settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm thế nào tôi có thể vượt qua thói quen phạm tội?

Trả lời


Điều đầu tiên cần được quan tâm về việc làm thế nào để khắc phục được thói quen phạm tội chính là phải lưu ý đến sự thay đổi, hay là sự biến đổi, điều này xảy ra khi một người được cứu chuộc. Kinh Thánh mô tả con người tự nhiên là "chết vì lầm lỗi và tội ác mình" (Ê-phê-sô 2:1). Hậu quả tất yếu của việc A-đam phạm tội chính là con người sinh ra trong sự chết thuộc linh. Trong tình trạng chết thuộc linh, con người không thể và không sẵn lòng để bước theo và vâng lời Chúa vì thế tự nhiên thói quen phạm tội cũng nảy sinh. Con người tự nhiên xem những điều thuộc về Chúa là sự ngu ngốc (1 Cô-rinh-tô 2:14) và có thái độ thù địch Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:7). Khi một người được cứu, sự biến đổi sẽ xảy ra. Sứ đồ Phao-lô chỉ về người này là người được dựng nên mới (2 Cô-rinh-tô 5:17). Từ giây phút chúng ta đặt đức tin nơi Đấng Christ, thì chúng ta bước vào tiến trình nên thánh.

Tiến trình nên thánh nghĩa là bất kỳ ai thuộc về Đấng Christ thì sẽ nhờ Đức Thánh Linh mà được trở nên giống như hình ảnh Con Ngài (Rô-ma 8:29). Sự nên thánh trong đời sống sẽ không bao giờ được hoàn tất, điều này có nghĩa là những tín hữu sẽ luôn luôn tranh đấu với tội lỗi kéo dài. Phao-lô mô tả trận chiến này trong Rô-ma 7:15-25. Trong phân đoạn này ông lưu ý rằng, ngay cả khi ông khao khát làm điều tốt theo mắt Chúa, thì ông vẫn hay làm theo điều xác thịt. Ông làm theo xác thịt dù ông không muốn làm và thất bại khi muốn làm điều tốt. Ở đây, ông đang mô tả sự tranh đấu với tội lỗi của mỗi Cơ đốc nhân.

Gia-cơ nói rằng tất cả chúng ta có thể phạm tội trong nhiều cách (Gia-cơ 3:2). Kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng chúng ta luôn khác nhau trong cách tranh chiến với tội lỗi, có lẽ một tội lỗi có thể trở thành điểm vấp ngã cho một người tín hữu hơn là người khác. Với một số người thì tội lỗi là cơn giận trong khi đó với một số khác nó có thể là thích nói chuyện tầm phào hoặc là nói dối. Chúng ta có thể cho rằng những tội lỗi đặc biệt khó vượt qua khăn như là tội lỗi "ám ảnh" hoặc là "thói quen" phạm tội. Những tội lỗi cố hữu này mang tính thường xuyên, nhưng không độc nhất, thói quen là điều chúng ta phát triển nó trong suốt thời gian còn là người chưa tin và đòi hỏi phải nhờ ân điển cũng như kỷ luật để vượt qua.

Một phần trong tiến trình khắc phục những tội lỗi theo thói quen (dai dẳng) là trong việc nhận thức sự biến đổi xảy ra bên trong mỗi tín hữu. Phao-lô viết, "vậy, anh em cũng phải kể mình đã chết đối với tội lỗi và đang sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ" (Rô-ma 6:11). Khi Phao-lô nói, "kể mình đã chết đối với tội lỗi", ông đang muốn chúng ta ghi nhớ rằng, khi bước theo Đấng Christ, quyền lực tội lỗi bị phá bỏ trong đời sống chúng ta. Ông sử dụng phép ẩn dụ về nô lệ để trình bày điều này. Chúng ta đã từng là nô lệ của tội lỗi, nhưng giờ đây chúng ta là nô lệ của sự công chính (Rô-ma 6:17-18). Tại thập tự giá quyền lực của tội lỗi bị bẻ gãy, và khi trở thành một Cơ đốc nhân, chúng ta được tự do khỏi ông chủ tội lỗi cai trị chúng ta. Vì thế, khi một Cơ đốc nhân phạm tội, nó không còn là qui luật tất yếu của bản chất tự nhiên con người, nhưng bởi người đó sẵn lòng trình dâng chính mình cho tội lỗi thống trị (Ga-la-ti 5:1)

Phần tiếp theo trong tiến trình là nhận ra sự bất lực của chúng ta trong việc khắc phục tội lỗi thói quen và nhu cầu của chúng ta dựa trên Thánh Linh của Đức Chúa Trời, là Đấng ngự bên trong chúng ta. Trở lại Rô-ma 7. Phao-lô nói rằng, "vì tôi biết rằng điều thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Tôi có ý muốn làm điều thiện, nhưng tôi không có khả năng để làm" (Rô-ma 7:18). Trận chiến chống lại tội lỗi của Cơ đốc nhân là một phương diện trong khả năng của chúng ta không phù hợp với ước muốn của chúng ta. Đó là lý do chúng ta cần năng quyền của Đức Thánh Linh. Kế đến Phao-lô nói rằng, "Nếu Đức Thánh Linh của Đấng đã khiến Đức Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết ở trong anh em, thì Đấng đã khiến Đấng Christ sống lại từ cõi chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngàu đang wor trong anh mà ban sự sống cho thân thể hay chết của anh em." (Rô-ma 8:11). Đức Thánh Linh, thông qua Lời Chúa (Giăng 17:17), thực hiện tiến trình nên thánh trong mỗi người thuộc về Chúa. Phạm tội như thói quen có thể bị khắc phục khi chúng ta trình dâng chính mình cho Chúa và từ chối những cám dỗ của xác thịt (Gia-cơ 4:7-8).

Một phần khác trong tiến trình khắc phục việc phạm tội theo thói quen chính là thay đổi thói quen tạo điều kiện thuận lợi cho tội lỗi. Chúng ta nuôi dưỡng thái độ của Giô-sép, người từng bị cám dỗ bởi vợ của Phô-ti-pha để đến ngủ cùng bà, ông đã nhanh chóng bỏ chạy ra ngoài nhưng lại bị bà tuột lại cái áo ngoài (Sáng thế ký 39:15). Chúng ta chỉ đơn giản phải nỗ lực để bỏ chạy khỏi những gì cám dỗ chúng ta phạm tội, bao gồm cả việc đụng đến đồ ăn mà chúng ta được cho quá nhiều, và đụng đến những sách báo khiêu dâm có thể khiến chúng ta phạm tội tà dâm. Chúa Giê-xu dạy chúng ta rằng hãy chặt tay hay móc mắt nếu chúng "xúi giục" chúng ta phạm tội (Ma-thi-ơ 5:29-30). Điều này nghĩa là phải dẹp bỏ khỏi đời sống của chúng ta những gì cám dỗ chúng ta phạm tội ngay khi đó là điều chúng ta ưa thích. Nói đơn giản, chúng ta phải thay đổi thói quen dẫn đến việc phạm tội thường xuyên.

Cuối cùng, chúng ta cần để cho mình đắm chìm trong lẽ thật của Phúc Âm. Phúc Âm không chỉ có nghĩa là chúng ta được cứu, nhưng nó cũng có nghĩa là chúng ta được nên thánh (Rô-ma 16:25). Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng được cứu bởi ân điển, nhưng nên thánh bởi nỗ lực của bản thân thì chúng ta đã sai lầm (Ga-la-ti 3:1-3). Sự thánh hóa là cách Chúa thi hành sự công chính. Lời hứa chúng ta nhận được từ trong Kinh Thánh chính là Ngài đã bắt đầu làm việc lành trong chúng ta sẽ làm trọn việc ấy cho đến ngày cuối cùng (Phi-líp 1:6).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm thế nào tôi có thể vượt qua thói quen phạm tội?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries