settings icon
share icon
Câu hỏi

Gìn giữ tấm lòng của bạn có nghĩa là gì?

Trả lời


Châm Ngôn 4:23-26 hướng dẫn những người tin Chúa "Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra. Con hãy dẹp ra sự gian tà của miệng, Và bỏ cách xa con sự giả dối của môi. Mắt con hãy ngó ngay trước mặt, Và mí mắt con khá xem thẳng trước mặt con. Hãy ban bằng cái nẻo của chân con đi, Và lập cho vững vàng các đường lối con". Khi Sa-lô-môn đề cập đến việc gìn giữ tấm lòng, ông thực sự muốn nói tới cốt lõi bên trong của một người, những suy nghĩ, cảm xúc, ước muốn, ý chí, và những lựa chọn tạo nên con người đó. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng những suy nghĩ của chúng ta thường quyết định chúng ta trở nên người như thế nào (Châm Ngôn 23:7; 27:19). Tâm trí của một người phản ánh người đó thực sự là ai, không chỉ đơn giản là những hành động hay lời nói của người đó. Đó là lý do tại sao Chúa tra xét tấm lòng của một người, không chỉ đơn giản là diện mạo bên ngoài và những gì người đó thể hiện ra (1 Sa-mu-ên 16:7).

Giống như nhiều căn bệnh và chứng rối loại có thể ảnh hưởng tới trái tim của chúng ta, cũng có nhiều căn bệnh làm suy yếu tâm linh ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của một Cơ đốc nhân. Xơ vữa động mạch là tình trạng xơ cứng động mạch do các mảng cholesterol tích lũy và sẹo trong thành động mạch. Sự cứng lòng trong tâm linh cũng có thể xảy ra. Sự cứng lòng xảy ra khi chúng ta đối diện với lẽ thật của Đức Chúa Trời, nhưng từ chối thừa nhận hoặc chấp nhận lẽ thật đó.

Mặc dầu Ai Cập bị ảnh hưởng bởi hết tai vạ này tới tai vạ khác khi Pha-ra-ôn từ chối giải phóng cho dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ, ông vẫn cứng lòng chống lại lẽ thật là Đấng Toàn Năng muốn giải cứu dân sự của Ngài ra khỏi xứ Ai Cập (Xuất Ê-díp-tô-ký 7:22; 8:32; 9:34). Trong Thi Thiên 95:7-8, vua Đa-vít đã cầu xin dân sự đừng cứng lòng nổi loạn chống lại Thiên Chúa giống như những gì họ đã làm trong hoang mạc. Có nhiều điều có thể làm cứng lòng hoặc khiến một người chối bỏ Chúa, giống như cholesterol ngăn chặn dòng máu chảy, những điều đó khiến một tín đồ không đón nhận được dòng chảy tự do của sự bình an và phước lành của Thiên Chúa bắt nguồn từ sự vâng lời. Canh giữ để chống lại một tâm linh nổi loạn và nuôi dưỡng một tâm linh thuận phục, vâng theo Lời Đức Chúa Trời, đó là bước đầu tiên để gìn giữ tấm lòng.

Tiếng thổi ở tim là những kiểu dòng chảy bất thường do van tim bị lỗi. Van tim đóng vai trò như cánh cửa để ngăn dòng máu chảy ngược vào tim. Tiếng xì xào trong tâm linh cũng xảy ra khi những tín đồ tham gia vào việc phàn nàn, tán gẫu, tranh chấp, và ganh đua. Những người tin Chúa được chỉ dạy nhiều về việc tránh càu nhàu, lằm bằm, và phàn nàn (Giăng 6:43; Phi-líp 2:14). Khi tham gia vào những hoạt động này, các tín hữu đã chuyển sự tập trung của mình ra khỏi các kế hoạch, mục đích, và những ơn phước trước đây của Chúa sang những điều thuộc về thế gian. Đức Chúa Trời xem điều này là thiếu đức tin, và không có đức tin, không thể đẹp lòng Chúa (Hê-bơ-rơ 11:6). Thay vào đó, Cơ Đốc Nhân được hướng dẫn thỏa lòng trong mọi điều, tin cậy rằng Chúa luôn chu cấp mọi điều cần thiết trong thời điểm của Ngài (Hê-bơ-rơ 13:5). Canh giữ để chống lại một tâm trí phàn nàn và nuôi dưỡng một tấm lòng biết ơn và tin cậy là bước thứ hai trong việc gìn giữ tấm lòng.

Suy tim xung huyết là tim không có khả năng bơm máu thành công trong cơ thể do những điểm yếu trong thành của nó. Suy tim xung huyết có thể do tăng huyết áp (huyết áp cao), nhồi máu cơ tim (đau tim), và sự mở rộng bất thường của tim. Tâm linh cũng tương tự như vậy, là sự tức giận, rơi vào cám dỗ, và lên mình kiêu ngạo. Sự tức giận giống như một chất độc trong cơ thể, gây hại cho cả thuộc thể lẫn thuộc linh, và khiến một tín hữu dễ rơi vào cám dỗ trong việc làm tổn thương người khác bởi hành động và lời nói của chúng ta. Ê-phê-sô 4:31-32 dạy rằng "Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy."

Mọi Cơ Đốc Nhân đều bị rơi vào một cuộc chiến căng thẳng liên tục với các thế lực của ma quỉ. Nhiều người chúng ta trở nên chú trọng vào cuộc chiến thuộc linh bên ngoài mà quên rằng phần lớn cuộc chiến của chúng ta không phải các thế lực bên ngoài, nhưng với chính tâm trí và suy nghĩ của chúng ta. Gia-cơ 1:14-16 nói với chúng ta rằng, "Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giụcmình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Hỡi anh em yêu dấu, chớ tự dối mình." Tội lỗi luôn bắt đầu từ trong tâm trí. Một tội nhân trước tiên thai nghén và sống với hành động tội lỗi trước khi người đó thực hiện hành động. Do đó, việc phòng chống đầu tiên phải là từ chối thậm chí cả việc suy nghĩ tới những hành động sai trái. Sứ đồ Phao-lô nói với chúng ta hãy bắt phục mọi ý tưởng, để nó thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 10:3-5).

Châm ngôn 16:18 cho chúng ta biết rằng kiêu ngạo dẫn tới bại hoại. Châm ngôn 16:5, chép "Phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va". Sự kiêu ngạo là tội lỗi lớn đầu tiên của Sa-tan, khi hắn nghĩ rằng hắn có thể giống Chúa và xúi giục một phần ba các thiên sứ cố gắng thực hiện cuộc đảo chính trên thiên đàng (Ê-xê-chi-ên 28:17). Vì lý do đó, Sa-tan bị đuổi khỏi thiên đàng. Sa-tan cũng đã cố gắng cám dỗ Ê-va trong vườn Ê-đen bằng cách kêu gọi bản ngã của bà. Hắn nói: "nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác." (Sáng TK 3:5) Ê-va ước muốn được trở nên khôn ngoan như Chúa, vì thế bà nghe lời dụ dỗ của Sa-ta ăn trái cấm. Sự kiêu ngạo, do đó, cũng là sự sa ngã của con người. Sa-tan không muốn con người vâng lời Đức Chúa Trời mà trở thành chúa của chính mình – tự mình quyết định thực tại, ý nghĩa và đạo đức. Triết lý Sa-tan này là triết lý nền tảng của phép thuật, chủ nghĩa nhân văn thế tục và chủ nghĩa Thần Bí Thời Đại Mới.

Tránh xa sự giận dữ, kiêu ngạo và cám dỗ là cũng là những yếu tố quan trọng để gìn giữ tấm lòng. Sứ đồ Phao-lô hướng dẫn chúng ta, "Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến" (Phi-líp 4:8). Sống trong những điều này sẽ giúp chúng ta xây dựng một hàng rào bảo vệ xung quanh tấm lòng của chúng ta.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Gìn giữ tấm lòng của bạn có nghĩa là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries