settings icon
share icon
Câu hỏi

Phúc Âm Giăng

Trả lời


Trước giả: Giăng 21:20-24 mô tả trước giả là “môn đồ Chúa Giê-xu yêu,” và vì những lý do lịch sử và nội tại người này được hiểu là Sứ Đồ Giăng, một trong các con trai của Xê-bê-đê (Lu-ca 5:10).

Thời điểm viết ra: Việc khám phá ra một số mảnh vỡ của các cuộn giấy cói (mà Kinh Thánh được viết ra) có niên đại vào khoảng năm 135 Trước Công Nguyên (TCN) cho thấy sách này bắt buộc phải được viết ra, được sao chép, và được lưu hành trước thời điểm đó. Và một số người thì nghĩ rằng sách này đã được viết ra trước khi thành Giê-ru-ra-lem bị hủy phá (năm 70 TCN), khoảng thời gian từ năm 85-90 TCN là một thời điểm được chấp nhận hơn.

Mục đích viết: Giăng 20:31 trích dẫn mục đích viết của sách như sau: "Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.” Không giống ba sách Phúc Âm cộng quan, mục đích của sách Giăng không phải để trình bày một bản ký thuật theo thời gian về cuộc đời của Đấng Cơ Đốc, nhưng để bày tỏ thần tánh của Ngài. Giăng không chỉ cố tìm cách làm vững mạnh đức tin của những người tin thế hệ thứ hai cũng như dẫn đến đức tin ở những người khác, nhưng ông cùng tìm cách để sửa chữa một sự giảng dạy sai lầm đang lan tràn. Giăng nhấn mạnh Chúa Giê-xu Cơ Đốc là “Con Đức Chúa Trời”, Đức Chúa Trời trọn vẹn và con người trọn vẹn, trái ngược với giáo lý sai lạc xem “linh Đấng Cơ Đốc” đậu xuống Giê-xu con người lúc Ngài chịu báp-têm và rời bỏ Ngài lúc Ngài chịu thập hình.

Các câu Kinh Thánh then chốt:

"Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha." (Giăng 1:1,14).

"Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.'" (Giăng 1:29).

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." (Giăng 3:16).

"Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Các ngươi tin Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến, ấy đó là công việc Ngài." (Giăng 6:29).

"Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật." (Giăng 10:10).

"Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta." (Giăng 10:28).

"‘Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống mà tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng?' "(Giăng 11:25-26).

"Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta." (Giăng 13:35).

"Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.' " (Giăng 14:6).

"Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?" (Giăng 14:9).

" Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật." (Giăng 17:17).

" Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn." (Giăng 19:30).

" Đức Chúa Jêsus phán: Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!" (Giăng 20:29).

Tóm lược: Phúc Âm Giăng chỉ chọn ra bảy phép lạ như những dấu hiệu để minh chứng thần tánh của Đấng Cơ Đốc và để minh họa chức vụ của Ngài. Một số trong những phép lạ này chỉ được tìm thấy trong Giăng. Phúc Âm mang tên ông là sách mang tính thần học nhất trong bốn sách Phúc Âm và thường nêu lý do đằng sau những sự kiện được đề cập trong các sách Phúc Âm khác. Ông chia sẻ nhiều về chức vụ đến ngay sau đó của Đức Thánh Linh sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên. Có một số chữ hay cụm từ Giăng sử dụng thường xuyên cho thấy những chủ đề lặp đi lặp lại của Phúc Âm mang tên ông: tin, làm chứng, Đấng Yên Ủi, sự sống – sự chết, ánh sáng – bóng tôi, Ta là … (như trong Chúa Giê-xu là Đấng “Ta là”), và tình yêu thương.

Phúc Âm của Giăng giới thiệu Đấng Cơ Đốc, không phải từ sự ra đời của Ngài, nhưng từ “ban đầu” là “Ngôi Lời” (Logos) đấng mà, cũng là Thần mà, liên quan đến mọi phương diện của công cuộc sáng thế (1:1-3) và là đấng sau này đã trở nên xác thịt (1:14) để Ngài có thể cất tội lỗi của chúng ta đi với tư cách là Chiên Con không tì không vết, làm của lễ sinh tế dâng lên Đức Chúa Trời (Giăng 1:29). Giăng lựa chọn những đoạn đối thoại thuộc linh cho thấy Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si (4:26) và giải thích làm thế nào một người được cứu bởi sự chết thay của Ngài trên thập tự giá (3:14-16). Ngài nhiều lần chọc giận giới lãnh đạo Do Thái bằng việc chỉnh sửa họ (2:13-16); chữa lành trong ngày Sa-bát, và nhận về mình những đặc tính thuộc về Đức Chúa Trời (5:18; 8:56-59; 9:6,16; 10:33). Chúa Giê-xu chuẩn bị các môn đồ Ngài cho sự chết sắp đến của Ngài và cho chức vụ của họ sau khi Ngài sống lại và thăng thiên (Giăng 14-17). Sau đó Ngài sẵn lòng chết trên thập tự thế chỗ cho chúng ta (10:15-18), trả đầy đủ món nợ tội lỗi của chúng ta (19:30) để bất cứ ai tin cậy Ngài làm Cứu Chúa của mình có thể được cứu khỏi tội lỗi (Giăng 3:14-16). Rồi Ngài sống lại từ kẻ chết, thuyết phục ngay cả môn đồ hồ nghi nhất trong các môn đồ Ngài rằng Ngài là Đức Chúa Trời và là Chúa (20:24-29).

Các nối kết: Bức khắc họa / bức chân dung của Giăng về Chúa Giê-xu như Đức Chúa Trời của Cựu Ước được thấy là nhấn mạnh nhất trong bảy lời phán “Ta là” của Chúa Giê-xu. Ngài là “Bánh Sự Sống” (Giăng 6:35), được Đức Chúa Trời cung cấp để nuôi linh hồn của dân sự Ngài, đúng như Ngài đã cung cấp ma-na từ trời để nuôi dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng (Xuất 16:11-36). Chúa Giê-xu là “Sự Sáng của thế gian” (Giăng 8:12), cũng là Sự Sáng mà Đức Chúa Trời đã hứa cho dân sự Ngài trong Cựu Ước (Ê-sai 30:26, 60:19-22) và sẽ tìm thấy tột điểm của nó trong thành Giê-ru-sa-lem mới khi Đấng Cơ Đốc Chiên Con sẽ là Sự Sáng của nó (Khải 21:23). Hai trong các lời phán “Ta Là” chỉ đến Chúa Giê-xu vừa như “Đấng Chăn Chiên Hiền Lành” và “Cửa của chiên”. Đây là những lời rõ ràng chỉ đến Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời của Cựu Ước, Đấng Chăn dân Y-sơ-ra-ên (Thi 23:1, 80:1; Giê-rê-mi 31:10; Ê-xê-chi-ên 34:23) và, là Cửa duy nhất để vào chuồng chiên, con đường cứu rỗi duy nhất.

Người Do Thái đã tin vào sự sống lại và, quả thật, đã dùng giáo lý này để cố gắng lừa gạt Chúa Giê-xu vào trong việc đưa ra những lời tuyên bố mà họ có thể sử dụng để chống lại Ngài. Nhưng lời tuyên bố của Ngài ở mộ của La-xa-rơ “Ta là sự sống lại và sự sống” (Giăng 11:25) ắt hẳn đã làm họ kinh ngạc. Lúc đó Ngài tuyên bố là căn nguyên của sự sống lại và là đấng sở hữu năng quyền trên sự sống và sự chết. Không ai ngoài chính Đức Chúa Trời có thể tuyên bố một điều như thế. Tương tự, lời tuyên bố của Ngài là “đường đi, lẽ thật và sự sống” (Giăng 14:6) đã liên kết Ngài một cách không thể sai lầm được với Cựu Ước. Ngài là “Con Đường Thánh” được tiên tri trong Ê-sai 35:8; Ngài đã thiết lập Thành Lẽ Thật của Xa-cha-ri 8:3 khi Ngài, chính là “lẽ thật”, đã ở Giê-ru-sa-lem và các lẽ thật của Phúc Âm đã được rao giảng tại đó bởi Ngài và các sứ đồ của Ngài; và là “Sự Sống”, Ngài xác nhận thần tánh của Ngài, Đấng Tạo Dựng nên sự sống, Đức Chúa Trời hiện thân (Giăng 1:1-3). Cuối cùng, là “Gốc Nho thật” (Giăng 15:1, 5) Chúa Giê-xu đồng nhất Chính Ngài với dân tộc Y-sơ-ra-ên, được gọi là vườn nho của Đức Giê-hô-va trong nhiều phân đoạn Kinh Thánh Cựu Ước. Là Gốc Nho thật của vườn nho Y-sơ-ra-ên, Ngài tự họa chính mình như Đức Giê-hô-va của “dân Y-sơ-ra-ên thật”—tất cả những người sẽ đến với Ngài trong đức tin, bởi vì “…không phải tất cả những người được sanh ra từ Y-sơ-ra-ên là người Y-sơ-ra-ên”” (Rô-ma 9:6).

Ứng dụng thực tiễn: Phúc Âm của Giăng tiếp tục làm trọn mục đích chứa đựng nhiều thông tin hữu ý cho việc chứng đạo của nó (Giăng 3:16 có thể là câu Kinh Thánh được biết đến nhiều nhất, dẫu cho không được hiểu đúng bởi nhiều người) và thường được sử dụng trong các phần học Kinh Thánh về chứng đạo. Trong những cuộc gặp mặt được ghi chép lại giữa Chúa Giê-xu và Ni-cô-đem và người đàn bà tại giếng Gia-cốp (các đoạn 3-4), chúng ta có thể học được nhiều từ mô hình chứng đạo cá nhân của Chúa Giê-xu. Những lời an ủi của Ngài đối với các môn đồ trước khi Ngài chịu chết (14:1-6,16, 16:33) vẫn còn là sự an ủi lớn trong những thời điểm sự chết đến trên những người yêu dấu của chúng ta trong Đấng Cơ Đốc, như “lời cầu nguyện như thầy tế lễ thượng phẩm” của Ngài trong đoạn 17. Những sự giảng dạy của Giăng liên quan đến thần tánh của Đấng Cơ Đốc (1:1-3,14; 5:22-23; 8:58; 14:8-9; 20:28, ...) là rất hữu ích trong việc chống trả những sự giảng dạy sai lạc của một số tà giáo xem Chúa Giê-xu kém hơn hình ảnh một Đức Chúa Trời trọn vẹn.
English



Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước



Phúc Âm Giăng
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries