Sách I Các vua
Tác giả: Sách I Các vua không đề cập cụ thể tên tác giả của nó. Truyền thống cho rằng nó được viết bởi tiên tri Giê-rê-mi.Thời gian viết: Sách I Các vua có thể được viết khoảng giữa năm 560 và 540 trước Công Nguyên.
Mục đích viết: Sách này là sách tiếp theo sách I và II Sa-mu-ên và bắt đầu bằng việc Sa-lô-môn lên làm vua sau khi Đa-vít qua đời. Câu chuyện bắt đầu với một vương quốc thống nhất, nhưng kết thúc bằng một quốc gia bị chia thành hai vương quốc, là Giu-đa và Y-sơ-ra-ên. I và II Các vua được kết hợp thành một sách trong Kinh thánh tiếng Hê-bơ-rơ.
Những câu Kinh thánh then chốt:
I Các vua 1:30, “Ta nhân danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên mà thề cùng ngươi rằng: Quả hẳn Sa-lô-môn, con trai ngươi, sẽ trị vì kế ta, nó sẽ ngồi trên ngai thế cho ta; thì ngày nay ta sẽ làm hoàn thành điều đó.”
I Các vua 9:3, “Đức Giê-hô-va phán với người rằng: Ta đã nhậm lời cầu nguyện nài xin của ngươi thưa trước mặt ta; ta đã biệt riêng ra thánh cái đền nầy mà ngươi đã cất, để cho danh ta ngự tại đó đời đời; mắt và lòng ta sẽ thường ở đó mãi mãi.”
I Các vua 12:16, “Khi cả Y-sơ-ra-ên thấy vua không khứng nghe lời họ, bèn đáp cùng người rằng: Chúng ta có phần gì cùng Đa-vít? Chúng ta chẳng có cơ nghiệp chi với con trai Y-sai. Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy trở về trại mình đi. Ớ Đa-vít! Từ rày ngươi khá coi chừng nhà của ngươi.”
I Các vua 12:28, “Vậy, vua bàn định, rồi truyền làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! Nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô.”
I Các vua 17:1, “Ê-li ở Thi-sê-be, là một người trong bọn đã sang ngụ Ga-la-át, nói với A-háp rằng: Ta đứng trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hằng sống mà thề rằng: Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa.”
Tóm tắt ngắn gọn: Sách I Các vua bắt đầu với Sa-lô-môn và kết thúc với Ê-li. Sự khác biệt giữa hai người này sẽ cho bạn biết một quan niệm giữa hai người này. Sa-lô-môn được sinh ra sau một vụ bê bối trong cung điện giữa Đa-vít và Bết-sê-ba. Giống như cha mình, ông cũng có điểm yếu về phụ nữ và cũng chính điều này đã hạ ông xuống. Ban đầu, Sa-lô-môn đã làm tốt, cầu xin sự khôn ngoan và xây dựng đền thờ cho Đức Chúa Trời trong bảy năm. Nhưng sau đó ông lại dành 13 năm để xây dựng cung điện cho riêng mình. Việc lấy nhiều vợ đã dẫn dụ ông thờ phượng những thần tượng của họ và khiến ông rời xa Chúa. Sau khi Sa-lô-môn qua đời, Y-sơ-ra-ên được cai trị bởi hàng loạt các vị vua, nhưng hầu hết họ đều là những vị vua độc ác và thờ tà thần. Chính vì vậy đã khiến cho quốc gia xoay bỏ Chúa, ngay cả bài rao giảng của Ê-li cũng không thể đem họ quay trở lại. Một trong số những vị vua độc ác nhất là vua A-háp và hoàng hậu của ông, Giê-sa-bên, là người đã mang sự thờ phượng thần Ba-anh lên trên các nơi cao trong Y-sơ-ra-ên. Ê-li đã cố gắng kéo dân Y-sơ-ra-ên quay trở lại thờ phượng Giê-hô-va, thậm chí còn thách thức các thầy tế lễ sùng bái thần Ba-anh đối đầu với Đức Chúa Trời ở núi Cạt-mên. Dĩ nhiên Đức Chúa Trời đã thắng. Điều này đã khiến cho hoàng hậu Giê-sa-bên tức giận (nói giảm nhẹ). Bà ra lệnh giết Ê-li vì vậy ông đã bỏ chạy và trốn trong đồng vắng. Kiệt sức và ngã lòng nên ông đã nói: “Hãy cho tôi chết”. Nhưng Đức Chúa Trời đã gửi thức ăn và sự khích lệ đến cho vị tiên tri này và thì thầm với ông bằng “một tiếng êm dịu nhỏ nhẹ”, và trong lúc đó đã cứu lấy mạng sống của ông cho việc xa hơn.
Những điềm báo: Đền thờ ở Giê-ru-sa-lem, nơi Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự trị trong Nơi Chí Thánh, điềm báo rằng những người tin Đấng Christ thì được Đức Thánh Linh ngự trị trong lòng ngay khoảnh khắc chúng ta được cứu rỗi. Dân Y-sơ-ra-ên phải từ bỏ việc thờ thần tượng, thì chúng ta cũng phải tống khứ bất cứ điều gì ngăn cách chúng ta khỏi Chúa. Chúng ta là dân sự của Ngài, là đền thờ chính của Đức Chúa Trời hằng sống. II Cô-rinh-tô 6:16 nói với chúng ta rằng, “Có thể nào hiệp đền thờ Đức Chúa Trời lại với hình tượng tà thần? Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: ‘Ta sẽ ở và đi lại giữa họ; ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, và họ làm dân ta.”’
Tiên tri Ê-li là người tiên phong của Đấng Christ và các Sứ đồ trong Tân Ước. Đức Chúa Trời cho phép Ê-li làm những điều kì diệu để chứng minh rằng ông thực sự là người của Đức Chúa Trời. Ông đã làm cho con trai của người đàn bà góa Sa-rép-ta sống lại từ cõi chết, khiến cho bà kêu lên rằng, “Bấy giờ tôi nhìn biết ông là một người của Đức Chúa Trời, và lời phán của Đức Giê-hô-va ở trong miệng ông là thật”. Cũng giống như vậy, những người của Đức Chúa Trời đã nói lời Ngài thông qua quyền năng Ngài rõ rằng trong Tân Ước. Chúa Giê-xu không chỉ khiến cho La-xa-rơ sống lại từ cõi chết, nhưng Ngài còn khiến cho con trai của người đàn bà góa ở Na-in sống lại (Lu-ca 7:14-15) và con gái của Giai-ru (Lu-ca 8:52-56). Sứ đồ Phi-e-rơ khiến cho Đô-ca sống lại (Công vụ 9:40) và Phao-lô khiến cho Ơ-tích sống lại (Công vụ 20:9-12).
Áp dụng thực tiễn: Sách I Các vua có nhiều bài học cho tín đồ. Chúng ta nhận thấy lời cảnh báo về việc kết bạn, và đặc biệt là có liên quan đến những mối giao thiệp gần gũi và hôn nhân. Các vị vua của Y-sơ-ra-ên, giống như Sa-lô-môn, đã kết hôn với các người nữ ngoại bang thì đã đặt chính mình và dân tộc dưới sự cai trị độc ác. Là những người tin vào Đấng Christ, chúng ta phải rất cẩn thận trong việc lựa chọn bạn bè, những mối hợp tác kinh doanh, và người bạn đời. “Anh em chớ mắc lừa: Bạn bè xấu làm hư thói nết tốt” (I Cô-rinh-tô 15:33).
Kinh nghiệm của Ê-li trong đồng vắng cũng dạy cho chúng ta một bài học quý giá. Sau chiến thắng lạ thường trước 450 tiên tri của thần Ba-anh trên núi Cạt-mên, niềm vui mừng của ông biến thành nỗi sầu khổ khi ông bị hoàng hậu Giê-sa-bên truy đuổi giết ông và ông phải bỏ trốn. Những kinh nghiệm “trên đỉnh” như vậy thường theo sau đó có thể là sự thất vọng, ngã lòng và trầm cảm. Chúng ta phải cảnh giác loại kinh nghiệm này trong đời sống Cơ Đốc. Nhưng Đức Chúa Trời là thành tín sẽ không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Tiếng nói êm dịu nhẹ nhàng đã khích lệ Ê-li cũng sẽ khích lệ chúng ta.
English
Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước