếu vắng. Từ Hy Lạp của điều ác, poneros, thật sự ngụ ý một sự độc hại, một điều gì đó đang làm hư hoại một tình trạng tốt và khỏe mạnh của hữu thể.
Khi A-đam phạm tội, ông đã kết án tất cả nhân loại phải chịu những hậu quả của tội lỗi, mà một trong đó là bệnh tật. Rô-ma 8:20-22 nói rằng, “Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay;”” Đức Chúa Trời—“Đấng đã bắt phục” muôn vật than thở sau Sự Sa Ngã—có một kế hoạch để cuối cùng giải phóng muôn vật khỏi ách trói buộc của tội lỗi, đúng như Ngài giải phóng chúng ta khỏi cảnh nô lệ đó qua Đấng Cơ Đốc.
Cho tới ngày đó, Đức Chúa Trời dùng bệnh tật và những điều ác khác để mang đến mục đích tối hậu của Ngài, để làm vinh hiển chính Ngài, và để tôn cao danh thánh của Ngài. Đôi khi, Ngài chữa lành bệnh tật cách kỳ diệu. Chúa Giê-xu đã đi khắp Y-sơ-ra-ên chữa lành tất cả mọi loại tật bệnh (Ma-thi-ơ 4:23) và thậm chí đã gọi La-xa-rơ sống lại từ kẻ chết sau khi bệnh tật đã giết chết ông. Những lúc khác, Đức Chúa Trời dùng bệnh tật như một phương cách kỷ luật hay một sự phán xét đối với tội lỗi. Vua U-xơ trong Cựu Ước đã bị bệnh phung đánh ngã (2 Sử Ký 26:19-20). Nê-bu-cát-nết-sa đã bị hành bởi bệnh điên gây đến bởi Đức Chúa Trời cho tới khi ông đi tới chỗ hiểu rằng “Đấng Rất Cao tể trị trong mọi sự của loài người” (Đa-ni-ên 4). Hê-rốt đã bị đánh ngã và bị ăn bởi những con trùng bởi vì ông chẳng nhường sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời (Công vụ 12:21-23). Thậm chí có ít nhất một trường hợp ở đó Đức Chúa Trời cho phép bệnh tật—sự mù lòa—không phải như sự trừng phạt đối với tội lỗi, nhưng để bày tỏ chính mình Ngài và những công việc lớn lao của Ngài qua sự mù lòa đó (Giăng 9:1-3).
Khi bệnh tật thật sự đến, nó có thể không phải là kết quả của sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời vào đời sống chúng ta, nhưng đúng hơn nó là kết quả của thế giới sa ngã, thân thể sa ngã, và sức khỏe kém và những chọn lựa về cách sống. Và mặc dầu có những chỉ dấu trong Kinh Thánh cho thấy rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta có sức khỏe tốt, (3 Giăng 2), tất cả bệnh tật đều được Ngài cho phép vì những mục đích của Ngài, dầu chúng ta có hiểu chúng hay không. Bệnh tật chắc chắc là kết quả của sự sa ngã vào tội lỗi của con người, nhưng Đức Chúa Trời thật sự nắm quyền kiểm soát, và Ngài quả thật quyết định điều ác có thể đi xa tới đâu (đúng như Ngài đã làm với Satan và những thử thách của Gióp—Satan đã không được phép vượt quá những ranh giới này). Ngài cho chúng ta biết rằng Ngài là toàn năng qua hơn năm mươi lần trong Kinh Thánh, và thật lạ lùng khi thấy sự tể trị của Ngài hòa hợp với những chọn lựa mà chúng ta thực hiện (cả xấu và tốt) để thực hiện kế hoạch hoàn hảo của Ngài (Rô-ma 8:28).
Đối với những kẻ tin và đang chịu khổ với bệnh tật, đau ốm trong đời này, sự hiểu biết rằng họ có thể làm vinh hiển Đức Chúa Trời qua sự chịu khổ của họ làm dịu đi sự không chắc chắn về việc tại sao Ngài cho phép nó xảy ra, một điều gì đó mà họ có thể không thật sự hiểu cho tới khi họ đứng trước sự hiện diện của Ngài ở cõi đời đời. Lúc đó, tất cả các câu hỏi sẽ được trả lời, hay có lẽ sẽ được trả lời cách chính xác hơn, chúng ta sẽ không còn lo lắng về chính những câu hỏi đó nữa. English
Có phải đôi khi ý muốn của Chúa là cho những kẻ tin bị bệnh?