Câu hỏi
Giận Chúa thì có sai không?
Trả lời
Giận Chúa là điều mà nhiều người, ngay cả tín đồ lẫn người không tin Chúa phải đấu tranh liên tục. Khi một điều gì đó bi kịch xảy ra trong đời sống của chúng ta thì chúng ta sẽ hỏi Chúa câu hỏi “Tại sao?”, bởi vì đó là phản ứng tự nhiên của chúng ta. Mặc dù điều chúng ta thật sự hỏi Ngài không quá nhiều ví như “Tại sao vậy Chúa?” nhưng “Tại sao lại là con hả Chúa?” Phản ứng này bày tỏ hai suy nghĩ sai lầm của chúng ta. Thứ nhất, là tín đồ chúng ta hoạt động với cảm tưởng rằng cuộc sống sẽ dễ dàng, và Chúa sẽ ngăn không cho những bi kịch xảy ra với chúng ta. Khi Ngài không làm như vậy, chúng ta sẽ giận Ngài. Thứ hai, khi chúng ta không hiểu phạm vi tể trị của Ngài, chúng ta sẽ mất niềm tin vào khả năng điều khiển mọi hoàn cảnh, điều khiển người khác, và điều khiển cách chúng ảnh hưởng đến chúng ta của Ngài. Vì vậy chúng ta giận Chúa vì Ngài có vẻ như Ngài mất kiểm soát trong vũ trụ và đặc biệt là trong cuộc đời của chúng ta. Khi chúng ta đánh mất niềm tin vào sự tể trị của Chúa, thì đó là vì sự yếu đuối trong con người xác thịt của chúng ta đang vật lộn với sự thất vọng và sự thiếu kiểm soát của chúng ta trên sự việc. Khi những điều tốt xảy ra thì tất cả chúng ta thường cho nó là do sự thành công của chúng ta và chúng ta đạt được nó. Tuy nhiên, khi những điều xấu xảy ra, thì lập tức chúng ta đổ lỗi cho Chúa và chúng ta giận Ngài vì không ngăn cản nó, điều này bày tỏ suy nghĩ sai lầm đầu tiên của chúng ta đó là chúng ta không đáng bị những hoàn cảnh tệ như vậy.
Những bi kịch mang đến sự thật tồi tệ rằng chúng ta không điều khiển được cuộc sống của chúng ta. Lúc này hoặc lúc khác tất cả chúng ta đều nghĩ rằng mình có thể điều khiển được những tác động của hoàn cảnh, nhưng trên thực tế thì chính Đức Chúa Trời là Đấng chịu trách nhiệm về tất cả những tạo vật của Ngài. Mọi điều xảy ra đều bởi Ngài và được Ngài cho phép. Không có một con chim nào rơi xuống đất hay một cọng tóc nào trên đầu chúng ta mà Chúa không biết đến (Ma-thi-ơ 10:29-31). Chúng ta có thể phàn nàn, tức giận, và đổ lỗi cho Chúa về điều đang xảy ra. Nhưng nếu chúng ta tin cậy Ngài, giao cho Ngài những cay đắng và tổn thương của chúng ta, thừa nhận tội kiêu ngạo đang cố gắng thúc chúng ta làm theo ý muốn của chính mình hơn là ý muốn của Ngài, thì Ngài có thể và sẽ ban cho chúng ta sự bình an và sức mạnh của Ngài để chúng ta vượt qua bất kì hoàn cảnh khó khăn nào (I Cô-rinh-tô 10:13). Nhiều tín đồ trong Chúa Giê-xu Christ có thể làm chứng điều đó. Chúng ta có thể giận Chúa vì nhiều lý do, nhưng chúng ta phải chấp nhận một số điểm rằng có nhiều điều chúng ta không thể kiểm soát hay thậm chí hiểu được bằng tâm trí hữu hạn của mình.
Sự hiểu biết của chúng ta về quyền tối cao của Chúa trong mọi hoàn cảnh phải kèm theo sự hiểu biết của chúng ta về những thuộc tính khác của Ngài như là: tình yêu, lòng thương xót, sự nhân từ, tốt lành, công bình, công chính và thánh khiết. Khi chúng ta nhìn những khó khăn của mình thông qua lẽ thật của Lời Chúa – là điều nói cho chúng ta rằng Chúa làm mọi điều chỉ vì ích lợi cho chúng ta (Rô-ma 8:28), và Ngài có một kế hoạch và mục đích hoàn hảo dành cho chúng ta là điều không thể nào bị ngăn trở được (Ê-sai 14:24, 46:9-10) thì chúng ta bắt đầu nhìn những vấn đề của chúng ta theo một phương diện khác. Chúng ta cũng biết từ Kinh thánh rằng niềm vui và hạnh phúc của đời này sẽ không bao giờ kèo dài mãi mãi. Hơn nữa, Gióp nhắc nhở chúng ta rằng “con người sanh ra để đau khổ như chớp lửa luôn bay xẹt lên cao” (Gióp 5:7), và cuộc đời này là ngắn ngủi và “đầy phiền muộn” (Gióp 14:1). Chỉ vì chúng ta đến với Đấng Christ vì sự cứu rỗi khỏi tội lỗi thì không có nghĩa là chúng ta được đảm bảo một đời sống thoát khỏi mọi vấn đề. Thực tế là Chúa Giê-xu đã nói rằng, “Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian” nhưng Ngài “đã thắng thế gian” rồi (Giăng 16:33), khiến cho chúng ta có được sự bình an bên trong mặc dù bão tố đang gào thét xung quanh chúng ta (Giăng 14:27).
Một điều chắc chắn là: cơn giận không thích đáng thì là tội (Ga-la-ti 5:20; Ê-phê-sô 4:26-27; Cô-lô-se 3:8). Cơn giận không tin kính là thất sách làm cho ma quỷ có một chỗ đứng trong cuộc sống của chúng ta, và có thể phá hủy niềm vui và sự bình an của chúng ta nếu chúng ta neo giữ nó. Neo giữ cơn giận sẽ cho phép sự cay đắng và sự oán hận xuất hiện trong lòng chúng ta. Chúng ta phải xưng nó ra với Chúa thì Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta và chúng ta có thể thoát khỏi những cảm xúc đó. Chúng ta phải thường xuyên cầu nguyện với Chúa về nỗi đau buồn, cơn giận và sự tổn thương của chúng ta. Trong Kinh thánh sách II Sa-mu-ên 12:15-23 nói cho chúng ta rằng Đa-vít đã đại diện cho đứa con bị bệnh của ông để đến trước ngôi ân sủng kiêng ăn, khóc lóc, và cầu nguyện cho nó được sống. Khi đứa bé qua đời, Đa-vít đã đứng dậy và thờ phượng Chúa, sau đó ông nói với những đầy tớ của ông rằng ông biết đứa con của ông ở đâu và một ngày nào đó ông sẽ ở cùng với nó trong sự hiện diện của Chúa. Đa-vít khóc lóc với Chúa trong suốt thời gian đứa con của ông bị bệnh, và sau đó ông đã quỳ gối trước Ngài để thờ phượng Ngài. Đó là một lời chứng tuyệt vời. Chúa biết tấm lòng chúng ta, và thật vô nghĩa khi chúng ta cố gắng che giấu cảm xúc thật của mình, vì nói chuyện với Ngài là một trong những cách tốt nhất để giải quyết nỗi đau của chúng ta. Nếu chúng ta hạ mình, tuôn đổ lòng mình với Ngài, thì Ngài sẽ làm việc thông qua chúng ta và trong quá trình đó sẽ khiến chúng ta trở nên giống Ngài càng hơn.
Điều cuối cùng là chúng ta có thể tin cậy Chúa trong mọi việc, trong cuộc sống riêng của chúng ta và trong cuộc sống của những người chúng ta yêu thương không? Chắc chắn là chúng ta có thể! Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng thương xót, đầy lòng nhân từ và tình yêu thương, là môn đệ của Đấng Christ chúng ta có thể tin cậy Ngài trong mọi sự. Khi những bi kịch xảy ra với chúng ta, chúng ta biết rằng Chúa có thể sử dụng chúng để đem chúng ta đến gần Ngài hơn và củng cố đức tin của chúng ta, mang chúng ta đến sự trưởng thành và trọn vẹn (Thi thiên 34:18; Gia-cơ 1:2-4). Khi đó, chúng ta có thể có một lời chứng yên ủi người khác (II Cô-rinh-tô 1:3-5). Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm.
Nó đòi hỏi chúng ta mỗi ngày phải từ bỏ những ý muốn của chúng ta cho Ngài, một sự học tập trung tín về những thuộc tính của Ngài khi học Lời Ngài, cầu nguyện nhiều, và sau đó áp dụng điều chúng ta học được trong hoàn cảnh của chính chúng ta. Bằng cách làm như vậy thì đức tin của chúng ta sẽ phát triển và tăng trưởng dần dần, làm cho chúng ta dễ tin cậy Ngài hơn để giúp chúng ta vượt qua bi kịch tiếp theo mà chắc chắn sẽ xảy ra.
Vậy, trả lời trực tiếp câu hỏi trên là bạn sẽ sai nếu bạn giận Chúa. Giận Chúa là kết quả của sự bất lực hoặc miễn cưỡng tin cậy Chúa ngay cả khi chúng ta không hiểu điều Ngài đang làm. Giận Chúa về cơ bản là đang nói với Chúa rằng Ngài đã làm một điều gì đó sai, là điều mà Ngài chưa bao giờ làm. Chúa có hiểu khi chúng ta giận, nản lòng, hay thất vọng về Ngài không? Có, Ngài hiểu, Ngài biết tấm lòng chúng ta và Ngài biết cuộc sống trong thế gian này có thể khó khăn và đau khổ như thế nào. Vậy giận Chúa thì có đúng không? Hòan toàn không đúng. Thay vì giận Chúa thì chúng ta nên tuôn đổ lòng mình với Chúa trong sự cầu nguyện và tin cậy rằng Ngài đang điều khiển và kế hoạch của Ngài là hoàn hảo. English
Giận Chúa thì có sai không?