settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về công việc?

Trả lời


"Không một người nào nên làm việc. Công việc là nguồn gốc của hấu hết mọi nỗi đau khổ trên thế giới. Hầu như bất kỳ điều ác nào mà bạn có thể gọi tên đều đến từ việc làm, hoặc từ cuộc sống trong một thế giới đã được thiết kế cho công việc. Để khỏi chịu khổ, chúng ta phải thôi không làm việc nữa." Những từ này bao gồm trong lời mở đầu bài tiểu luận của Bob Black năm 1985, tựa đề là "Bãi Bỏ Làm Việc". Trong một nền văn hóa ưa thích sự giải trí, nhiều người đã hết lòng lắng nghe tình cảm của Black. Người Mỹ dành gần 50% thời gian thức của mình để làm việc. Có phải công việc là sự rủa sả, hay đó là điều mà con người được thiết kế để làm việc? Hoàn toàn trái ngược với sự khẳng định của Bob Black, ý nghĩa và bản chất ích lợi của công việc là một chủ đề nổi bật trong Kinh Thánh.

Nguồn gốc của công việc được mô tả trong sách Sáng Thế Ký. Ngay chương mở đầu, Đức Chúa Trời là người đầu tiên làm việc, bận rộn với sự sáng tạo thế giới (Sáng 1:1-15). Kinh Thánh nói rõ rằng Đức Chúa Trời đã làm việc trong sáu ngày và nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Đức Chúa Trời đã đầu tiên làm công việc trên đất, cho nên, làm việc chính đáng phản ảnh hoạt động của Đức Chúa Trời. Bởi vì Đức Chúa Trời vốn là tốt lành, nên công việc cũng vốn là tốt lành (Thi-thiên 25:8; Ê-phê-sô 4:28). Hơn thế nữa, Sáng-thế-ký 1:31 tuyên bố rằng, khi Đức Chúa Trời thấy thành quả sự lao động của Ngài, Ngài gọi đó là "rất tốt lành." Đức Chúa Trời đã kiểm tra và đánh giá chất lượng công việc của Ngài, và khi Ngài đã xác định rằng Ngài đã làm một việc tốt, Ngài rất hài lòng về kết quả. Qua thí dụ này, rõ ràng công việc nên có thành quả. Công việc nên được tiến hành theo phương cách nhằm tạo ra những kết quả có chất lượng cao nhất. Phần thưởng của công việc là vinh dự, và sự hài lòng phát xuất từ một công việc được thực hiện tốt (Truyền Đạo 2:24; 3:22; 5:19).

Thi-thiên 19:1 nói rằng Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài với thế gian qua công việc của Ngài. Qua sự khải thị của thiên nhiên, mọi người trên đất đều biết đến sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Như vậy, công việc bày tỏ những điều về một người thực hiện công việc. Nó thể hiện bản tính, động cơ, kỹ năng, những khả năng và đặc điểm một cách cá nhân. Đức Chúa Giê-xu đã nhắc lại nguyên tắc này trong Ma-thi-ơ 7:15-20, khi Ngài tuyên bố rằng cây xấu chỉ sanh ra trái xấu, và cây tốt sanh trái tốt. Ê-sai 43:7, cho thấy Đức Chúa Trời đã tạo nên con người vì sự vinh hiển của chính Ngài. Trong 1 Cô-rinh-tô 10:31, chúng ta đọc thấy rằng, chúng ta nên làm những gì vì sự vinh hiển của Ngài. Thuật ngữ làm vinh hiển có nghĩa là "đề cao hình ảnh của người nào đó qua việc tôn vinh họ." Cho nên, công việc được thực hiện bởi những Cơ-đốc-nhân nên trình ra cho thế gian một hình ảnh chính xác về Đức Chúa Trời trong sự công bình, trung tín và tuyệt vời.

Đức Chúa Trời đã tạo nên con người theo hình ảnh của Ngài với những bản tính giống như Ngài (Sáng 1:26-31). Ngài đã tạo nên con người để làm việc với Ngài trong thế gian. Đức Chúa Trời đã trồng một khu vườn và đặt A-đam vào đó để trồng trọt và duy trì nó (Sáng 2:8, 15). Thêm nữa, A-đam và Ê-va được quyền chinh phục và quản trị trên khắp đất. Công việc ủy thác ban đầu này có ý nghĩa là gì? Để trồng trọt có nghĩa là chăm sóc nuôi dưỡng cho lớn lên và để cải thiện. Duy trì có nghĩa là bảo vệ để tránh thất bại hay suy tàn. Chinh phục có nghĩa là thực thi quyền kiểm soát và kỷ luật. Quản trị có nghĩa là quản lý, chịu trách nhiệm và đưa ra những quyết định. Việc ủy thác này áp dụng cho tất cả mọi loại công việc. Những lãnh đạo cải chánh thế kỷ thứ 15 đã thấy một công việc như là một mục vụ trước mặt Đức Chúa Trời. Khi được xem như một mục vụ trước mặt Đức Chúa Trời, những công việc nên được biết như là những mục vụ, và nơi làm việc nên được xem là những cánh đồng truyền giáo (Ma-thi-ơ 28:18-20; Công vụ 8:1,4).

Sự sa ngã của con người được mô tả trong Sáng-thế-ký 3, tạo ra sự thay đổi trong bản chất của công việc. Đáp ứng lại tội lỗi của A-đam, Đức Chúa Trời đã công bố nhiều sự đoán xét trong Sáng 3:17-19, nghiêm trọng nhất là sự chết. Tuy nhiên, lao động và thành quả của lao động tập trung vào phần còn lại của sự đoán xét. Đức Chúa Trời đã rủa sả đất. Công việc trở nên khó khăn. Từ vất vả được nói đến, ám chỉ đến những thách thức, khó khăn, kiệt lực, và tranh đấu. Công việc tự nó vẫn là tốt, con người phải mong đợi rằng thành quả chỉ đến bởi "đổ mồ hôi trán". Như vậy, kết quả không phải lúc nào cũng tích cực. Mặc dù con người sẽ ăn các thứ cây trên cánh đồng, đồng ruộng sanh gai góc và cỏ dại. Công việc vất vả và nỗ lực không phải lúc nào cũng được ban thưởng theo cách mà người lao động mong đợi hoặc ao ước.

Cũng nên chú ý rằng con người sẽ ăn những sản vật của cánh đồng, không phải trong khu vườn. Khu vườn là biểu tượng về một Ba-ra-đi trên đất được tạo lập bới Đức Chúa Trời là một nơi an toàn có rào chung quanh. Những khu vườn cũng tượng trưng cho sự thánh khiết và vô tội. Trái đất là cánh đồng, nói cách khác, là đại diện cho không gian mở, không được bảo vệ nhấn mạnh đến sự mất mát của sự hạn chế và sự trần tục. Cho nên, môi trường công việc có thể là thù địch, đặc biệt là với những Cơ-đốc-nhân (Sáng 39:1-23; Xuất 1:8-22; Nê-hê-mi 4).

Người ta thường nói rằng, = con người có ba nhu cầu cơ bản trong cuộc sống: tình yêu thương, mục đích, và ý nghĩa. Nhiều lần, con người cố gắng tìm ra mục đích và ý nghĩa của công việc. Trong Truyền đạo 2:4-11, Sô-lô-môn nêu chi tiết trong việc tìm kiếm ý nghĩa của nhiều chủ đề và những công việc thuộc nhiều thể loại. Mặc dù công việc mang lại một mức độ hài lòng trong thành quả, song kết luận của ông là: "Đoạn ta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao nhọc mình đã chịu để làm ra nó. Kìa mọi điều đó là hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời."

Những nguyên tắc phê bình Kinh Thánh khác liên quan đến công việc là:

• Công việc được thực hiện không chì vì lợi ích của người lao động, nhưng còn vì ích lợi của những người khác (Xuất 23:10-11; Phục truyền 15:7-11; Ê-phê-sô 4:28).

• Công việc là một món quà từ nơi Đức Chúa Trời và, với dân sự của Ngài, sẽ được ban phước (Thi-thiên 104:1-35; Truyền đạo 3:12-13; 5:18-20; Châm ngôn 14:23).

• Đức Chúa Trời trang bị cho dân sự của Ngài vì công việc của họ (Xuất 31:2-11).

Gần đây, có nhiều tranh luận về trách nhiệm và bổn phận xã hội đối với những người thất nghiệp, người không có bảo hiểm, và người thất học trong xã hội. Thật thú vị khi biết rằng hệ thống phúc lợi xã hội theo Kinh Thánh là một hệ thống của công việc (Lê-vi-ký 19:10; 23:22). Kinh Thánh nghiêm khắc lên án sự lười biếng (Châm ngôn 18:9). Sứ đồ Phao-lô làm cho công việc của Cơ-đốc-nhân rõ ràng dồi dào về mặt đạo đức: "Nếu người nào không nuôi dưỡng người bà con mình, đặc biệt là những người trong gia đình của mình, ấy là người chối bỏ đức tin và tệ hơn kẻ chẳng tin" (1 Ti-mô-thê 5:8).

Ngoài ra, sự dạy dỗ của Phao-lô cho một hội thánh khác liên quan đến những người không muốn làm việc, ấy là "tránh xa những anh em sống biếng nhác, và không sống theo lời dạy dỗ mà anh em đã nhận từ nơi chúng tôi." Và ông tiếp tục nói, "vì khi chúng tôi còn ở với anh chị em, chúng tôi đã truyền cho anh chị em rằng: nếu ai không chịu làm việc, người ấy cũng đừng ăn." Thay vì thế, Phao-lô dạy về những người biếng nhác, "Đối với những người như thế, chúng tôi nhân danh Chúa là Đức Chúa Giê-xu Christ truyền và khuyên rằng hãy yên lặng làm việc, để có thể ăn bánh của chính mình (2 Tê-sê-lô-ni-ca 3:12)."

Mặc dầu, thiết kế ban đầu của Đức Chúa Trời cho công việc đã bị hư hoại vì tội lỗi, một ngày nào đó, Đức Chúa Trời sẽ phục hồi công việc sẽ không còn là những gánh nặng do tội lỗi phát sinh (Ê-sai 65:17-25; Khải huyền 15:1-4; 22:1-11). Cho đến ngày, khi Trời Mới-Đất Mới được thiết lập, thái độ của Cơ-đốc-nhân đối với công việc nên phản ánh lời dạy của Đức Chúa Giê-xu: "Đức Chúa Giê-xu phán: Thức ăn của Ta là làm theo ý của Đấng đã sai Ta, và hoàn tất công việc của Ngài."

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về công việc?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries