Câu hỏi
Sự thánh hóa là gì? Sự thánh hóa Cơ Đốc được định nghĩa như thế nào?
Trả lời
Chúa Giê-xu nói nhiều về sự thánh hóa trong Giăng đoạn 17. Trong câu 16 Chúa nói rằng, “Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian”, và đây là điều mà trước đó Ngài đã yêu cầu: “Hãy lấy lẽ thật khiến họ nên thánh. Lời Cha tức là lẽ thật”. Sự thánh hóa là một trạng thái tách biệt đối với Chúa, mọi tín đồ tiến đến trạng thái này khi họ được sinh ra từ Đức Chúa Trời: “Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta” (I Cô-rinh-tô 1:30). Đây là sự tách biệt một lần cho mãi mãi, đời đời đối với Chúa. Nó là một phần phức tạp trong sự cứu rỗi của chúng ta cũng như sự liên kết của chúng ta với Đấng Christ (Hê-bơ-rơ 10:10).
Sự thánh hóa cũng ám chỉ đến kinh nghiệm thực tế của sự tách biệt này đối với Đức Chúa Trời, là kết quả của sự vâng phục Lời Chúa trong cuộc sống của một người và được theo đuổi bởi người tin một cách nghiêm túc (I Phi-e-rơ 1:15; Hê-bơ-rơ 12:14). Giống như Chúa đã cầu nguyện trong Giăng đoạn 17, sự thánh hóa được xem là một quá trình tách rời của tín đồ vì mục đích mà họ đã được gửi đến thế gian: “Như Cha đã sai Con trong thế gian, thì Con cũng sai họ trong thế gian. Con vì họ tự làm nên thánh, hầu cho họ cũng nhờ lẽ thật mà được nên thánh vậy” (câu 18,19). Ngài đã tự mình tách khỏi vì mục đích mà Ngài được sai đi là nền tảng và cũng là điều kiện mà chúng ta được tách khỏi cho điều mà chúng ta được sai đi (Giăng 10:36). Sự thánh hóa của Ngài là khuôn mẫu và quyền năng cho khuôn mẫu và quyền năng của chúng ta. Sự sai đi và sự thánh hóa là không thể tách rời được. Vì lý do này nên tín đồ được gọi là các thánh đồ, từ chữ Hy Lạp là hagioi có nghĩa là “những người được thánh hóa”. Trong khi hành vi của họ trước đây minh chứng cho vị trí của họ trong thế gian với tình trạng tách khỏi Đức Chúa Trời, thì bây giờ hành vi của họ sẽ minh chứng cho vị trí của họ trước Đức Chúa Trời trong tình trạng tách khỏi thế gian.
Theo Kinh thánh, “sự thánh hóa” còn có thêm một ý nghĩa nữa. Phao-lô cầu nguyện trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:23, “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến”. Phao-lô cũng viết trong Cô-lô-se về, “sự trông cậy (niềm hy vọng) để dành cho anh em ở trên trời, là sự trước kia anh em đã nhờ đạo Tin lành chân thật mà biết đến” (Cô-lô-se 1:5). Sau đó ông nói về Chính Đấng Christ là “sự trông cậy về vinh hiển” (Cô-lô-se 1:27) và sau đó đề cập đến bằng chứng của sự trông cậy đó khi ông nói, “Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển” (Cô-lô-se 3:4). Trạng thái được vinh hiển này sẽ là sự tách biệt cuối cùng của chúng ta khỏi tội lỗi, hoàn toàn thánh hóa trong mọi khía cạnh. “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy” (I Giăng 3:2).
Tóm lại, sự thánh hóa đồng nghĩa với sự thánh khiết, từ chữ Hy Lạp của cả hai từ này nghĩa là “sự tách biệt”, trước hết là sự tách biệt vị trí một lần đủ cả đối với Đấng Christ cho sự cứu rỗi của chúng ta, thứ hai sự thánh khiết tiệm tiến trong thực tế đời sống của tín đồ trong khi chờ đợi Đấng Christ trở lại, và cuối cùng là sự tách biệt đời đời khỏi tội lỗi khi chúng ta đến thiên đàng.
English
Sự thánh hóa là gì? Sự thánh hóa Cơ Đốc được định nghĩa như thế nào?