Tác giả: Sách Ê-xơ-tê không có tên tác giả cụ thể. Theo truyền thống, tên tác giả được biết đến phổ biến nhất là Mạc-đô-chê (một nhân vật chính của sách Ê-xơ-tê), Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi (là những nhân vật quen thuộc theo phong tục của nước Ba Tư).
Thời gian viết: Sách Ê-xơ-tê có thể được viết vào giữa năm 460 và 350 trước Chúa.
Mục đích viết: Mục đích của sách Ê-xơ-tê là để trình bày về ơn thần hựu của Chúa, đặc biệt liên quan đến tuyển dân của Ngài là dân Y-sơ-ra-ên. Sách Ê-xơ-tê ghi chép những điều xảy ra tại lễ Phu-rim và về nhiệm vụ để làm quan xét trọn đời. Sách Ê-xơ-tê được đọc tại lễ hội Phu-rim để tưởng nhớ về cuộc giải cứu vĩ đại của Chúa dành cho người Do Thái qua bà Ê-xơ-tê. Ngày nay, người Do Thái vẫn còn đọc sách Ê-xơ-tê trong suốt lễ Phu-rim.
Những câu Kinh thánh then chốt:
Ê-xơ-tê 2:15, "Khi Ê-xơ-tê, con gái của A-bi-hai là cậu của Mạc-đô-chê, người đã nhận cô làm con nuôi, đến phiên được vào chầu vua thì cô không đòi hỏi gì cả ngoại trừ những gì Hê-gai, hoạn quan của vua, là người trông coi các cung phi,đã quy định. Ê-xơ-tê được ơn trước mọi người nhìn thấy cô."
Ê-xơ-tê 4:14, "Nếu con nín lặng trong lúc nầy thì dân Do Thái hẳn sẽ được trợ giúp và giải cứu bằng cách khác, song con và nhà cha của con sẽ bị diệt vong. Nhưng nào ai biết rằng vì cớ thời điểm như thế này mà con được ngôi hoàng hậu sao?”
Ê-xơ-tê 6:13, "Ha-man thuật lại cho vợ mình là Xê-rết và các bạn nghe mọi điều đã xảy đến cho mình. Khi ấy các nhà thông thái và Xê-rết, vợ ông nói: 'Ông bắt đầu thất thế trước Mạc-đô-chê rồi; nếu hắn quả thuộc về dòng dõi Do Thái thì ông sẽ không thắng hắn được đâu nhưng chắc chắn sẽ thất bại trước hắn.'"
Ê-xơ-tê 7:3, "Hoàng hậu Ê-xơ-tê thưa lại rằng: Ôi vua! nếu tôi được ơn trước mặt vua, và nếu vua vừa ý, xin vua hãy nhậm lời cầu khẩn tôi mà ban mạng sống cho tôi, và theo sự nài xin tôi mà ban cho tôi dân tộc tôi."
Tóm tắt ngắn gọn: Sách Ê-xơ-tê có thể được chia thành 3 phần chính. Từ đoạn 1:1 – 2:18 – Ê-xơ-tê thay thế Hoàng hậu Vả-thi; 2:19 – 7:10 – Mạc-đô-chê chiến thắng Ha-man; 8:1 – 10:3 – dân Y-sơ-ra-ên vẫn tồn tại giữa mọi nỗ lực của Ha-man nhằm mục đích tiêu diệt họ. Vị hoàng hậu cao quý đã liều lĩnh dùng chính mạng sống của mình khi bà nhận ra mọi thứ đang trong tình trạng nguy hiểm. Bà sẵn lòng làm thực hiện một kế hoạch có thể đem đến sự nguy hiểm đến tính mạng và dám thách thức nhân vật quyền lực thứ hai trong cả nước là Ha-man. Bà đã tỏ ra là người vợ khôn ngoan và là một đối thủ xứng tầm, tất cả những điều đó đều được dựa trên sự khiêm nhường và tôn trọng đối với địa vị làm vua của chồng.
Khá giống với câu chuyện về Giô-sép trong Sáng thế ký 41:34-37, cả hai câu chuyện đều liên quan đến những vị vua ngoại quốc đang kiểm soát số phận của dân Do Thái. Cả hai người đều là những người hùng của dân Y-sơ-ra-ên đã cho thấy ý nghĩa của sự cứu chuộc đối với dân tộc và quốc gia của họ. Bàn tay của Chúa chính là chứng cớ, những điều đã xảy ra có thể ở trong tình huống xấu nhưng thực ra là mọi thứ vẫn ở dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời toàn năng là Đấng luôn làm những điều tốt đẹp xuất phát từ tình yêu của Ngài. Trung tâm của câu chuyện là sự phân chia đã xảy ra giữa dân Do Thái và dân A-ma-léc, điều đó được chép ở phần đầu của sách Ê-xơ-tê. Mục đích của Ha-man là cố gắng cuối cùng để tận diệt dân Do Thái đã được chép lại trong Cựu ước. Kế hoạch của ông ta kết thúc bằng chính sự chết của ông, và kẻ thù của ông là Mạc-đô-chê đã vương lên thay thế chỗ của ông, cũng như sự cứu chuộc dành cho dân Do Thái.
Các bữa tiệc là chủ đề chính của sách này, có đến 10 bữa tiệc lớn được ghi lại, và nhiều sự kiện được lên kế hoạch, được âm mưu, hoặc bị phơi bày tại những yến tiệc này. Mặc dù danh của Chúa không được nhắc đến trong sách này, nhưng rõ ràng rằng dân Do Thái ở Su-sơ đã cố gắng trông đợi sự can thiệp của Ngài khi họ kiêng ăn và cầu nguyện trong 3 ngày (Ê-xơ-tê 4:16). Dù sự thật rằng luật pháp cho phép sự hủy diệt của họ đã được viết ra giống như luật của Mê-đi và Phe-rơ-sơ, làm cho nó không thay đổi, đây là cách trả lời rõ ràng cho lời cầu nguyện của họ. Ê-xơ-tê liều chính mạng sống của bà khi dám đến trước mặt Vua 2 lần dù không được cho phép (Ê-xơ-tê 4:1-2, 8:3). Bà đã không ngồi yên trước sự hãm hại của Ha-man; bà kiên quyết trong việc giải cứu dân của bà. Những điều tại lễ hội Phu-rim được viết lại và được duy trì cho tất cả chúng ta được thây và tiếp tục quan sát trong ngày nay. Người được Chúa chọn, dù không trực tiếp nhắc đến danh của Ngài, nhưng vẫn được ban cho quyền để thi hành thông qua sự khôn ngoan và khiêm nhường của hoàng hậu Ê-xơ-tê.
Những điềm báo: Trong Ê-xơ-tê, chúng ta được thấy “cảnh hậu trường” được tìm thấy trong trận chiến của Sa-tan nhằm chống lại mục đích của Chúa và đặc biệt chống lại Đấng Mê-si được hứa. Sự nhập thể của Đấng Christ vào trong dòng dõi loài người đã được dự đoán trước dựa trên sự tồn tại của dòng dõi người Do Thái. Chính Ha-man đã lên kế hoạch chống lại dân Do Thái để tiêu diệt họ, vì thế Sa-tan đã dùng chính ông để chống lại Chúa và dân sự của Ngài. Chính Ha-man bị đánh bại trên giá treo cổ mà ông ta đã cố ý chuẩn bị cho Mạc-đô-chê, vì Chúa đã dùng vũ khí mà kẻ thù đã âm mưu để chống đối Chúa và dòng dõi thuộc linh của Ngài. Tại thập giá, khi Sa-tan lên kế hoạch để hãm hại Đấng Mê-si, và có ý nghĩa thông qua Đấng Christ “Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự; Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ.” (Cô-lô-se 2:14-15). Chính Ha-man đã bị treo cổ vào chính cái bẫy mà ông đã bày mưu hãm hại Mạc-đô-chê, vì vậy ma quỷ đã bị đập tan bởi chính thập tự giá mà nó dựng nên để tiêu diệt Đấng Christ.
Áp dụng thực tiễn: Sách Ê-xơ-tê cho thấy sự lựa chọn chúng ta đã làm giữa việc nhìn thấy sự tể trị của Chúa trong mọi tình huống cuộc sống của chúng ta và nhìn thấy những điều đơn thuần là trùng khớp với nhau. Chúa là Đấng có quyền tối cao trên vũ trụ và chúng ta có thể tin chắc rằng kế hoạch của Ngài sẽ không bị thay đổi bởi những hành động của ma quỷ hay con người. Dù cho danh của Ngài không được đề cập đến trong sách, bằng chứng về sự chăm sóc của Ngài đối với dân sự, vừa cho những cá nhân lẫn đất nước, là những bằng chứng xuyên suốt. Ví dụ, chúng ta không thể thất bại trong việc thấy sự vĩ đại ảnh hưởng trên chứng mất ngủ của Vua Xerxes. Thông qua ví dụ về Mạc-đô-chê và Ê-xơ-tê, ngôn ngữ tình yêu yên lặng của Chúa thường được sử dụng để giao tiếp trực tiếp với tâm linh của chúng ta được bày tỏ trong sách này.
Bà Ê-xơ-tê chứng tỏ là một người kính sợ và có đời sống thuộc linh vâng phục cho thấy sức mạnh vĩ đại và sự vâng lời. Sự khiêm nhường của bà Ê-xơ-tê được tỏ rõ qua sự khác biệt giữa những người xung quanh bà, và những điều này làm cho bà được nâng cao lên vị trí của hoàng hậu. Bà cho chúng ta biết rằng việc giữ vững sự tôn trọng và khiêm nhường, ngay cả trong tình huống khó khăn vượt quá khả năng của con người, cũng thường được thiết lập để cả chúng ta và những người khác đều được nhận những phước hạnh lớn lao.Chúng ta nên cố gắng làm tốt để noi theo đời sống kính sợ của bà trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng đặc biệt là trong những thách thức xảy đến. Không hề có sự than phiền hay một thái độ tiêu cực nào bị phơi bày trong sách này. Chúng ta sẽ có nhiều lần đọc được về việc bà “được đẹp lòng” những người xung quanh. Sau cùng, chính việc “được đẹp lòng” đã cứu dân tộc của bà. Chúng ta vẫn có thể nhận được đặc ân khi chúng ta chấp nhận ngay khi ở trong những tình huống ngược đãi không công bằng và theo gương của Ê-xơ-tê trong việc duy trì thái độ tích cực, luôn đi đôi với sự khiêm nhường và quyết tâm nương dựa Chúa. Liệu ai có thể biết được khi Chúa đặt chúng ta vào trong một vị trí nào đó, để sử dụng chúng ta vào thời điểm thích hợp của Ngài ?
English
Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước
Sách Ê-xơ-tê
© Copyright Got Questions Ministries