settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm thế nào mà quá trình dịch thuật có thể chạm đến cảm hứng, trong khi Kinh thánh là không thể có sai sót?

Trả lời


Câu trả lời được giải quyết bằng 3 vấn đề vô cùng quan trọng : soi dẫn, sự bảo tồn, và việc dịch thuật.

Giáo lý về sự soi dẫn (hà hơi) trong Kinh thánh dạy rằng lời Kinh thánh là "hơi thở của Chúa; điều đó có nghĩa là chính Chúa đã điều khiển quá trình viết Kinh thánh, Ngài hướng dẫn các tác giả để hoàn thành thông điệp mà Ngài muốn truyền cho chúng ta. Kinh thánh thật sự là lời của Chúa. Trong quá trình viết, tính cách cũng như văn phong của người viết được cho phép thể hiện; tuy nhiên Chúa hướng dẫn những người viết rằng 66 sách mà họ viết không được có bất kỳ sai sót và phải chuẩn xác những gì Chúa muốn chúng ta nhận được. Xem II Ti-mô-thê 3:16 và II Phi-e-rơ 1:21

Of course, when we speak of "inspiration," we are referring only to the process by which the original documents were composed. After that, the doctrine of the preservation of the Bible takes over. If God went to such great lengths to give us His Word, surely He would also take steps to preserve that Word unchanged. What we see in history is that God did exactly that.

Và tất nhiên, khi chúng ta nói đến sự soi dẫn ,chúng ta chỉ dựa những gì mà văn bản gốc được viết ra. Sau đó, giáo lý về sự bảo tồn Kinh thánh được tiếp nhận. Nếu như Chúa đã dành nhiều công sức để đem lời Ngài đến với chúng ta, thì tất nhiên Ngài cũng sẽ bảo vệ lời Ngài khỏi sự thay đổi. Lịch sử đã cho chúng ta thấy Ngài thật sự đã làm như vậy.

Kinh thánh cựu ước viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ được sao chép cẩn thận bởi người Do Thái. Các nhóm như Sopherim, the Zugoth, the Tannaim, and the Masoretes có một sự tôn kính sâu sắc đối với văn tự mà họ sao chép. Sự tôn kính của họ nhân đôi với luật lệ khắc khe giám sát công việc của họ: loại giáy da được sử dụng, kích thước các cột, loại mực, và khoảng cách giữa các từ đều được qui định. Việc viết những điều dựa trên trí nhớ của họ đều bị cấm, và các dòng, các từ, thậm chí là từng ký tự riêng lẽ đều được tính như một biện pháp kiểm tra sự chính xác. Kết quả của tất cả những điều này là những lời được viết bởi cây bút tiên tri Ê-sai vẫn còn đến hôm nay. Việc khám phá ra những cuộn về Biển Chết xác nhận rõ ràng độ chính xác của văn bản tiếng Hê-bơ-rơ.

Điều này cũng được áp dụng cho phần Tân ước được viết bằng tiếng Hy Lạp. Hàng ngàn văn bản tiếng Hy Lạp, một số có niên đại gần đến năm 117 SCN, đã có sẵn. Những sự khác biệt nhỏ trong văn bản- không ảnh hưởng đến vấn đề niềm tin- có thể chấp nhận được. Các học giả kết luận rằng Kinh thánh Tân ước mà chúng ta có hiện nay không có gì thay đổi so với bản gốc. Theo nguyên văn của học giả Frederic Kenyon nói về Kinh thánh: "Có một thực tế chắc chắn rằng việc đọc (ý nghĩa) đúng những văn bản gây nghi ngờ đều được bảo tồn. . . . Điều này không nói về cuốn sách cổ xưa nào khác trên thế giới. "

Điều này đưa chúng ta đến với bản dịch Kinh Thánh. Ở một khía cạnh nào đó, bản dịch là một quá trình diễn giải.. Khi dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, các sự lựa chọn phải được thực hiện. Phải chăng nên dùng những từ chính xác hơn, kể cả khi ý nghĩa của từ đó không rõ ràng với người đọc thời nay? Hay nó phải là một suy nghĩ tương ứng, bỏ qua những từ mang nghĩa đen nhiều hơn.

Ví dụ, trong Cô-lô-se 3:12, một số bản dịch đề cập đến "lòng thương xót." Từ tiếng Hy Lạp cho "lòng", theo nghĩa đen là "ruột", xuất phát từ một từ gốc có nghĩa là "lá lách". Các dịch giả khác chọn một từ theo nghĩa bóng: "trái tim của lòng thương xót" (người đọc thời nay thường cho rằng "trái tim" là nơi chứa đựng cảm xúc) hoặc "sự thương xót và lòng trắc ẩn dịu êm" hay đơn giản là "thương xót".

Vì vậy, một số bản dịch mang nhiều nghĩa đen hơn những bản khác, nhưng tất cả đều đảm bảo tính cân bằng cho câu. Ý nghĩa cốt lõi của mạng lệnh trong Cô-lô-se 3:12 là phải có lòng thương xót.

Đa số các bản dịch đều được thực hiện bởi ủy ban. Điều này giúp đảm bảo rằng không có định kiến cá nhân hay quan điểm thần học nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn từ ngữ, vv. Việc có một bản dịch tốt và chân thật của Kinh thánh là điều rất quan trọng. Một nhóm dịch giả giỏi thường phải cam kết có sự hiểu biết uyên thâm và sẽ để cho Kinh Thánh tự nói về nó.

Theo nguyên tắc chung, các bản dịch càng có nhiều từ nghĩa đen thì việc "diễn giải" lại càng ít hơn. Những bản dịch "tự do" bởi sự cần thiết thường có thêm nhiều "chú giải" cho văn bản, nhưng nhìn chung là thường dễ đọc hơn. Sau đó, có những chú thích không phải là bản dịch thật sự, nhưng giống như là việc một người kể lại Kinh Thánh.

Vì vậy, từ tất cả những quan điểm đó, phải chăng bản dịch của Kinh Thánh được soi dẫn và không được sai sót? Câu trả lời là không. Đức Chúa Trời chẳng đưa ra lời hứa nào về sự soi dẫn cho những bản dịch của Lời Ngài. Mặc dù nhiều bản dịch hiện nay có chất lượng tuyệt vời nhưng chúng không được soi dẫn từ Đức Chúa Trời và không hoàn hảo. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể tin vào một bản dịch? Một lần nữa, câu trả lời là không. Qua việc tra cứu Kinh Thánh cẩn thận, với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể hiểu, giải thích và áp dụng đúng Kinh Thánh. Một lần nữa, nhờ vào những nỗ lực trung tín trong sự tận tụy của các dịch giả Cơ đốc (và tất nhiên là có sự giám sát của Đức Thánh Linh), các bản dịch hiện nay rất tuyệt vời và đáng tin cậy. Trên thực tế chúng ta không thể quy định tính không sai sót đối với một bản dịch thúc đẩy chúng ta hướng tới việc nghiên cứu kỹ hơn, và tránh xa sự cống hiến mù quáng đối với bất kỳ bản dịch cụ thể nào.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm thế nào mà quá trình dịch thuật có thể chạm đến cảm hứng, trong khi Kinh thánh là không thể có sai sót?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries