settings icon
share icon

Sách Sô-phô-ni

Tác giả: Sô-phô-ni đoạn 1:1 xác định tác giả sách Sô-phô-ni là tiên tri Sô-phô-ni. Tên Sô-phô-ni có nghĩa là “Đức Chúa Trời che chở”.

Thời gian viết sách: Sách Sô-phô-ni có khả năng được viết giữa những năm 735 – 725 trước Công Nguyên.

Mục đích viết: Sứ điệp phán xét và khích lệ của Sô-phô-ni bao gồm ba giáo lý chính: 1) Đức Chúa Trời đang tể trị trên mọi dân tộc. 2) Kẻ ác sẽ bị trừng phạt và những người công chính sẽ được minh oan trong ngày phán xét. 3) Đức Chúa Trời ban phước cho những ai có lòng ăn năn và trông cậy nơi Ngài.

Những câu Kinh Thánh chìa khóa:

Sô-phô-ni 1:18, “Hoặc bạc hoặc vàng của chúng nó, đều không có thể giải cứu chúng nó trong ngày thạnh nộ của Đức Giê-Hô-Va; nhưng cả đất nầy sẽ bị lửa ghen Ngài thiêu nuốt; vì Ngài sẽ diệt hết dân cư đất này cách thình lình.”

Sô-phô-ni 2:3, “Hỡi các ngươi là mọi kẻ nhu mì của đất, làm theo mạng lịnh của Chúa, hãy tìm kiếm Đức Giê-Hô-Va, tìm kiếm sự công bình, tìm kiếm sự nhu mì, hoặc giả các ngươi sẽ được giấu kín trong ngày thạnh nộ của Đức Giê-Hô-Va.”

Sô-phô-ni 3:17, “Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi: Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình, Ngài sẽ nín lặng; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ.”

Tóm lược ngắn gọn: Sô-phô-ni tuyên bố sự phán xét của Đức Chúa Trời trên cả trái đất, trên Giu-đa, trên các dân tộc lân cận, trên Jerusalem và trên tất cả các quốc gia. Tiếp theo là những tuyên ngôn phước lành của Chúa trên tất cả các dân tộc và đặc biệt là trên những kẻ trung tín còn sót lại thuộc về dân sự của Ngài trong Giu-đa. Sô-phô-ni đã can đảm để nói thẳng thắn vì ông biết ông đang công bố Lời của Đức Chúa Trời. Quyển sách của ông bắt đầu với "Lời Đức Giê-Hô-Va" và kết thúc với "Đức Giê-Hô-Va phán". Ông biết rằng những vị thần mà dân sự tôn thờ hay sự hùng mạnh của đội quân A-sy-ri cũng không thể giải cứu họ. Đức Chúa Trời là Đấng nhân từ và thương xót, nhưng khi tất cả những cảnh báo của Ngài bị bỏ qua thì sự phán xét là điều hiển nhiên. Ngày phán xét của Đức Chúa Trời thường được đề cập đến trong Kinh Thánh. Các tiên tri gọi nó là "Ngày của Chúa." Họ gọi các sự kiện khác nhau như sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem là biểu hiện ngày của Chúa mà mỗi sự kiện hướng đến những ngày sau cùng của Chúa.

Những điềm báo trước: Các phước lành cuối cùng về Si-Ôn được loan báo trong những câu 14-20 phần lớn chưa được thực hiện, đưa dẫn chúng ta đến kết luận rằng đây là những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế mà đó là sự chờ đợi Trở Lại Lần Hai của Đấng Christ sẽ được hoàn thành. Đức Chúa Trời đã cất đi sự sửa phạt chúng ta thông qua việc Đấng Christ đã đến để chết cho tội lỗi của dân Ngài (Sô-phô-ni 3:15; Giăng 3:16). Nhưng dân Y-sơ-ra-ên vẫn chưa công nhận Đấng Cứu Chuộc thật sự của mình. Cho nên điều này chưa thể xảy ra (Rô-ma 11:25-27).

Lời hứa về hòa bình và sự an ninh cho dân Y-sơ-ra-ên, tại thời điểm khi Vua của họ đang ở giữa họ, nó sẽ được hoàn thành khi Đấng Christ trở lại để phán xét thế gian và chuộc họ lại cho chính Ngài. Cũng giống như Ngài đã lên trời sau khi Ngài sống lại, thì Ngài sẽ trở lại và thiết lập một Giê-ru-sa-lem mới trên đất (Khải Huyền 21). Tại thời điểm đó, tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên sẽ được hoàn thành.

Áp dụng thực hành: Với một vài điều chỉnh trong những danh xưng và trong những tình huống, vị tiên tri này của thế kỷ thứ 7 trước công nguyên có thể đứng trên bục giảng của chúng ta ngày hôm nay và đưa ra những thông điệp phán xét tương tự cho kẻ ác và sự hy vọng cho những người trung tín. Sô-phô-ni nhắc nhở chúng ta rằng Đức Chúa Trời bị xúc phạm bởi những luân lý và tôn giáo tội lỗi của dân sự Ngài. Dân sự của Đức Chúa Trời sẽ không thoát khỏi sự đoán phạt khi họ phạm tội cố ý. Hình phạt có thể gây đau đớn, nhưng mục đích của nó là có thể được cứu chuộc chứ không phải trừng phạt. Sự đoán phạt khôg thể tránh được dành cho tội ác có thể đem đến sự thoải mái trong một thời gian khi mà điều ác trông dường như không thể kiềm hãm và thắng thế. Chúng ta có quyền tự do để không vâng lời Chúa nhưng không phải là tự do để thoát khỏi những hậu quả của sự bất tuân đó. Những người trung tín với Đức Chúa Trời có thể tương đối ít, nhưng Ngài không hề bỏ quên họ.
English



Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước



Sách Sô-phô-ni
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries