Câu hỏi
Cứu chuộc chủ tể là gì?
Trả lời
Giáo lý về sự cứu chuộc chủ tể dạy rằng việc thuận phục Đấng Christ là Chúa phải đi kèm với việc tin vào Đấng Christ như Đấng Cứu Chuộc. Cứu chuộc chủ tể trái ngược với thứ đôi khi được coi là đức tin dễ dãi hay việc dạy rằng sự cứu chuộc đi đôi với sự nhận việc một số tín điều.
John MacArthur, trong quyển Phúc Âm Theo như Chúa Giê-su giải thích một mặt về cứu chuộc chủ tể, tóm tắt học thuyết như thế này: "Phúc âm kêu gọi đức tin trong việc coi những tội nhân phải ăn năn tội lỗi của mình và thuận phục quyền chủ tể của Đấng Christ." Nói cách khác, một người tội nhân từ chối ăn năn sẽ không được cứu, vì anh ta không thể cùng một lúc bám lấy tội lỗi của mình và Đấng Cứu Chuộc. Một tội nhân từ chối quyền chủ tể của Đấng Christ trong đời sống mình không thể có đức tin cứu chuộc, vì đức tin thật bao gồm sự thuận phục với Chúa. Vì thế, Phúc Âm đòi hỏi nhiều hơn là một quyết định trong suy nghĩ hay là lời cầu nguyện ngoài miệng; thông điệp Phúc Âm là lời kêu gọi về việc trở thành môn đồ. Con chiên sẽ nghe theo người Chăn trọng sự vâng lời thuận phục.
Những giao giảng về cứu chuộc chủ tể chỉ ra những cảnh báo được Chúa Giê-su lặp lại nhiều lần tới những học thuyết tôn giáo giả trong ngày của Ngài như bằng chứng rằng đơn thuần đồng ý với những điều thuộc linh không thể cứu chuộc con người. Phải có sự thay đổi trong trái tim. Chúa Giê-su nhấn mạnh cái giá của việc trở thành môn đồ: "Ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta, cũng không thể làm môn đồ Ta" (Luca 14:27) and "Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không thể làm môn đồ Ta" (câu 33). Trong cùng một đoạn văn, Chúa Giê-su nói về việc tính đến cái giá của môn đồ; ở chỗ khác Ngài nhấn mạnh về việc hoàn toàn cam kết: "Ai đã cầm cày mà còn nhìn lại đằng sau thì không xứng hợp với vương quốc Đức Chúa Trời." (Luca 9:62).
Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giê-su nói rằng cửa dẫn đến sự sống đời đời chỉ có "một vài người" tìm được (Ma-thi-ơ 7:14); trái ngược lại, đức tin dễ dãi tìm cách mở rộng con được để bất cứ ai tuyên xưng niềm tin đều có thể vào được. Chúa Giê-su nói rằng "cây lành thì sinh ra trái lành" (câu 17); ngược lại, đức tin giản đơn nói rằng một cây có thể vừa là cây lành nhưng không sinh ra gì ngoài trái độc. Giê-su nói rằng nhiều người nói "Chúa, Chúa" sẽ không vào được vương quốc Ngài (câu 21-23); ngược lại, đức tin dễ dãi nói rằng chỉ cần nói "Chúa, Chúa" là đủ.
Sự cứu chuộc chủ tể dạy rằng việc thật sự có một đức tin thật sẽ được chứng mình bằng hành động của đức tin. Nếu một người hoàn toàn tin vào Chúa, thì anh ta hay cô ta sẽ phải nghe theo sự chỉ dạy của Chúa. Một người cố tình sống trong tội lỗi không ăn năn rõ ràng là người không chọn theo Đấng Christ, bởi vì Đấng Christ kêu gọi chúng ta rời bỏ tội lỗi và bước vào sự công chính. Thật vậy, Kinh Thánh dạy rất rõ rằng đức tin trong Đấng Christ sẽ kết quả nên một đời sống được đổi thay (2 Cô-rinh-tô 5:17; Ga-la-ti 5:22-23; Gia-cơ 2:14-26).
Sự cứu chuộc chủ tể không phải là một giáo lý về cứu chuộc bởi việc làm. Những giao giảng về cứu chuộc chủ tể khá cẩn thận khi nói rằng sự cứu chuộc là bởi ẩn điển, rằng người tín đồ được cứu trước khi đức tin của họ sản sinh ra việc lành và Cơ Đốc nhân có thể và vẫn phạm tội. Tuy nhiên, sự cứu chuộc thật sẽ chắc chắn dẫn đến một đời sống được biết đổi. Người được cứu sẽ dành bản thân cho Đấng Cứu Chuộc. Một Cơ Đốc Nhân thật sẽ không thể sống thoải mái trong một lỗi chưa được xưng nhận và từ bỏ.
Đây là chính điều mà cứu chuộc chủ tể khác với đức tin dễ dãi:
1. Sự ăn năn không phải là từ đồng nghĩa với đức tin. Kinh Thánh dạy rằng tội nhân phải thực hành đức tin cùng với sự ăn năn (Công Vụ 2:38; 17:30; 20:21; 2 Phi-e-rơ 39). Sự ăn ăn là việc thay đổi tâm trí từ việc giữ lấy tội lỗi và chối từ Đấng Christ tới việc chối từ tội lỗi và giữ lấy Đấng Christ (Công Vụ 3:19; Lu-ca 24-47), và ngay cả sự thay đổi này cũng là một tặng phẩm của Chúa (2 Ti-mô-thi 2:25). Sự ăn năn đích thực, đến từ việc một người thuận phục theo sự chủ tể của Chúa, không thể giúp gì ngoại trừ sự thay đổi về hành vi (Lu-ca 3:8; Công Vụ 26:18-20).
2) Một Cơ Đốc Nhân là một tạo vật mới và không thể chỉ đơn "dừng đức tin" lại và đánh mất sự cứu chuộc. Đức tin bản thân nó là một tặng phẩm của Chúa (Ê-phê-sô 2:1-5, 8), và đức tin thật sẽ tồn tại mãi mãi (Phi-líp 1:6). Sự cứu chuộc hoàn toàn là công việc của Chúa, không phải là công việc của con người. Những ai tin vào Đấng Christ là Chúa được cứu bất kể những việc anh ta nỗ lực làm có tới đâu (Tít 3:5).
3) Đối tượng của đức tin là Đấng Christ bản thân Ngài, không phải là một lời hứa, một lời cầu nguyện hay một tín điều (Giăng 3:16). Đức tin phải bao gồm những cam kết cá nhân với Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 5:15). Nó nhiều hơn việc tin vào lẽ thật của Phúc Âm; đó là sự từ bỏ thế gian này và theo Chủ Nhân của mình. Chúa Giê-su có nói, "Chiên Ta nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta." (Giăng 10:27)
4) Đức tin thật luôn sản sinh ra một cuộc đời đổi mới (2 Cô-rinh-tô 5:17). Con người bên trong được biến đổi bởi Thánh Linh (Ga-la-ti 2:20), và người Cơ Đốc Nhân sẽ có một bản chất mới (Rô-ma 6:6). Những ai có đức tin thật – là những người thuật phục theo sự chủ tể của Đấng Christ – sẽ theo Chúa Giê-su (Giăng 10:27), sẽ yêu anh chị em mình (1 Giăng 3:14), tuân theo lời răn của Chúa (1 Giăng 2:3, Giăng 15:14), làm theo ý Chúa (Ma-thi-ơ 12:50), tuân theo lời Ngài (Giăng 8:31), giữ lời Ngài (Giăng 17:6), làm các việc lành (Ê-phê-sô 2:10), và tiếp tục trong đức tin (Cô-lô-sê 1:21-23; Hê-bơ-rơ 3:14). Sự cứu chuộc không phải là việc thêm Chúa Giê-su vào ngôi đền thờ của các thần tượng; nó là sự kéo đổ toàn bộ các thần tượng bằng quyền trị vị tối thượng của Chúa Giê-su.
5) "Quyền năng của Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều liên quan đến sự sống và sự tin kính" (2 Phi-e-rơ 1:3; tham khảo cùng với Rô-ma 8:32). Sự cứu chuộc, vì thế, không đơn thuần là một chiếc vé tới thiên đàng. Nó là một phương tiện để chúng ta được thanh tẩy (một cách thực tế) trong đời này và bằng cách đó chúng ta lớn lên trong ân điển.
6) Kinh Thánh dạy rằng Giê-su là Chúa của muôn vật. Đấng Christ kêu gọi sự thuận phục vô điều kiện nơi ý Ngài (Rô-ma 6:17-18; 10:9-10). Những ai sống trong sự chống đối ý Chúa sẽ không có sự sống đời đời, vì "Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường" (Gia-cơ 4:6).
7) Những ai thật sự tin vào Đấng Christ sẽ mến yêu Ngài (1 Phi-e-rơ 1:8-9; Rô-ma 8:28-30; 1 Cô-rinh-tô 16:22). Và cho những người chúng ta yêu mến chúng ta sẽ cố gắng làm vui lòng (Giăng 14:15,23).
8) Kinh Thánh dạy rằng cách cư xử là một bài kiểm tra đức tin. Sự vâng lời là chứng cứ của đức tin thật của một người (1 Giăng 2:3). Nếu một người vẫn không thật lòng muốn vâng theo Đấng Christ, anh ta chứng tỏ rằng "đức tin" của anh ta chỉ trên danh nghĩa (1 Giăng 2:4). Một người nói rằng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Chuộc và giả vờ vâng phục trong chốc lát, nhưng nếu không có sự thay đổi trong lòng, bản chất thật sự của anh ta sẽ chẳng mấy chốc lộ ra. Và đây là trường hợp của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt.
9) Tín đồ chân thật có thể vấp ngã, nhưng họ sẽ luôn bền lòng trong đức tin (1 Cô-rinh-tô 1:8). Đây là trường hợp của Si-môn Phi-e-rơ. Một "tín đồ" hoàn toàn quay lưng lại với Chúa sẽ chỉ cho thấy rằng anh ta đã không được sinh lại để bắt đầu đời sống mới (1 Giăng 2:19).
Một người được cứu chuộc khỏi tội lỗi bằng đức tin trong Đấng Christ sẽ không muốn giữ đời sống cũ trong tội lỗi (Rô-ma 6:2). Dĩ nhiên, sự trưởng thành về thuộc linh có thể xảy ra nhanh hay chậm, phụ phuộc vào người đó và hoàn cảnh của người đó. Và những sự thay đổi có thể không dễ nhận ra cho tất cả mọi người lúc ban đầu. Cuối cùng, Chúa là người biết rõ về các con chiên của Ngài, và Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên trưởng thành vào đúng thời điểm tốt nhất của Ngài.
Liệu có thể trở thành Cơ Đốc Nhân mà vẫn sống trong nhục dục lâu dài, và tận hưởng những lạc thú của tội lỗi, và không bao giờ tìm cách để tôn vinh Chúa người đã mua chuộc ta? Liệu một tội nhân có thể chối bỏ sự chủ tể của đấng Christ nhưng vẫn tôn Ngài là Đấng Cứu Chuộc? Liệu có thể một người cầu nguyện "những lời cầu nguyện tội lỗi" và quay lại sống như chưa từng có gì xảy ra và vẫn tự gọi mình là "Cơ Đốc Nhân"? Giáo lý cứu chuộc chủ tể nói rằng "không". Chúng ta đừng đưa cho những tội đồ chưa ăn năn hy vọng sai lệch; tốt hơn, chúng ta hãy công bố lời kêu gọi của Chúa: "Các ngươi phải sinh lại" (Giăng 3:7).
English
Cứu chuộc chủ tể là gì?