Câu hỏi
Chủ nghĩa tương đối văn hóa là gì?
Trả lời
Trong cách nhìn của chủ nghĩa tương đối văn hóa, mọi niềm tin, phong tục, và đạo đức đều là tương đối với mỗi cá nhân tùy thuộc vào bối cảnh xã hội của họ. Nói cách khác, "đúng" và "sai" đều tùy thuộc vào từng nền văn hóa; một vấn đề nào được xem xét trong khía cạnh đạo đức ở bối cảnh xã hội này có thể được xem là không thuộc về đạo đức ở một bối cảnh xã hội khác, và bởi vì không tồn tại một tiêu chuẩn chung về đạo đức, nên không ai có thể đánh giá phong tục của một xã hội.
Chủ nghĩa tương đối văn hóa được đón nhận rộng rãi trong nhân học hiện đại. Người theo chủ nghĩa tương đối văn hóa tin rằng tất cả mọi nền văn hóa đều xứng đáng với quyền của họ và đều có giá trị ngang nhau. Ngay cả với những người có niềm tin đạo đức trái ngược nhau, thì đa văn hóa cũng không bị xem xét là đúng hay sai, là tốt hay xấu. Các nhà nhân học ngày nay xem mọi nền văn hóa bình đẳng như nhau về sự tồn tại của con người, và được nghiên cứu từ góc độ trung hòa.
Chủ nghĩa tương đối văn hóa có mối liên hệ gần gũi với chủ nghĩa tương đối đạo đức, cũng có cái nhìn rằng chân lý là điều dễ biến đổi và mập mờ. Điều gì là đúng và sai đều được xác định bởi cá nhân hoặc bởi xã hội. Bởi vì chân lý không được nhận định khách quan, nên không có tiêu chuẩn nhận định khách quan nào áp dụng cho mọi nền văn hóa. Không ai có thể nói một người là đúng hay sai; nó chỉ là vấn đề ý kiến của cá nhân, và không một xã hội nào được quyền phán xét xã hội khác.
Chủ nghĩa tương đối văn hóa nhìn nhận rằng không có sai lầm vốn có (và không có gì tốt đẹp vốn có) trong bất kỳ biểu hiện của nền văn hóa nào. Vì thế, người Mayan cổ thi hành việc tự cắt đi một bộ phận của cơ thể và hiến tế con người là điều không tốt cũng không xấu; chúng chỉ là vấn đề của từng nền văn hóa riêng biệt, cũng giống như phong tục của người Mỹ là bắn pháo hoa vào ngày 4 tháng 7. Hiến tế con người và pháo hoa – cả hai chỉ là những sản phẩm khác nhau của mỗi xã hội riêng biệt.
Tháng 1/2002, khi Tổng thống (Hoa Kỳ) Bush ám chỉ những quốc gia khủng bố như là một "cái trục của tội ác", thì đã làm phật lòng những người chủ nghĩa tương đối. Đối với người chủ nghĩa tương đối, bất kỳ xã hội nào gọi xã hội khác là "tội ác" đều đáng bị nguyền rủa. Các phong trào hiện thời đều cố gắng "hiểu" Hồi giáo cực đoan – hơn là chiến tranh với nó – chính là dấu hiệu cho thấy rằng chủ nghĩa tương đối đang đạt được lợi ích. Người chủ nghĩa tương đối văn hóa tin rằng những người phương Tây không nên áp đặt những tư tưởng của họ lên thế giới Hồi giáo, bao gồm của những tư tưởng cho rằng hành vi đánh bom liều chết là tội ác. Người chủ nghĩa tương đối cho rằng, niềm tin Hồi giáo về Jihad cũng giá trị như bất kỳ niềm tin nào ở các nước phương Tây, và Mỹ cũng đáng bị khiển trách như những kẻ gây ra vụ khủng bố trong vụ khủng bố ngày 9/11.
Người chủ nghĩa tương đối văn hóa thường chống đối công tác truyền giáo. Khi Phúc Âm thẩm thấu vào từng tấm lòng và thay đổi cuộc sống, một số thay đổi văn hóa sẽ diễn ra theo. Ví dụ, khi Don và Carol Richardson truyền giáo đến bộ tộc Sawi thuộc Hà Lan New Guinea vào năm 1962, bộ tộc Sawi đã thay đổi: cụ thể là họ từ bỏ tập tục ăn thịt đồng loại từ lâu đời và từ bỏ tập tục tàn nhẫn hỏa thiêu những người phụ nữ góa bụa theo chồng của họ. Người chủ nghĩa tương đối văn hóa đã buộc Richardson tội chủ nghĩa đế quốc văn hóa, nhưng cả thế giới đều thống nhất rằng việc từ bỏ tập tục ăn thịt đồng loại là điều tốt. (Để có được câu chuyện hoàn chỉnh về sự thay đổi của bộ tộc Sawis cũng như sự trình bày về cải cách văn hoá liên quan đến các mục vụ, xin xem quyển Peace Child của Don Richardson tại https://hoithanh.com/41833/nguoi-con-hoa-binh.html
Là một Cơ đốc nhân, chúng ta quý trọng tất cả mọi người, bất kể thuộc văn hóa nào, bởi vì chúng ta công nhận rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26-27). Chúng ta thừa nhận đa văn hóa là điều tốt đẹp và chỉ khác biệt về thức ăn, trang phục, ngôn ngữ,v.v..., nên đều được gìn giữ và đáng giá như nhau. Cùng lúc, chúng ta biết rằng, vì tội lỗi, nên không phải tất cả mọi niềm tin và thực hành trong một nền văn hóa đều mang đến ích lợi trong văn hóa và theo ý Đức Chúa Trời. Chân lý không chủ quan (Giăng 17:17); chân lý là tuyệt đối, và luôn có một tiêu chuẩn đạo đức để cho tất cả mọi người ở mọi nền văn hóa đều phải chịu trách nhiệm (Khải Huyền 20:11-12).
Mục tiêu của chúng ta là các nhà truyền giáo không phương Tây hóa thế giới. Thay vào đó, nó mang đến tin tốt lành về sự cứu chuộc của Đấng Christ đến cho thế giới này. Thông điệp Phúc Âm thúc đẩy mọi cải cách xã hội trong phạm vi mà bất kỳ thực hành nào của một xã hội chống lại tiêu chuẩn đạo đức của Chúa đều sẽ thay đổi – ví dụ như sùng bái thần tượng, đa thê, và nô lệ đều sẽ đến hồi kết thúc khi vương quốc của Chúa hiện đến (xem Công vụ các sứ đồ 19). Trong các vấn đề phi đạo đức, các nhà truyền giáo luôn muốn bảo vệ và tôn trọng văn hóa của những người mà họ đang phục vụ.
English
Chủ nghĩa tương đối văn hóa là gì?