Câu hỏi
Kinh Thánh có đáng tin cậy không?
Trả lời
Sử dụng cùng một tiêu chuẩn mà chúng tôi đánh giá các tác phẩm lịch sử khác thì Kinh Thánh không chỉ đáng tin cậy mà nó còn đáng tin cậy hơn bất kỳ tác phẩm nào khác có thể so sánh được. Độ tin cậy là một câu hỏi về tính trung thực và sao chép chính xác. Các tác phẩm có lịch sử và thực tế chính xác và được bảo tồn trung thành theo thời gian sẽ được coi là đáng tin cậy. Mức độ xác minh lịch sử cao hơn và độ tin cậy tốt hơn trong việc truyền dẫn giúp dễ dàng xác định xem một tác phẩm cổ đại có đáng tin cậy hay không. Bằng những biện pháp đó, chúng ta có thể xem Kinh Thánh đáng tin cậy.
Đúng như với bất kỳ tác phẩm lịch sử nào, không phải mọi chi tiết trong Kinh Thánh đều có thể được xác nhận trực tiếp. Kinh Thánh không thể được gọi là không đáng tin cậy chỉ vì nó chứa những phần không thể được xác nhận hoặc chưa được xác nhận. Điều hợp lý để mong đợi là nó chính xác ở nơi mà nó có thể được kiểm tra. Đây là thử nghiệm chính về độ tin cậy, và ở đây Kinh Thánh có một sự ghi chép theo dõi xuất sắc. Không chỉ có nhiều chi tiết lịch sử của nó được xác nhận, mà còn có một số phần mà trước kia đã bị nghi ngờ nhưng đã được xác minh bởi khảo cổ học sau này.
Ví dụ, những sự tìm thấy của khảo cổ học vào những năm 1920 đã xác nhận sự hiện diện của các thành phố như U-rơ, được mô tả trong Sáng thế ký 11, mà một số người hoài nghi nghi ngờ đã tồn tại quá sớm. Những sự chạm khắc được phát hiện trong một ngôi mộ Ai Cập mô tả lễ nhậm chức của một viên quan cai quản một cách chính xác phù hợp với mô tả Kinh Thánh về nghi lễ có liên quan đến Giô-sép (Sáng thế ký 39). Những tấm đất sét có niên đại đến năm 2300 trước Công Nguyên đã được tìm thấy ở Syria hỗ trợ mạnh mẽ cho những câu chuyện, từ vựng và địa lý của Cựu Ước. Những người hoài nghi nghi ngờ sự tồn tại của người Hê-tít (Sáng thế ký 15:20; 23:10; 49:29), cho đến khi một thành phố của người Hê-tít, phù hợp với những sự ghi chép, được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có hàng tá sự kiện Cựu Ước khác được hỗ trợ bởi khám phá khảo cổ học.
Quan trọng hơn, không có sự kiện nào được trình bày trong Cựu Ước hay Tân Ước được cho thấy là sai. Độ tin cậy lịch sử này rất quan trọng đối với niềm tin của chúng ta trong những phát biểu khác được đưa ra trong Kinh Thánh.
Ngay cả những sự kiện "kỳ lạ" của Sáng thế ký đều có cơ sở minh bạch mà chúng ta có thể kháng cáo đến ngày nay. Những sự ghi chép về người Ba-by-lôn cổ đại mô tả một sự lộn xộn về ngôn ngữ, phù hợp với lời giải thích của Kinh Thánh về Tháp Ba-bên (Sáng thế ký 11:1–9). Những sự ghi chép tương tự này mô tả một trận lụt trên toàn thế giới, một sự kiện trình bày theo nghĩa đen dưới hàng trăm hình thức trong các nền văn hóa trên toàn thế giới. Các địa điểm nơi Sô-đôm và Gô-mô-rơ (Sáng thế ký 19) đã từng được tìm thấy, cho thấy bằng chứng về sự hủy diệt dữ dội và mãnh liệt. Ngay cả các tai vạ của Ai Cập và nguyên nhân Xuất Ê-díp-tô-ký (Xuất Ê-díp-tô Ký 12: 40–41) đều có sự hỗ trợ khảo cổ học.
Xu hướng này tiếp tục trong Tân Ước, nơi các tên của các thành phố, quan chức chính trị và sự kiện khác nhau đã được nhiều nhà sử học và các nhà khảo cổ xác nhận nhiều lần. Lu-ca, tác giả của sách phúc âm Lu-ca và sách Công vụ, đã được mô tả như là một sử gia hạng nhất vì sự chú ý của ông đối với lời tường thuật chi tiết và chính xác. Trong những bản viết ở Cựu Ước lẫn Tân Ước, Kinh Thánh chứng tỏ sự đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào nó có thể được kiểm tra.
Sao chép chính xác cũng là một yếu tố quan trọng trong độ tin cậy của Kinh Thánh. Các bản viết Tân Ước được viết trong vòng vài thập kỷ của các sự kiện mà chúng được mô tả, còn quá sớm cho một truyền thuyết hay huyền thoại vượt qua lịch sử thực tế. Trong thực tế, khuôn khổ cơ bản của phúc âm có thể được bắt đầu với một tín điều chính thức chỉ vài năm sau sự đóng đinh của Chúa Gi-xu, theo mô tả của Phao-lô trong I Cô-rinh-tô 15:3-8. Các sử gia có quyền truy cập vào một số lượng lớn các bản thảo, chứng minh Tân Ước được sao chép và phân phối một cách đáng tin cậy và nhanh chóng. Điều này mang đến sự tự tin dư dật rằng điều chúng ta đọc ngày hôm nay đại diện chính xác cho văn bản gốc.
Cựu Ước cũng cho thấy tất cả các bằng chứng được truyền tải một cách đáng tin cậy. Khi Cuộn giấy da Biển Chết được phát hiện vào năm 1947 thì chúng đã cổ hơn 800 năm so với bất kỳ bản thảo có giá trị nào khác. So sánh các bản thảo trước đó và sau đó cho thấy một cách tiếp cận tỉ mỉ để truyền tải, một lần nữa thêm vào sự tự tin của chúng ta rằng điều chúng ta có ngày hôm nay đại diện cho các văn bản gốc.
Tất cả những yếu tố đó đều mang lại những lý do khách quan để đánh giá Kinh Thánh đáng tin cậy. Đồng thời, thật là quan trọng để kiểm tra những yếu tố tương tự trong các văn bản khác mà chúng ta sử dụng để viết các sách lịch sử của chúng ta. Kinh Thánh có nhiều sự hỗ trợ thực nghiệm hơn, một thời gian ngắn hơn giữa bản gốc và các bản sao còn tồn tại, và số lượng các bản gốc lớn hơn bất kỳ tác phẩm cổ nào khác cho đến nay.
Ví dụ, có mười bản sao tác phẩm của Julius Caesar, sớm nhất từ 1.000 năm sau khi ông viết, không có cách nào để biết những bản sao đó đại diện cho bản gốc như thế nào. Có tám bản sao tác phẩm của nhà sử học Herodotus, sớm nhất từ 1.400 năm sau khi ông viết. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 643 bản sao các tác phẩm của Homer, cho phép chúng ta tin tưởng 95% bản gốc.
Đối với Tân Ước, hiện có hơn 5.800 bản thảo, với hầu hết các bản sao ban đầu ở bất cứ đâu từ 200 đến 300 năm sau, và có một số bản thảo được viết kém hơn 100 năm sau bản gốc. Điều này mang lại sự tự tin hơn 99% trong nội dung của văn bản gốc.
Tóm lại, chúng ta không chỉ có lý do khách quan để khẳng định Kinh Thánh là đáng tin cậy, nhưng chúng ta không thể gọi nó là không đáng tin cậy mà không vứt bỏ hầu hết mọi thứ khác mà chúng ta biết về lịch sử cổ đại. Nếu Kinh Thánh không vượt qua một bài kiểm tra về sự tin cậy, thì không có sự ghi chép nào từ thời đại đó có thể. Độ tin cậy của Kinh Thánh được chứng minh bằng cả độ chính xác lịch sử và sự truyền đạt chính xác của nó.
English
Kinh Thánh có đáng tin cậy không?