Câu hỏi
Giải trừ huyền thoại tính là gì? Kinh Thánh có cần loại bỏ tính huyền thoại không không?
Trả lời
Khái niệm “Giải trừ huyền thoại tính” xuất phát từ Rudolf Bultmann, một nhà thần học và học giả Tân Ước lỗi lạc trong thế kỷ 20. Bultmann tin rằng Tân Ước chỉ đơn giản là lời tường thuật của con người về các cuộc gặp gỡ thần thánh của các tác giả với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ. Theo Bultmann, các tác giả sách Phúc âm đã sử dụng những thuật ngữ và khái niệm chỉ có sẵn vào thời điểm đó, và những thuật ngữ và khái niệm đó gắn bó chặt chẽ với phép lạ và yếu tố siêu nhiên, điều mà Bultmann coi là huyền thoại.
Bultmann cho rằng để khiến Phúc Âm được chấp nhận và phù hợp với các nhà tư tưởng hiện đại, thì Tân Ước cần giải trừ huyền thoại tính. Nói cách khác, các yếu tố thần thoại (tức là thần kỳ) phải được loại bỏ, để sự thật phổ quát ẩn sau các câu chuyện được phô bày. Đối với Bultmann, sự thật phổ quát là, Đức Chúa Trời đã thực hiện chương trình của Ngài qua Đấng Christ vì lợi ích của nhân loại. Tuy nhiên, các câu chuyện trong Tân Ước về sự đồng trinh, đi trên mặt nước, hóa bánh và cá, phép lạ chữa lành cho người mù, và ngay cả sự phục sinh của Chúa Giê-su phải bị loại bỏ, vì là những yếu tố thần thoại thêm thắt cho thông điệp cốt yếu. Ngày nay, có nhiều phong trào Cơ đốc giáo cũng có suy nghĩ này, cho dù họ có thừa nhận là ủng hộ Bultmann hay không. Có một phong trào gọi là “chủ nghĩa tự do dòng chính” dựa trên một cuốn Kinh Thánh đã được loại bỏ yếu tố thần thoại. Chủ nghĩa tự do dạy về lòng tốt mơ hồ của Đức Chúa Trời và tình anh em của con người cũng như đề cao việc noi gương Đấng Christ trong khi coi thường hoặc phủ nhận các phép lạ.
Điều mà Bultmann không nhận ra phép lạ (điều mà ông gọi là thần thoại) là trọng tâm của phúc âm. Hơn nữa, không phải mọi người ở thế kỷ thứ nhất tin mù quáng và cả tin vào các phép lạ, trong khi “con người hiện đại” ngày nay biết rõ hơn. Khi thiên sứ thông báo với trinh nữ Ma-ri rằng cô sắp có con, cô biết rất rõ rằng việc xảy ra như vậy là không bình thường (Lu-ca 1:34). Tương tự như vậy, Giô-sép cũng phải bị thuyết phục (Ma-thi-ơ 1: 18–21). Thô-ma biết rằng sự sống lại sau khi bị đóng đinh là điều bất thường và ông đã yêu cầu thấy tận mắt mới tin (Giăng 20: 24–25).
Phao-lô đã phản bác lại một quan điểm đã làm lung lay lòng tin của các tín đồ ở Cô-rinh-tô. Khi bảo vệ giáo lý về sự phục sinh, Phao-lô giải thích rằng nếu Phúc âm bị loại bỏ các yếu tố thần thoại thì hoàn toàn không phải là Phúc âm. Sự phục sinh của Chúa Giê-su là một sự kiện có “tầm quan trọng nhất” (1 Cô-rinh-tô 15: 4), mang tính lịch sử và có thể kiểm chứng được (câu 5). “Và nếu Đấng Christ đã không sống lại thì sự rao giảng của chúng tôi là vô ích, và đức tin của anh em cũng vô ích. Nếu người chết thật sự không sống lại thì chúng tôi bị xem như làm chứng dối về Đức Chúa Trời; vì chúng tôi đã làm chứng rằng Đức Chúa Trời đã khiến Đấng Christ sống lại, trong khi Ngài không khiến Đấng Christ sống lại. Vì nếu người chết không sống lại thì Đấng Christ cũng không sống lại. Và nếu Đấng Christ không sống lại thì đức tin của anh em cũng vô ích, và anh em vẫn còn ở trong tội lỗi mình. Như vậy, những người ngủ trong Đấng Christ phải bị hư mất. Nếu hi vọng của chúng ta trong Đấng Christ chỉ hướng về cuộc sống nầy mà thôi, thì trong tất cả mọi người, chúng ta là những người thảm hại hơn hết.” (câu 14–19).
Tóm lại, Tân Ước không cần phải được giải trừ huyền thoại tính. Điều mà Bultmann gọi là huyền thoại thực ra là phép lạ, và phép lạ là trọng tâm của Tân Ước — từ việc Chúa Giê-su sinh ra bởi một người nữ đồng trinh, đến sự phục sinh của Chúa Giê-su, rồi sự tái lâm của Ngài, và sự sống lại của những người tin Chúa. Nếu phải thay đổi, thì “nhà tư tưởng hiện đại” cần học lại về “tư duy tiền hiện đại” để ít nhất giúp họ chấp nhận yếu tố siêu nhiên trong Kinh Thánh.
English
Giải trừ huyền thoại tính là gì? Kinh Thánh có cần loại bỏ tính huyền thoại không không?