settings icon
share icon
Câu hỏi

Phong trào Lời của Đức tin có thuộc Kinh thánh không?

Trả lời


Sự giảng dạy về Lời của Đức tin là hoàn toàn không có trong Kinh thánh. Nó không phải làm một giáo phái và không có một tổ chức chính thức hoặc hệ thống phân cấp. Thay vào đó, nó là một phong trào bị ảnh hưởng nặng nề bởi một số mục sư và giáo viên nổi tiếng như Kenneth Hagin, Benny Hinn, Kenneth Copeland, Paul và Jan Crouch, và Fred Price.

Phong trào Lời của Đức tin phát triển từ phong trào Ngũ Tuần vào cuối thế kỷ 20. Người sáng lập của nó là E. W. Kenyon, người đã nghiên cứu về những lời giảng dạy Tư duy mới siêu hình của Phineas Quimby. Khoa học trí tuệ (nơi "đặt tên nó và tuyên bố nó" bắt nguồn) đã kết hợp với thuyết Ngũ Tuần, kết quả là một sự pha trộn kì lạ của Cơ Đốc giáo chính thống với thuyết thần bí. Kenneth Hagin lần lượt nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của E. W. Kenyon và đã tạo ra phong trào Lời của Đức tin như hiện nay. Mặc dù những lời giảng dạy cá nhân có phạm vi từ dị giáo hoàn toàn đến lố bịch hoàn toàn, nhưng những điều sau đây là thần học cơ bản mà hầu hết các giáo viên của Lời của Đức tin tin tưởng vào.

Trọng tâm của phong trào Lời của Đức tin là niềm tin vào "sức mạnh của đức tin". Người ta tin rằng lời có thể được sử dụng để điều khiển sức mạnh đức tin, và do đó thực sự tạo ra điều mà người nói tin rằng Kinh Thánh hứa (sức khoẻ và sự giàu có). Các luật được cho là đang điều khiển sức mạnh đức tin được đồn rằng độc lập với ý muốn tối cao của Đức Chúa Trời và chính Đức Chúa Trời phải tuân theo các luật này. Điều này chắc chắn là một sự thờ thần tượng, biến đức tin của chúng ta – và rộng hơn là chính chúng ta – trở thành chúa.

Từ đây, thần học của nó ngày càng lạc xa khỏi Kinh thánh: nó tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người theo hình ảnh chân thực, tự nhiên của Ngài như những vị thần nhỏ. Trước khi sa ngã, con người có khả năng tạo ra vạn vật bằng cách sử dụng sức mạnh đức tin. Sau khi sa ngã, con người đã nhận lấy bản chất của Sa-tan và đánh mất khả năng tạo ra vạn vật. Để khắc phục tình trạng này, Chúa Giê-xu Christ đã từ bỏ thần tánh của Ngài và trở thành người, đã chết thuộc linh, chính mình nhận lấy bản chất của Sa-tan, đi xuống địa ngục, được tái sanh và sống lại từ cõi chết với bản chất của Đức Chúa Trời. Sau đó, Chúa Giê-xu đã sai Đức Thánh Linh tái tạo Sự nhập thể vào trong tín hữu để họ có thể trở thành các vị thần nhỏ như Đức Chúa Trời đã dự định ban đầu.

Theo tiến trình tự nhiên của những lời dạy này, như các vị thần nhỏ chúng ta lại có khả năng điều khiển sức mạnh đức tin và trở nên thịnh vượng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bệnh tật, tội lỗi và thất bại là kết quả của việc thiếu đức tin, và được giải quyết bằng cách xưng tội — tuyên bố lời hứa của Chúa cho chính mình có tồn tại. Nói một cách đơn giản, phong trào Lời của Đức tin đề cao con người đến địa vị của thần và hạ Đức Chúa Trời xuống địa vị của con người. Không cần phải nói, đây là một sự mô tả sai hoàn toàn về Cơ Đốc giáo. Rõ ràng, sự giảng dạy Lời của Đức tin không tính đến những gì được tìm thấy trong Kinh Thánh. Sự mặc khải cá nhân, không phải Kinh Thánh, rất được tin cậy để đưa ra những niềm tin vô lý như vậy, là điều cho thấy thêm một bằng chứng nữa về bản chất dị giáo của nó.

Chống lại sự giảng dạy Lời của Đức tin là một vấn đề đơn giản khi đọc Kinh Thánh. Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo tối cao của Vũ trụ (Sáng thế ký 1:1; Ê-sai 46:9-10; I Ti-mô-thê 6:15) và không cần đức tin — Ngài là đối tượng của đức tin (Mác 11:22; Hê-bơ-rơ 11:3). Đức Chúa Trời là thần và không có thân thể vật lý (Giăng 4:24). Con người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26, 27), nhưng điều này không làm cho con người trở thành một vị thần nhỏ hay thần thánh. Chỉ một mình Đức Chúa Trời có bản chất thần linh (Ê-sai 43:10-11; 44:6; 46:10; Thi thiên 8:6-8). Đấng Christ là Đấng đời đời, là Con trai duy nhất được sinh ra, và là sự nhập thể duy nhất của Đức Chúa Trời (Giăng 1:1, 2, 14, 15, 18, 3:16, I Giăng 4:1). Trong Ngài có đầy đủ thân thể Chúa ba ngôi (Cô-lô-sê 2:9). Bằng cách trở thành người, Chúa Giê-xu đã từ bỏ vinh hiển của thiên đàng chứ không phải là thần tánh của Ngài (Phi-líp 2:6-7), mặc dù Ngài đã chọn cách giữ quyền phép của Ngài trong khi bước đi trên trái đất như một con người (Giăng 5:19).

Phong trào Lời của Đức tin đang lừa dối vô số người, khiến cho họ nắm lấy lối sống và đức tin không thuộc Kinh Thánh. Điểm cốt lõi của nó cũng là lời nói dối mà Sa-tan đã nói từ Vườn Ê-đen: "Ngươi sẽ như Đức Chúa Trời" (Sáng thế ký 3:5). Đáng buồn thay, những người chấp nhận học thuyết Lời của Đức tin vẫn còn đang lắng nghe Sa-tan. Niềm hy vọng của chúng ta ở trong Chúa, không phải trong lời nói của chúng ta, thậm chí cả với đức tin của chúng ta (Thi thiên 33:20-22). Đức tin của chúng ta đến từ Đức Chúa Trời trước hết (Ê-phê-sô 2:8, Hê-bơ-rơ 12:2) và không phải là điều chúng ta tạo ra cho chính mình. Vì vậy, hãy thận trọng với phong trào Lời của Đức tin và bất kỳ nhà thờ nào đồng hành với lời dạy của Lời của Đức tin.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Phong trào Lời của Đức tin có thuộc Kinh thánh không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries