Câu hỏi
Thuyết Calvin (Calvinism) là gì và nó có theo kinh thánh không? Năm điểm của thuyết Calvin là gì?
Trả lời
Năm điểm của thuyết Calvin (Calvinism) có thể được tóm tắt bằng chữ TULIP. T là viết tắt của Total Depravity – sự hư hại hoàn toàn; U cho Unconditional Election – sự chọn lựa vô điều kiện; L cho Limited Atonement – sự chuộc tội có giới hạn, I cho Irresistible Grace – ân điển bất khả kháng (không thể chống lại) được, và P cho Perseverance of the saints – sự giữ gìn các thánh đồ. Dưới đây là định nghĩa và phần tham khảo Kinh thánh mà những người theo thuyết Calvin dùng để bảo vệ niềm tin của họ:
Hoàn toàn bại hoại (sự hư hại hoàn toàn) – Do sự sa ngã của A-đam, toàn thể nhân loại bị ảnh hưởng; tất cả mọi người đã chết trong sự vi phạm và tội lỗi. Con người không thể tự cứu lấy mình (Sáng thế ký 6:5; Giê-rê-mi 17:9; Rô-ma 3:10-18)
Sự chọn lựa vô điều kiện – Bởi vì con người đã chết trong tội lỗi, anh ta không thể bắt đầu một sự đáp lại tới Chúa; vì thế, trong quá khứ vĩnh hằng Chúa đã chọn một số người để cứu rỗi. Sự lựa chọn và tiền định là vô điều kiện; chúng không dựa vào sự đáp trả của con người (Rô-ma 8:29-30; 9:11; Ê-phê-sô 1:4-6, 11-12) bởi vì con người không thể nào đáp trả, anh ta cũng chẳng hoài đến.
Sự chuộc tội có giới hạn – Bởi vì Đức Chúa Trời quyết định rằng một số người sẽ được cứu rỗi bởi sự chọn lựa vô điều kiện của Ngài, Ngài quyết định rằng Đấng Christ nên chết chỉ cho những người được chọn, ma thôi. Tất cả những người mà Đức Chúa Trời đã chọn và những người Đấng Christ đã chết cho sẽ được cứu rỗi (Ma-thi-ơ 1:21; Giăng 6:37, 39; 10:11; 17:2,9; Công vụ 20:28; Rô-ma 8:32; Ê-phê-sô 5:25).
An điển bất khả kháng (không thể chống lại được) – Những người được Đức Chúa Trời lựa chọn Ngài thu hút về chính mình qua ân điển không thể chống lại được. Đức Chúa Trời khiến cho con người sẵn lòng đến với Ngài. Khi Chúa kêu gọi, con người đáp lại (Giăng 6:37, 44; 10:16).
Sự kiên trì (sự giữ gìn các) của các thánh đồ - Chính những người đã được Chúa lựa chọn và thu hút về chính Ngài qua Đức Thánh Linh sẽ kiên trì trong đức tin. Không ai trong số những người Chúa đã chọn sẽ bị mất đi; họ an toàn vĩnh viễn (Giăng 10:27-29; Rô-ma 8:29-30; Ê-phê-sô 1:3-14; 1 Phi-e-ro 1:3-5).
Mặc dù tất cả những giáo lý này đều có nền tảng Kinh thánh, nhiều người chối bỏ tất cả, hoặc một vài điểm. Những người tự gọi là “những người Calvin bốn-điểm” chấp nhận Sự hoàn toàn bại hoại, Sự chọn lựa vô điều kiện, Ân điển bất khả kháng (không thể chống lại được), và Sự kiên trì của các thánh đồ là giáo lý theo Kinh thánh. Con người chắc chắn có tội và không có khả năng tin vào Đức Chúa Trời bằng sức của mình. Chúa chọn người chỉ dựa trên ý muốn của Ngài – sự lựa chọn không dựa trên bất kỳ công đức nào của người được chọn. Tất cả những người Chúa đã chọn sẽ đến với đức tin (Giăng 6:37). Tất cả những người thật sự được tái sinh (sinh lại lần nữa) sẽ kiên trì trong đức tin của họ. Còn về Sự chuộc tội có giới hạn, những người theo thuyết Calvin bốn-điểm tin rằng sự chuộc tội là vô giới hạn, cho rằng Chúa Giê-su chết cho tội lỗi của cả thế giới, không chỉ tội lỗi của những người được chọn. “Chính Ngài là tế lễ chuộc tội chúng ta, không những vì tội của chúng ta mà thôi, nhưng còn vì tội của cả thế gian nữa.” (1 Giăng 2:2). Các câu Kinh thánh khác đối lập với sự chuộc tội có giới hạn là Lu-ca 19:10; Giăng 1:29; 3:16; 1 Ti-mô-thê 2:6; và 2 Phi-e-rơ 2:1.
Tuy nhiên, những người theo thuyết Calvin năm-điểm thấy thuyết Calvin bốn-điểm có vấn đề. Thứ nhất, họ tranh luận, nếu Sự hư hại hoàn toàn là đúng, thì Sự chuộc tội vô giới hạn không thể đúng bởi vì, nếu Chúa Giê-su chét cho tội lỗi của tất cả mọi người, thì liệu việc chết của Ngài có áp dụng đến một người phụ thuộc vào việc người đó có “chấp nhận” Chúa hay không. Nhưng như chúng ta thấy từ mô tả trên về Sự hoàn toàn bại hoại, con người trong trạng thái tự nhiên hoàn toàn không có khả năng nào để lựa chọn Chúa, anh ta cũng chẳng hoài đến. Bên cạnh đó, nếu Sự chuộc tội vô giới hạn là đúng, thì địa ngục sẽ đầy những người mà Đấng Christ chết cho. Sự đổ máu của Ngài cho họ là vô nghĩa. Đối với những người theo thuyết Calvin năm-điểm, điều này không thể nghĩ đến. Xin chú ý: bài này chỉ là một tóm tắt ngắn gọn về năm điểm của thuyết Calvin. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, xin hãy xem thêm tại các trang sau: Sự hoàn toàn bại hoại, Sự lựa chọn vô điều kiện, Sự chuộc tội có giới hạn, Ân điễn bất khẻ kháng, và Sự kiên trì của các thánh đồ.
English
Thuyết Calvin (Calvinism) là gì và nó có theo kinh thánh không? Năm điểm của thuyết Calvin là gì?