Câu hỏi
Các Cơ Đốc Nhân có phải cứ luôn cầu xin sự tha thứ tội lỗi của họ không?
Trả lời
Một câu hỏi thường gặp là “điều gì xảy ra nếu tôi phạm tội, và sau đó tôi chết trước khi tôi có cơ hội để xưng nhân tội lỗi đó với Đức Chúa Trời?” Một câu hỏi phổ biến khác là "điều gì xảy ra nếu tôi phạm một tội, nhưng sau đó quên nó đi và không bao giờ nhớ ra để xưng nhận nó với Đức Chúa Trời?" Cả hai câu hỏi này đều dựa trên một giả định sai lầm. Sự cứu rỗi không phải là một vấn đề của những người tin cố gắng để xưng nhận và ăn năn mọi tội mà họ phạm phải trước khi họ chết. Sự cứu rỗi không dựa vào việc liệu một Cơ Đốc Nhân có xưng nhận và ăn năn mọi tội hay không. Phải, chúng ta nên xưng nhận những tội lỗi của chúng ta với Đức Chúa Trời ngay khi chúng ta ý thức rằng chúng ta phạm tội. Tuy nhiên, chúng ta không luôn cần phải cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ. Khi chúng ta đặt đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê-xu Cơ Đốc cho sự cứu rỗi, tất cả tội lỗi của chúng ta đều được tha thứ. Điều đó bao gồm quá khứ, hiện tại, và tương lai, lớn hay nhỏ. Những kẻ tin không phải luôn cầu xin sự tha thứ hay ăn năn để tội lỗi của họ được tha. Chúa Giê-xu đã chết để trả hình phạt cho tất cả tội lỗi của chúng ta, và khi chúng được tha thứ, chúng được tha thứ hoàn toàn, tất cả (Cô-lô-se 1:14; Công vụ 10:43).
Điều chúng ta phải làm là xưng nhận tội lỗi của chúng ta: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín, công chính sẽ tha tội cho chúng ta và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều bất chính” (1 Giăng 1:9). Điều câu Kinh Thánh này nói với chúng ta là "xưng nhận" tội lỗi của chúng ta với Đức Chúa Trời. Từ "xưng nhận" có nghĩa là "đồng ý với". Khi chúng ta xưng nhận tội lỗi của chúng ta với Đức Chúa Trời, chúng ta đang đồng ý với Đức Chúa Trời rằng chúng ta đã sai, rằng chúng ta đã và đang phạm tội. Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta, qua sự xưng tội, trên một cơ sở tiếp diễn bởi vì thực tế rằng Ngài là "thành tín và công chính." Đức Chúa Trời "thành tín và công bình" như thế nào? Ngài là thành tín bởi việc tha thứ tội lỗi, điều mà Ngài đã và đang hứa thực hiện cho những ai tiếp nhận Đấng Cơ Đốc làm Cứu Chúa. Ngài là công chính bởi việc áp dụng sự trả giá của Đấng Cơ Đốc cho tội lỗi của chúng ta, công nhận rằng những tội lỗi đó quả thực được chuộc cho rồi.
Cùng lúc đó, 1 Giăng 1:9 thật sự cho biết rằng bằng cách này hay cách khác sự tha thứ là phụ thuộc vào việc chúng ta xưng nhận tội lỗi của mình với Đức Chúa Trời. Làm thế nào điều này có tác dụng nếu tất cả tội lỗi của chúng ta được tha thứ ở thời điểm chúng ta tiếp nhận Đấng Cơ Đốc làm Cứu Chúa? Dường như là điều mà sứ đồ Giăng đang mô tả ở đây là sự tha thứ "có tính liên hệ". Tất cả tội lỗi của chúng ta được tha thứ "một cách có tính vị trí" ở thời điểm chúng ta tiếp nhận Đấng Cơ Đốc làm Cứu Chúa. Sự tha thứ có tính vị trí này đảm bảo sự cứu rỗi của chúng ta và lời hứa về một nhà đời đời trên trời. Khi chúng ta đứng trước Đức Chúa Trời sau khi chết, Đức Chúa Trời sẽ không từ chối cho chúng ta vào thiên đàng bởi cớ tội lỗi của chúng ta. Đó là sự tha thứ có tính vị trí. Khái niệm về sự tha thứ có tính liên hệ được dựa trên thực tế rằng khi chúng ta phạm tội, chúng ta xúc phạm Đức Chúa Trời và làm buồn Thánh Linh Ngài (Ê-phê-sô 4:30). Trong khi về cơ bản Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta những tội lỗi chúng ta phạm phải, chúng vẫn còn gây nên sự trở ngại hay tắc nghẽn trong mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Một cậu bế phạm tội với cha mình thì không bị quăng khỏi gia đình của cậu. Một người cha tin kính sẽ tha thứ con cái mình vô điều kiện. Cùng lúc đó, một mối liên hệ giữa cha và con không thể đạt được cho tới khi mối liên hệ được phục hồi. Điều này chỉ có thể xảy ra khi một đứa con xưng nhận những sai lầm mình với cha mình và xin lỗi. Đó là lý do tại sao chúng ta phải xưng nhận tội lỗi mình với Đức Chúa Trời— không phải để duy trì sự cứu rỗi của chúng ta, nhưng để mang chính chúng ta trở lại với mối thông công gần gũi với Đức Chúa Trời là đấng yêu thương chúng ta và đã và đang tha thứ cho chúng ta.
English
Các Cơ Đốc Nhân có phải cứ luôn cầu xin sự tha thứ tội lỗi của họ không?