settings icon
share icon
Câu hỏi

Có phải Công vụ các sứ đồ 2:38 dạy rằng phép báp-tem là yêu cầu cho sự cứu rỗi?

Trả lời


Công vụ các sứ đồ 2:38, “Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jesus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.” Đối với bất kỳ mỗi câu hay phân đoạn Kinh Thánh nào, chúng ta nhận ra điều câu và phân đoạn Kinh Thánh đó dạy qua việc trước hết sàn lọc nó qua những gì chùng ta biết Kinh Thánh dạy về điều đó rồi. Trong trường hợp của phép báp-tem và sự cứu rỗi, Kinh Thánh cho biết rõ rằng sự cứu rỗi là bởi ân điển qua đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus, không phải bởi bất kỳ loại việc làm nào, bao gồm cả phép báp-tem (Ê-phê-sô 2:8-9). Vì vậy, bất kỳ sự giải thích nào kết luận rằng phép báp-tem, hay bất kỳ hành động nào khác là cần thiết cho sự cứu rỗi là giải thích sai trật. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem thêm trên trang của chúng tôi qua câu hỏi “Có phải sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin, hay đức tin cộng với việc làm?”

Vậy thì tại sao có một số kết luận cho rằng chúng ta cần được báp-tem để được cứu? Thường thì cuộc thảo luận liệu đoạn Kinh Thánh này có dạy phép báp-tem là cần thiết cho sự cứu rỗi hay không tập trung quanh từ Hy Lạp “eis” được dịch là “để được” trong đoạn này. Những ai tin rằng phép báp-tem là cần thiết cho sự cứu rỗi sẽ nhanh chóng trích dẫn câu kinh thánh này và sự thật câu kinh thánh nói rằng “được báp-tem trong danh Đức Chúa Jesus cho sự tha thứ tội lỗi của mình, họ cho rằng từ được dịch thành “cho” trong câu này có nghĩa là “để được”. Tuy nhiên, trong cả tiếng Hy Lạp và tiếng Anh, có rất nhiều cách dùng của từ “cho”.

Ví dụ, khi một người nói “uống hai viên aspirin cho chứng đau đầu của bạn”, đối với mội người câu này rõ ràng không có nghĩa là “uống hai viên aspirin để bạn được đau đầu”, nhưng có nghĩa là “uống hai viên aspirin bạn đã bị đau đầu rồi”. Có ba cách hiểu về từ “eis” có thể phù hợp với bối cảnh của Công vụ các sứ đồ 2:38 1—“để, trở nên, có được…”, 2—“bởi vì, kết quả của việc” hoặc là 3—“về mặt nào đó”. Vì một trong ba ý nghĩa trên đều phù hợp với ngữ cảnh của phân đoạn kinh thánh này, cần tìm hiểu thêm để xác định nghĩa nào là chính xác.

Chúng ta cần bắt đầu qua việc tra xem lại ngôn ngữ gốc và ý nghĩa của từ Hy Lạp “eis”. Đây là một từ Hy Lạp phổ biến (được dùng 1774 lần trong Tân Ước) được dịch ra nhiều cách khác nhau. Giống như từ tiếng Anh “for”, “eis” có một vài ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, xin nhắc lại, chúng ta có thể thấy có ít nhất hai hoặc ba cách hiểu có thể trong phân đoạn kinh thánh, một nghĩa như thể cổ xúy cho phép báp-tem cần thiết cho sự cứu rỗi và nghĩa còn lại thì không. Trong khi những ý nghĩa của từ Hy Lạp eis được tìm thấy trong những phân đoạn khác nhau của Kinh Thánh, những học giả Hy Lạp như A.T. Robertson và J.R. Mantey cũng lưu ý tương tự rằng giới từ Hy Lạp eis trong Công vụ 2:38 cần được dịch là “bởi vì” hoặc “theo quan điểm”, chứ không phải “để được” hay “nhằm mục đích”.

Một ví dụ về cách dùng của giới từ này được dùng trong những đoạn Kinh Thánh khác được tìm thấy trong Ma-thi-ơ 12:41 nơi mà từ eis được hiểu là kết quả của một hành động. Phân đoạn này nói rằng người Ni-ni-ve “ăn năn vì lời giảng của Giô-na” (từ được dịch là “vì” giống với từ Hy Lạp eis. Rõ ràng, ý nghĩa của phân đoạn này là họ ăn năn “bởi vì” hoặc “là kết quả của” lời giảng của Giô-na. Tương tự, ý nghĩa này cũng có thể trong Công vụ 2:38 thật sự truyền thông sự thật rằng họ cần được báp-tem “như là kết quả” hoặc “bởi vì” họ đã tin và đã nhận được sự tha thứ tội lỗi (Giăng 1:12; Giăng 3:14-18; Giăng 5:24; Giăng 11:25-26; Công vụ 10:43; Công vụ 13:39; Công vụ 16:31; Công vụ 26:18; Rô-ma 10:9; Ê-phê-sô 1:12-14). Sự giải thích này nhất quán với thông điệp được ghi lại trong hai bài giảng kế tiếp của Phi-e-rơ cho người chưa tin nơi mà ông kết hợp sự tha thứ tội lỗi với hành động ăn năn và tin vào Đấng Cứu Thế mà không cần đến báp-tem (Công vụ 3:17-26; Công vụ 4:8-12).

Thêm vào trong Công vụ 2:38, có ba câu kinh thánh khác nơi mà từ Hy Lạp eis được dùng trong sự liên kết với từ phép báp-tem. Câu đầu tiên là Ma-thi-ơ 3:11, “báp-tem các ngươi với nước cho sự ăn năn” rõ ràng từ Hy Lạp eis không thể có nghĩa là “để được”. Họ không được báp-tem để “được ăn năn”, nhưng là “được báp-tem vì họ ăn năn”. Câu thứ hai là trong Rô-ma 6:3 nơi mà chúng ta có cụm từ “báp-tem trong sự chết Ngài”. Một lần nữa phù hợp với nghĩa “bởi vì” hay “liên quan đến”. Câu thứ ba và cũng là câu cuối cùng là I Cô-rinh-tô 10:2 và cụm từ “Môi-se làm báp-tem trong đám mây và dưới biển”. Một lần nữa, eis không thể có nghĩa “để được” trong phân đoạn này vì người Do Thái không được báp-tem để có Môi-se làm lãnh đạo của họ, nhưng vì ông là lãnh đạo của họ và dẫn dắt họ ra khỏi Ai Cập. Để nhất quán với cách giới từ eis được dùng trong sự liên kết với phép báp-tem, chúng ta cần kết luận rằng Công vụ 2:38 chắc chắc hàm ý họ được báp-tem “bởi vì” họ đã nhận được sự tha thứ tội lỗi mình. Những câu kinh thánh khác nơi mà giới từ Hy Lạp eis không có nghĩa “để được” là Ma-thi-ơ 28:19; I Phi-e-rơ 3:21; Công vụ 19:3; I Cô-rinh-tô 1:15; và 12:13.

Bằng cớ ngữ pháp xung quanh câu này và giới từ eis cho thấy rõ ràng rằng trong khi cả hai quan điểm về câu kinh thánh này là đúng trong ngữ cảnh và phạm vi ngữ nghĩa có thể của đoạn văn, phần lớn những bằng cớ cho thấy định nghĩa có thể nhất của từ “eis” trong ngữ cảnh này là vừa là “bởi vì” hoặc “liên quan đến” chứ không phải “để được”. Vì vậy, Công vụ 2:38 khi được dịch chính xác không dạy rằng báp-tem là yêu cầu cho sự cứu rỗi.

Bên cạnh ý nghĩa chính xác của giới từ (eis) được dịch là “để được” trong đoạn này, có một khía cạnh ngữ pháp khác của câu kinh thánh này cần được xem xét cẩn trọng – sự thay đổi giữa người thứ nhất và người thứ ba giữa các động từ và đại từ trong đoạn văn. Ví dụ, trong các điều kiện của Phi-e-rơ để ăn năn và được báp-tem động từ Hy Lạp được dịch là “ăn năn” là ngôi thứ hai số nhiều trong khi động từ “được báp-tem” là ở ngôi thứ ba số ít. Khi chúng ta gom lại với dự kiện là đại từ “của mình” trong cụm từ “tha tội lỗi của mình” cũng là ngôi thứ hai số nhiều, chúng ta thấy một sự khác biệt quan trọng giúp chúng ta hiểu phân đoạn này. Kết quả của sự thay đổi từ ngôi thứ hai số nhiều sang ngôi thứ ba số ít và trở lại như để kết nối cụm từ “tha tội lỗi của mình” một cách trực tiếp với điều kiện ăn năn”. Cho nên, khi bạn thay đổi người và đa số, rất quan trọng cái bạn có là “Bạn” (số nhiều) ăn năn để sự tha thứ tội lỗi của bạn (số nhiều), và để cho một người (số ít) được báp-tem (số ít) hay, đặt vào một cách khác: “bạn ăn năn để được tha thứ tội lỗi và để mỗi người được báp-tem)

Một sai lầm khác cho những ai tin rằng Công vụ 2:38 dạy rằng báp-tem là yêu cầu cho sự cứu rỗi là cái thỉnh thoảng được gọi là Ngụy biện Suy luận Tiêu cực. Hiểu đơn giản, đây là ý kiến rằng chỉ vì một công bố là đúng, chúng ta không thể cho rằng tất cả những sự phủ định (hay đối lập) với sự công bố đó là đúng. Nói cách khác, chỉ vì Công vụ 2:38 nói “ăn năn và được báp-tem…để được tha tội mình…và nhận được sự ban cho Đức Thánh Linh”, điều đó không có nghĩa rằng nếu một người ăn năn và không chịu phép báp-tem, anh ta sẽ không nhận được sự tha thứ tội lỗi hay nhận được sự ban cho của Đức Thánh Linh.

Có một sự khác biệt quan trọng giữa một điều kiện cứu rỗi và một yêu cầu cho sự cứu rỗi. Kinh Thánh nêu rõ rằng niềm tin là cả điều kiện và yêu cầu, nhưng báp-tem thì không giống như vậy. Kinh Thánh không nói rằng nếu một người không báp-tem thì người đó sẽ không được cứu. Người ta có thể thêm bất kỳ số lượng điều kiện vào đức tin (cái cần thiết cho sự cứu rỗi), và người đó vẫn được cứu. Ví dụ nếu một người tin, được báp-tem, đi nhà thờ và giúp đỡ người nghèo anh ta sẽ được cứu. Nơi sai lầm trong suy nghĩ tồn tại là nếu một người cho rằng những điều kiện này, “báp-tem, đi nhà thờ, giúp đỡ người nghèo”, là yêu cầu để một người được cứu. Trong khi đó chỉ là bằng chứng của sự cứu rỗi, những điều đó không phải là yêu cầu cho sự cứu rỗi. (Để hiểu hơn về ngụy biện logic này, vui lòng xem câu hỏi: Có phải Mác 16:16 dạy báp-tem là yêu cầu cho sự cứu rỗi?)

Sự thật rằng phép báp-tem không phải là yêu cầu để nhận sự tha thứ và sự ban cho của Đức Thánh Linh cũng là hiển nhiên bởi việc đọc một thêm một chút trong sách Công vụ. Trong Công vụ 10:43, Phi-e-rơ nói với Cọt-nây rằng “hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì danh Ngài” (Xin lưu ý rằng không có điểm nào ở đây đề cập đến việc được báp-tem, nhưng Phi-e-rơ kết nối việc tin vào Đấng Christ với hành động nhận sự tha thứ cho tội lỗi). Điều tiếp theo xảy ra là tin vào sứ điệp của Phi-e-rơ về Đấng Cứu Thế, “thì Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo” (Công vụ 10:44). Chỉ sau khi họ tin, và vì thế nhận sự tha thứ tội lỗi của họ và sự ban cho của Đức Thánh Linh, điều mà Cọt-nây và gia đình ông được báp-tem (Công vụ 10:47-48). Ngữ cảnh và phân đoạn rất rõ ràng; Cọt-nây và gia đình ông nhận cả sự tha thứ tội lỗi và sự ban cho của Đức Thánh Linh trước khi họ được báp-tem. Sự thật, Phi-e-rơ cho phép họ được báp-tem là vì họ thể hiện bằng cớ của việc nhận Đức Thánh Linh “như Phi-e-rơ và những người Do Thái cùng niềm tin” đã nhận.

Tóm lại, Công vụ 2:38 không dạy rằng báp-tem là yêu cầu cho sự cứu rỗi. Trong khi phép báp-tem quan trọng như là dấu hiệu một người được xưng công chính bởi đức tin và công bố niềm tin của người đó trong Chúa Cứu Thế và có phần trong thân của hội thánh địa Phương, báp-tem không phải là phương tiện giảm nhẹ hay tha thứ tội lỗi. Kinh Thánh nêu rõ là chúng ta được cứu chỉ bởi ân điển chỉ qua đức tin vào một mình Chúa Cứu Thế (Giăng 1:12; Giăng 3:16; Công vụ 16:31; Rô-ma 3:21-30; Rô-ma 4:5; Rô-ma 10:9-10; Ê-phê-sô 2:8-10; Phi-líp 3:9; Ga-la-ti 2:16).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Có phải Công vụ các sứ đồ 2:38 dạy rằng phép báp-tem là yêu cầu cho sự cứu rỗi?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries