settings icon
share icon

Sách Xuất Ê-díp-tô ký

Tác giả: Môi-se là trước giả của sách Xuất Ê-díp-tô ký (Xuất Ê-díp-tô ký 17:14; 24:4-7; 34:27).

Thời gian viết: Sách Xuất Ê-díp-tô ký được viết khoảng giữa năm 1440 và 1400 trước Công Nguyên.

Mục đích viết: Chữ “xuất” có nghĩa là rời khỏi. Trong thời điểm của Chúa, việc dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ê-díp-tô đánh dấu khoảng thời gian bị đàn áp cuối cùng dành cho hậu duệ của Áp-ra-ham (Sáng thế ký 15:13), và bắt đầu thi hành giao ước đã hứa với Áp-ra-ham rằng hậu duệ của ông sẽ không chỉ được sống trong vùng Đất Hứa, mà còn sinh sôi nảy nở và trở thành một dân tộc lớn (Sáng thế ký 12:1-3, 7). Mục đích của sách này có thể được xem như là sự theo dõi tốc độ phát triển của hậu duệ Gia-cốp từ xứ Ê-díp-tô để thiết lập một dân tộc theo chế độ thần quyền trong vùng Đất Hứa của họ.

Những câu Kinh thánh then chốt:

Xuất Ê-díp-tô 1:8, “Nhưng bấy giờ tại nước Ê-díp-tô, có một vua mới lên ngôi, chẳng quen biết Giô-sép.”

Xuất Ê-díp-tô 2:24-25, “Ngài nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình kết lập cùng Áp-ra-ham,Y-sác và Gia-cốp. Đức Chúa Trời đoái lại dân Y-sơ-ra-ên, nhận biết cảnh ngộ của chúng.”

Xuất Ê-díp-tô ký 12:27, “Ấy là của tế lễ Vượt qua của Đức Giê-hô-va, vì khi Ngài hành hại xứ Ê-díp-tô thì Ngài đi vượt qua các nhà dân Y-sơ-ra-ên, và cứu nhà chúng ta đó.” “Dân Y-sơ-ra-ên bèn cúi đầu lạy.”

Xuất Ê-díp-tô ký 20:2-3, “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ. Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.”

Tóm tắt ngắn gọn: Sách Xuất Ê-díp-tô ký bắt đầu từ chỗ sách Sáng thế ký kết thúc khi Đức Chúa Trời đối xử dân tộc mà Ngài chọn, dân Do Thái. Nó lần theo những sự kiện từ lúc dân Y-sơ-ra-ên đi vào xứ Ê-díp-tô như là những người khách của Giô-sép, là người có quyền lực ở xứ Ê-díp-tô, cho đến khi họ bị cảnh đàn áp nô lệ khủng khiếp từ “một vị vua mới … là người không biết về Giô-sép” (Xuất Ê-díp-tô ký 1:8).

Chương 1-14 miêu tả những điều kiện áp bức dân Do Thái dưới thời trị vì của Pha-ra-ôn, nguồn gốc của Môi-se với tư cách là người giải phóng cho dân Do Thái, những tai vạ Chúa mang đến cho dân Ê-díp-tô vì sự khước từ của người lãnh đạo của họ để vâng phục Ngài, và sự rời khỏi xứ Ê-díp-tô. Sự tối cao và cánh tay quyền năng của Đức Chúa Trời được nhìn thấy thông qua những phép lạ trong những tai vạ - kết thúc với tại vạ cuối cùng là sự chết của đứa con đầu lòng và thiết lập lễ Vượt qua đầu tiên – sự giải phóng dân Y-sơ-ra-ên, sự tách ra của Biển Đỏ, và sự hủy diệt quân đội người Ê-díp-tô.

Phần giữa của sách Xuất Ê-díp-tô ký được dành cho sự kiện lang thang trong đồng vắng và những phép lạ mà Đức Chúa Trời đã làm cho dân sự của Ngài. Nhưng mặc dù Ngài đã ban cho họ bánh từ thiên đàng, nước ngọt từ nước đắng, nước chảy ra từ hòn đá, chiến thắng những người muốn tiêu diệt họ, Luật pháp của Ngài được chính tay Ngài viết ra trên bảng đá, và sự hiện diện của Ngài trong hình dạng là trụ mây và trụ lửa, nhưng dân sự vẫn tiếp tục lằm bằm và nổi loạn chống lại Ngài.

Phần cuối cùng của sách miêu tả việc làm Hòm giao ước và kế hoạch xây dựng Đền tạm cùng với nhiều của tế lễ khác nhau, bàn thờ, vật dụng, những lễ kỉ niệm, và hình thức thờ phượng.

Những điềm báo: Dân Y-sơ-ra-ên được yêu cầu phải dâng nhiều của tế lễ khác nhau là một bức tranh của của tế lễ cuối cùng, Chiên con của Đức Chúa Trời cho lễ Vượt qua, đó là Chúa Giê-xu Christ. Buổi tối lúc tai vạ cuối cùng ở xứ Ê-díp-tô xảy ra, một chiên con không tì vít đã bị giết và huyết của nó dùng để bôi trên hai cây cột cửa trước nhà của dân sự của Chúa, bảo vệ họ khỏi sự chết khi thiên sứ hành hại đi ngang qua. Đây là điềm báo về Chúa Giê-xu, Chiên con của Đức Chúa Trời không tì vết (I Phi-e-rơ 1:19), huyết của Ngài đảm bảo cho chúng ta có được sự sống đời đời. Một trong những biểu tượng tượng trưng về Đấng Christ trong sách Xuất Ê-díp-tô ký là câu chuyện về nước chảy ra từ hòn đá trong Xuất Ê-díp-tô 17:6. Chỉ khi Môi-se đập vào hòn đá thì nước sẽ chảy ra cho dân sự uống, cũng vậy Đức Chúa Trời đập vào Hòn đá của sự cứu rỗi của chúng ta, đóng đinh Ngài vì tội lỗi của chúng ta, và từ đó Hòn đá này trở nên món quà của nước hằng sống (Giăng 4:10). Sự chu cấp ma-na trong đồng vắng là một bức tranh hoàn hảo về Đấng Christ, Bánh của Sự sống (Giăng 6:48), được Đức Chúa Trời chu cấp để ban sự sống cho chúng ta.

Áp dụng thực tiễn: Luật của Môi-se được ban ra phần nào chỉ cho nhân loại thấy rằng họ không thể giữ nó. Chúng ta không có đủ khả năng làm vui lòng Chúa bằng cách gìn giữ luật pháp, vì vậy, Phao-lô khích lệ chúng ta “nên chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Jêsus Christ, để được xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ, chớ chẳng bởi các việc luật pháp, vì chẳng có ai được xưng công bình bởi các việc luật pháp” (Ga-la-ti 2:16).

Sự chu cấp của Đức Chúa Trời dành cho dân Y-sơ-ra-ên, từ việc giải phóng khỏi sự cầm tù đến ma-na và chim cút trong đồng vắng, là những sự biểu lộ rõ ràng về sự chu cấp đầy nhân từ của Ngài cho dân sự Ngài. Đức Chúa Trời đã hứa sẽ chu cấp mọi nhu cầu cần dùng cho chúng ta. “Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài đã gọi anh em được thông công với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (I Cô-rinh-tô 1:9).

Chúng ta tin cậy Chúa, vì Ngài có thể giải phóng chúng ta khỏi mọi điều. Nhưng Đức Chúa Trời không cho phép tội lỗi không bị trừng phạt mãi mãi. Vì vậy, chúng ta có thể tin cậy Ngài vì Ngài là Đấng báo oán và công bình. Khi Chúa xóa bỏ tình trạng xấu xa của chúng ta, thì chúng ta không nên cố gắng quay trở lại tình trạng đó. Khi Chúa đưa ra yêu cầu cho chúng ta, thì Ngài muốn chúng ta tuân theo, nhưng lúc đó Ngài cũng ban cho chúng ta sự nhân từ và thương xót bởi vì Ngài biết rằng chúng ta sẽ không thể nào vâng phục Ngài trọn vẹn bằng chính sức riêng của chúng ta.
English



Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước



Sách Xuất Ê-díp-tô ký
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries