Sách I Giăng
Tác giả: Sách I, II, III Giăng có từ lúc ban đầu được viết bởi sứ đồ Giăng, cũng là tác giả của sách Phúc Âm Giăng. Nội dung, phong cách viết, và từ ngữ dường như chứng nhận kết luận rằng ba thư tín này cùng với Phúc Âm Giăng đều được viết cho những độc giả giống nhau.Thời gian viết: Sách I Giăng có thể được viết khoảng giữa năm 85-95 sau Công Nguyên.
Mục đích viết: Sách I Giăng dường như là một bản tóm tắt cho rằng sự hiểu biết của độc giả về phúc âm là được viết bởi Giăng và chắc chắn khích lệ cho đức tin của họ trong Đấng Christ. Thư tín đầu tiên trình bày rằng độc giả đang đương đầu với sự sai lạc của Trí huệ phái, là điều đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn trong thế kỷ thứ hai. Là một triết lý tôn giáo cho rằng vật chất là xấu và tinh thần là tốt. Giải pháp cho tình trạng căng thẳng giữa hai vấn đề này là sự hiểu biết hay “gnosis” (tiếng Hy lạp) thông qua việc con người bắt nguồn từ thế tục đến tâm linh. Trong sứ điệp phúc âm, điều này dẫn đến hai thuyết sai lầm có liên quan đến con người của Đấng Christ là Hiện hình thuyết có liên quan đến con người Giê-xu là ma và Chủ nghĩa Cerinth cho rằng Chúa Giê-xu có nhân cách kép lúc là con người, lúc là thần. Mục đích chính của sách I Giăng là thiết lập những ranh giới về nội dung của đức tin và giúp cho tín đồ chắc chắn với sự cứu rỗi của họ.
Những câu Kinh thánh then chốt:
I Giăng 1:9, “Nhưng nếu chúng ta thú tội với Chúa, Ngài sẽ giữ lời hứa tha thứ chúng ta và tẩy sạch tất cả lỗi lầm chúng ta, đúng theo bản tính công chính của Ngài.”
I Giăng 3:6, “Vậy nếu chúng ta cứ sống trong Ngài; và vâng phục Ngài, chúng ta cũng sẽ không phạm tội; còn những người tiếp tục phạm tội, là không biết Chúa và không thuộc về Ngài.”
I Giăng 4:4, “Các con thân yêu! Các con đã thuộc về Thượng Đế và chiến thắng những kẻ chống nghịch Chúa Cứu Thế, vì trong các con có Đấng mạnh mẽ hơn thần linh ở trong thế gian.”
I Giăng 5:13, “Tôi viết điều đó để anh em biết rõ nhờ tin Con Thượng Đế mà anh em được sống vĩnh cửu.”
Từ khóa là sự hiểu biết với những từ có liên quan với nó xuất hiện ít nhất 13 lần trong sách I Giăng.
Tóm tắt ngắn gọn: Những giáo sư thuộc linh giả là một vấn đề lớn trong Hội thánh thời kỳ đầu. Bởi vì không có một Tân Ước đầy đủ để tín đồ có thể tham khảo nên nhiều Hội thánh là nạn nhân của những người giả vờ, là những người dạy bằng quan điểm riêng của họ và tự xem mình là những người lãnh đạo. Giăng viết thư tín này để thiết lập một sự ghi chép chính xác về một số vấn đề quan trọng, cụ thể là có liên quan đến nhân dạng của Chúa Giê-xu Christ.
Bởi vì thư tín của Giăng là nói về những nền tảng đức tin trong Đấng Christ, nó giúp cho những độc giả của ông suy gẫm chân thật về đức tin của họ. Nó giúp họ trả lời câu hỏi rằng, “Bạn có thật sự là một tín đồ không?” Giăng nói với họ rằng họ có thể bày tỏ bằng cách nhìn vào hành động của họ. Nếu họ yêu người khác, điều đó chứng tỏ sự hiện diện của Chúa trong đời sống của họ. Nhưng nếu họ luôn luôn tranh chiến và cãi vả nhau hoặc ích kỷ và không quan tâm đến người khác thì họ đang chứng minh rằng họ thực sự không biết Chúa.
Điều đó không có nghĩa là họ phải hoàn hảo. Thực tế là Giăng cũng nhận ra rằng niềm tin đòi hỏi phải thừa nhận tội lỗi của chúng ta và cầu xin sự tha thứ của Chúa. Nhờ cậy Chúa tẩy sạch tội lỗi, cùng với việc thừa nhận những điều chúng ta đã làm sai với người khác và sửa đổi, là một phần quan trọng khác trong sự nhận biết Chúa.
Sự kết nối: Một trong những phân đoạn thường được trích dẫn nhất có liên quan đến tội lỗi là I Giăng 2:16. Trong đoạn này, Giăng miêu tả ba khía cạnh của tội lỗi gợi nhớ lại sự cám dỗ đầu tiên và có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ nhất trong toàn bộ Kinh thánh. Tội lỗi đầu tiên – sự bất tuân của Ê-va – là kết quả của sự đầu hàng của Ê-va đối với ba cám dỗ giống như vậy trong Sáng thế ký 3:6 đó là sự mê tham của xác thịt (thức ăn ngon), sự mê tham của mắt (đẹp mắt), và sự kiêu ngạo của đời (ao ước có được sự khôn ngoan).
Áp dụng thực tiễn: Sách I Giăng là một quyển sách của tình yêu và sự vui mừng. Nó giảng giải mối liên hệ chúng ta có với người khác và với Chúa Giê-xu Christ. Nó phân biệt giữa sự sung sướng là điều tạm bợ chóng qua với sự vui mừng thật sự là điều mà sách I Giăng nói cho chúng ta biết cách để có được. Nếu chúng ta nhận lấy những lời do Giăng viết và áp dụng chúng trong đời sống hằng ngày của chúng ta thì tình yêu thật sự, sự cam kết, mối thông công và sự vui mừng chúng ta ao ước sẽ dành cho chúng ta.
Sứ đồ Phao-lô hiểu biết nhiều về Đấng Christ. Ông đang nói cho chúng ta biết rằng tất cả chúng ta có thể có mối liên hệ mật thiết với Chúa Giê-xu Christ. Chúng ta có được sự làm chứng của những người có mối thông công trực tiếp và cá nhân với Ngài. Những tác giả Phúc Âm trình bày lời chứng có nền tảng chắc chắn của họ theo thực tế lịch sử. Bây giờ, làm thế nào chúng ta áp dụng chúng vào trong đời sống của chúng ta? Nó giải thích cho chúng ta rằng Chúa Giê-xu đã đến đây là Con của Đức Chúa Trời để thiết lập sự hiệp một với chúng ta dựa trên ân điển, sự nhân từ, tình yêu và sự chấp nhận của Ngài. Rất nhiều lần con người nghĩ rằng Chúa Giê-xu ở một nơi nào đó rất xa và Ngài thật sự không bận tâm đến những tranh chiến, những vấn đề, và những mối lo lắng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng Giăng đang nói với chúng ta rằng Chúa Giê-xu ở ngay bên cạnh chúng ta trong cả những khía cạnh trần tục, bình thường lẫn trong những khía cạnh phức tạp, tổn thương tâm hồn của đời sống chúng ta. Giăng đưa ra lời chứng bằng những kinh nghiệm cá nhân của ông rằng Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và sống giữa vòng con người. Điều đó có nghĩa là Đấng Christ đã đến đây để sống với chúng ta và Ngài vẫn còn đang sống với chúng ta. Ngài đã bước đi bên cạnh Giăng trong thế gian này, thì Ngài cũng đi đến cùng với mỗi người và mỗi ngày với chúng ta. Chúng ta cần phải áp dụng lẽ thật này cho đời sống của chúng ta và sống như thể Chúa Giê-xu đang đứng bên cạnh chúng ta từng giây trong ngày. Nếu chúng ta thực hành lẽ thật này thì Đấng Christ sẽ thêm sự thánh khiết cho đời sống chúng ta khiến cho chúng ta ngày càng ngày trở nên giống Ngài.
English
Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước