Sách III Giăng
Tác giả: Sách III Giăng không trực tiếp nêu tên tác giả của sách. Theo truyền thống từ những ngày sơ khai của hội thánh thì sứ đồ Giăng là tác giả. Đã có những nghi ngờ thỉnh thoảng được đưa ra bởi những người nghĩ rằng có khả năng bức thư tín này đã được viết bởi một môn đồ khác của Chúa tên Giăng, nhưng tất cả bằng chứng đều nhắm đến tác giả là Giăng.Thời điểm viết sách: Sách III Giăng rất có khả năng đã được viết vào khoảng cùng thời gian với những bức thư khác của Giăng, I Giăng và II Giăng, có thể giữa năm 85-95 sau Công Nguyên
Mục đích viết sách: Mục đích của Giăng khi viết bức thư tín thứ ba này gồm có 3 điều. Đầu tiên, ông viết để khen ngợi và động viên người đồng nghiệp yêu dấu , Gai-út, trong chức vụ tiếp đãi các sứ giả lưu động là những người đã đi từ nơi này sang nơi khác để giảng Tin Lành của Đấng Christ. Thứ hai, ông gián tiếp cảnh báo và lên án hành vi của Đi-ô-trép, một lãnh đạo độc tài đã tiếp quản một trong những hội thánh trong địa hạt Châu Á, và có hành vi chống đối trực tiếp đến tất cả những người mà sứ đồ Giăng và Tin Lành của ông đứng về phía họ. Thứ ba, ông hoan nghênh sự gương mẫu của Đê-mê-triu người được thuật lại là có những lời chứng tốt từ tất cả những người khác về mình.
Câu gốc chính: III Giăng 4: “Tôi nghe con cái tôi làm theo lẽ thật, thì không còn có sự gì vui mừng hơn nữa”
III Giăng 11: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ bắt chước điều dữ, nhưng bắt chước điều lành. Ai làm điều lành là thuộc về Đức Chúa Trời; còn kẻ làm điều dữ, chẳng hề thấy Đức Chúa Trời.”
Tóm tắt ngắn gọn: Giăng đang viết với một sự nhấn mạnh quen thuộc của mình vào lẽ thật cho người anh em yêu dấu trong Đấng Christ, Gia-út, một giáo dân bình thường có kha khá của cải và sự trọng vọng ở một thành phố gần Ê-phê-sô. Ông rất khen ngợi sự chăm sóc và tiếp đãi của Gai-út dành cho những sứ giả của ông có nhiệm vụ là đem Tin Lành từ nơi này đến nơi khác, cho dù họ là người quen biết với Gai-út hay là khách lạ. Giăng khuyên Gai-út tiếp tục làm điều lành và đừng bắt chước điều dữ, như gương của Đi-ô-trép. Người này đã chiếm đoạt quyền lãnh đạo của một hội thánh trong vùng Á và không chỉ từ chối công nhận thẩm quyền của Giăng với tư cách là một sứ đồ mà còn từ chối nhận những bức thư và vâng phục sự hướng dẫn của Giăng. Đi-ô-trép cũng truyền đi những lời vu cáo ác ý chống lại Giăng và các thành viên bị dứt phép thông công đã bày tỏ sự ủng hộ và lòng hiếu khách đối với những sứ giả của Giăng. Trước khi kết luận bức thư của mình, Giăng cũng khen ngợi gương của Đê-me-triu người mà ông đã nghe những lời chứng tốt.
Những liên kết: Quan niệm về việc cung cấp sự tiếp đón đối với khách lạ có rất nhiều tiền lệ trong Cựu Ước. Những hành động hiếu khách trong Y-sơ-ra-ên bao gồm sự tiếp nhận khiêm nhường và lịch thiệp cho những khách lạ vào trong nhà để có chỗ ăn, chỗ ở và được sự bảo vệ (Sáng thế ký 18:2-8, 19:1-8, Gióp 31:16-23, 31-32). Ngoài ra, sự giảng dạy trong Cựu Ước cũng mô tả những người Y-sơ-ra-ên như là những người khách kiều ngụ và phải phụ thuộc vào sự tiếp đãi của Chúa (Thi-thiên 39:12) và Chúa là Đấng từ ái đáp ứng những nhu cầu của họ, cứu chuộc họ ra khỏi Ai-cập và nuôi nấng cũng như ban quần áo mặc cho họ trong đồng vắng (Xuất Ê-díp-tô ký 16, Phục truyền luật lệ ký 8:2-5)
Ứng dụng thực tế: Giăng như mọi khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bước đi trong lẽ thật của Tin Lành. Sự mến khách, sự ủng hộ và động viên cho những Cơ Đốc nhân đồng liêu là một trong những lời giáo huấn chính trong sự giảng dạy của Chúa Giê-xu, và Gai-út hiển nhiên là một gương nổi trội trong chức vụ này. Chúng ta nên làm như vậy bất cứ khi nào chúng ta có thể, chào đón những nhà truyền giáo, những diễn giả và khách lạ đến thăm (miễn là chúng ta chắc chắn họ là những tín hữu thật sự) không chỉ đến với hội thánh của chúng ta mà còn tới nhà riêng, và cung cấp cho họ bất kỳ sự ủng hộ và khích lệ nào họ cần.
Chúng ta cũng cần luôn luôn cẩn thận chỉ noi theo gương của những người có lời lẽ và việc làm hợp với Tin Lành, và phải đủ sáng suốt để có thể nhận thức những người giống như Đi-ô-trép, những người mà hành vi của họ xa cách với những điều mà Chúa Giê-xu dạy.
English
Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước