Câu hỏi
Có phải 1 Phi-e-rơ 3:21 dạy rằng phép báp-tem là cần thiết cho sự cứu rỗi?
Trả lời
Cũng như với bất kỳ một câu hay đoạn văn nào, chúng ta nhận thức (phân biệt) được nó dạy điều gì bởi sự sàng lọc trước tiên thông qua những gì chúng ta biết phần còn lại của Kinh Thánh dạy về chủ đề. Trong trường hợp phép báp-tem và sự cứu rỗi, Kinh Thánh làm sáng tỏ rằng sự cứu rỗi là bởi ân điển thông qua đức tin trong Cứu Chúa Giê-Su Christ, không phải bởi bất cứ những việc làm, bao gồm cả phép báp-tem (Ê-phê-sô 2:8-9). Do đó, bất kỳ sự giải thích nào mà đi đến kết luận rằng phép báp-tem, hoặc bất cứ việc làm nào khác thì cần thiết cho sự cứu rỗi là một sự giải thích sai lạc. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng đọc trang web của chúng tôi với bài viết "Có phải sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin, hay là bởi đức tin cùng với những việc làm?".
Những ai tin rằng phép báp-tem là điều kiện cho sự cứu rỗi là đã vội vàng dùng 1 Phi-e-rơ 3:21 như một "văn bản minh chứng", bởi vì nó nói "hãy báp-tem thì bạn được cứu". Có phải Phi-e-rơ thật sự nói rằng việc nhận phép báp-tem thì chúng ta được cứu không? Nếu ông nói vậy, ông đã mâu thuẫn với những phân đoạn Kinh Thánh khác chỉ ra rõ rằng những người được cứu (bằng chứng bởi việc họ đón nhận Chúa Thánh Linh) trước khi nhận phép báp-tem hoặc không hề nhận phép báp-tem (giống như tên trộm trên thập tự giá trong Lu-ca 23:39-43). Một thí dụ điển hình của một người được cứu trước khi nhận phép báp-tem là Cọt-nây và người nhà của ông trong Công Vụ Các Sứ Đồ đoạn 10. Chúng ta biết rằng họ đã được cứu trước khi được nhận phép báp tem bởi vì họ đã nhận được Thánh Linh là bằng chứng của sự cứu rỗi (Rô-ma 8: 9; Ê-phê-sô 1:13; 1 Giăng 3:24). Bằng chứng sự cứu rỗi của họ là lý do Phi-e-rơ cho phép họ được nhận phép báp tem. Vô số phân đoạn Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng sự cứu rỗi đến khi một người tin vào Phúc âm, vào thời điểm mà người đó được ấn chứng "trong Đấng Christ với Chúa Thánh Linh của lời hứa" (Ê-phê-sô 1:13).
Rất may, mặc dù chúng ta không cần phải suy đoán Phi-e-rơ có ý gì trong câu này vì ông đã làm rõ điều đó cho chúng ta bằng cụm từ "phép báp-têm không phải là sự cất bỏ ô uế khỏi thân thể, nhưng là lời nguyện ước với Đức Chúa Trời từ một lương tâm trong sáng". Trong khi Phi-e-rơ kết nối phép báp-tem với ơn cứu rỗi, đó không phải là hành động chịu phép báp-tem mà ông đang nói đến (không phải là sự cất bỏ ô uế khỏi thân thể). Việc dầm mình trong nước không có gì nhưng nó rửa sạch bụi bẩn. Điều mà Phi-e-rơ đang đề cập đến là phép báp-tem mang biểu tượng, đó là những gì mà chúng ta được cứu một lời nguyện ước với Đức Chúa Trời từ một lương tâm trong sáng, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ). Nói cách khác, Phi-e-rơ chỉ đơn giản là kết nối phép báp-tem với niềm tin. Không phải là phần được ướt đó mà được cứu; đúng hơn, đó là "lời nguyện ước với Đức Chúa Trời từ một lương tâm trong sáng" mà nó được thể hiện bằng phép báp-tem, mà cứu chúng ta. Mối liên hệ với Đức Chúa Trời luôn luôn đến trước. Đức tin đến trước và ăn năn tội sau đó là phép báp tem để xác nhận công khai niềm tin với Đấng Christ.
Một lời giải thích tuyệt vời cho phân đoạn này được đưa ra bởi Tiến sĩ Kenneth Wuest, tác giả của nghiên cứu Lời Chúa trong Tân Ước Hy lạp. "Phép báp-tem bằng nước rõ ràng là trong tâm trí của vị sứ đồ, không phải là báp-tem bởi Đức Thánh Linh, bởi vì ông nói về nước của trận lụt như là giải cứu những người đang bị giam cầm trong chiếc tàu Nô-ê, và trong câu này, phép báp-tem cứu những kẻ tin. Nhưng ông nói rằng nó giải cứu họ chỉ như là một bản sao. Đó là, phép báp-tem nước là bản sao của hiện thực, sự cứu rỗi. Nó chỉ có thể được cứu như một bản sao, không thực sự. Những sinh tế trong thời Cựu Ước là bản sao của hiện thực, Cứu Chúa Giê-Su. Chúng không thực sự cứu những kẻ tin, chỉ là hình bóng. Không có sự tranh cãi ở đây rằng những sinh tế thì tương tự với việc Cơ Đốc nhân làm báp tem bằng nước. Tác giả chỉ đơn thuần sử dụng chúng như là một minh họa cho việc dùng từ "bản sao".
"Như vậy phép báp-tem chỉ cứu những kẻ tin trong nghĩa bóng. Người Do Thái trong thời Cựu Ước đã được cứu trước khi ông trình ra lễ vật. Lễ vật đó chỉ là tỏ bày ra lời chứng của mình rằng ông đã đặt niềm tin vào Chiên Con của Đức Chúa Trời, trong đó có những sinh tế là hình bóng .... phép báp-tem bằng nước là lời chứng công khai niềm tin bên trong của người tín hữu. Người được cứu ở thời điểm mà anh ta đặt niềm tin vào Cứu Chúa Giê-Su. Phép báp-tem bằng nước là lời chứng rõ ràng (thấy được) cho niềm tin của ông và sự cứu chuộc mà ông đã đưa ra trong câu trả lời cho niềm tin đó. Phi-e-rơ cẩn thận thông báo cho độc giả rằng ông không có dạy về báp-tem tái sinh, cụ thể là, một người thuận phục để nhận phép báp-tem qua đó đã được tái sinh, bởi vì ông nói 'nó không làm sạch đi những dơ bẩn của thân thể'. Phép báp-tem, Phi-e-rơ giải thích rằng nó không rửa sạch đi những dơ bẩn của thân thể, hoặc theo nghĩa đen như là tắm cho thân thể, cũng không phải trong ý nghĩa ẩn dụ như là làm sạch cho linh hồn. Không có những nghi lễ thực sự nào làm ảnh hưởng đến lương tâm. Nhưng ông định nghĩa điều mà ông muốn nói bởi sự cứu rỗi, trong những lời 'nguyện ước với Đức Chúa Trời từ một lương tâm trong sáng,' và ông giải thích điều này được thực hiện như thế nào, cụ thể là, 'bởi sự sống lại của Chúa Jêsus Christ' bởi vì thông qua niềm tin tội nhân đồng sống lại với Ngài trong sự sống lại đó."
Một phần của sự nhầm lẫn với đoạn văn này xuất phát từ thực tế đó, bằng nhiều cách, mục đích của phép báp-tem như một cách tuyên xưng công khai niềm tin của người đó vào Đấng Christ và xác nhận với Ngài đã được thay thế bởi "có một quyết định vì Đấng Christ" hoặc "cầu xin cho lời cầu nguyện của tội nhân". Phép báp-tem đã bị chuyển xuống một sự việc mà nó được thực hiện sau đó. Tuy nhiên, để Phi-e-rơ hoặc bất kỳ một trong những Cơ Đốc nhân trong thế kỷ đầu tiên, ý tưởng rằng một người sẽ xưng nhận Đấng Christ là Cứu Chúa của mình và không có nhận phép báp tem càng sớm càng tốt thì sẽ không có ai muốn nghe. Do vậy, không có gì ngạc nhiên rằng Phi-e-rơ thấy phép báp-tem có kết nối chặt chẽ với sự cứu rỗi. Tuy nhiên, Phi-e-rơ làm cho nó rõ ràng trong câu này rằng nó không phải là nghi thức đặc biệt để được cứu, nhưng thực tế là chúng ta đã hiệp nhất với Đấng Christ trong sự sống lại của Ngài qua đức tin, "lời nguyện ước với Đức Chúa Trời từ một lương tâm trong sáng bởi sự sống lại của Đức Chúa Giê-Su Christ" (1 Phi-e-rơ 3:21).
Do vậy, phép báp-tem mà Phi-e-rơ nói cứu chúng ta là điều mà trước hết đến bởi đức tin trong sự hy sinh chuộc tội của Đấng Christ để tha tội cho tội nhân không công bình (Rô-ma 3:25-26, 4:5). Phép báp-tem là một dấu hiệu bên ngoài mà Đức Chúa Trời đã làm "bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh" (Tít 3:5).
English
Có phải 1 Phi-e-rơ 3:21 dạy rằng phép báp-tem là cần thiết cho sự cứu rỗi?